- Mặc định
- Lớn hơn
Đối với những người chưa có kinh nghiệm thì chắc hẳn sẽ thắc mắc nhập trạch là gì. Tuy nhiên, những ai đã từng làm nhà thì đều hiểu rằng đây là nghi thức rất quan trọng ảnh hưởng đến tương lai sau này của cả gia đình. Nếu bạn qua tâm thì sau đây là tất cả những gì cần biết về nhập trạch bao gồm cách xem tuổi, các bước thực hiện và những điều cần lưu ý.
Nhập trạch là gì?
Nhập trạch được xem là một nghi lễ dọn vào nhà mới. Đây là một phong tục quan trọng đã có từ thời xưa. Ngày nhập trạch được thực hiện nhằm thông báo với thần linh, thổ địa, những người cai quản tại vùng đất mới rằng mình sẽ chuyển đến sống tại nơi này.
Xem thêm: Tân gia là gì? Hướng dẫn tổ chức tiệc tân gia từ A đến Z
Ý nghĩa của việc cúng nhập trạch là gì?
Từ xưa, ông bà đã từng quan niệm rằng, mỗi một vùng đất và một nơi ở mới đều sẽ có một vị thần cai quản và bảo vệ riêng. Chính vì vậy mà khi dọn vào nhà mới hay đến một vùng đất nào đó, bạn cần phải xin phép những người cai quản.
Việc thực hiện nghi lễ cúng nhập trạch vừa thể hiện được sự tôn kính vừa giống như lời cầu mong và thông báo rằng mình sẽ đến sống tại nơi này. Lễ nhập trạch không những là một phong tục lâu đời mà nó còn đánh dấu cho nhiều bước tiến mới trong sự khởi đầu suôn sẻ của gia chủ. Nó còn biểu hiện cho niềm tin, sự cầu mong về một cuộc sống sung túc, hạnh phúc mới.
Khi nhập trạch có cần xem tuổi không?
Hiện nay có khá nhiều người cúng nhập trạch khá tùy hứng. Họ nghĩ rằng có thể chọn bất kỳ ngày nào trong tháng miễn số đẹp đẹp chút để cúng thổ địa là được chứ không cần phải rườm rà. Vậy sự thật là việc xem ngày nhập trạch theo tuổi có thật sự cần thiết?
Tuy nhiên. chính quan niệm này là một sai lầm, bởi vì bất kỳ nghi thức tâm linh nào cung nên xem ngày trước khi thực hiện, dĩ nhiên là bao gồm cả nhập trạch. Nếu được thực hiện trong ngày tốt thì nghi thức này sẽ phát huy hết tác dụng khi mang đến những may mắn và bình an cho cuộc sống gia đình. Ngược lại, nếu cứ thế mà tiến hành ngay ngày xấu thì rất có khả năng cả công việc và sức khỏe gia chủ đều bị ảnh hưởng xấu.
Theo quan niệm của phong thủy nhà ở, ngày tốt nên là ngày được chọn theo tuổi của gia chủ. Ngày đẹp chính ngày hợp với bản mệnh hoặc tương sinh với bản mệnh của gia chủ. Một ngày khác rất tốt để thực hiện nhập trạch đó là ngày Các Sao.
Tuyệt đối không làm nhập trạch vào ngày xấu. Theo đó, ngày xấu theo quan niệm của phong thủy bao gồm ngày Dương Công, ngày Tam Nương, ngày Thọ Tử, ngày Dương Công Tự,… và đặc biệt là ngày rằm tháng 7. Nếu có thể thì hãy tránh làm những việc quan trọng như nhập trạch vào những ngày này.
Những việc cần chuẩn bị để cúng nhập trạch là gì ?
Sau khi tìm hiểu thông tin về ngày nhập trạch là ngày gì thì bạn cần phải biết một buổi lễ cúng nhập trạch cần có những gì. Để chuẩn bị cho một buổi cúng nhập trạch diễn ra suôn sẻ bạn cần chuẩn bị và thực hiện một số công việc sau:
Chọn ngày nhập trạch
Từ thời xa xưa, việc chọn ngày hợp phong thuỷ và may mắn luôn là điều được ưu tiên hàng đầu. Nhằm đem lại may mắn, thành công và tránh những điềm xấu việc chọn ngày tốt cho lễ nhập trạch luôn được gia chủ cân nhắc kỹ.
Xét về yếu tố tâm linh, một ngày lễ nhập được xem là tốt khi có đầy đủ cả 3 tiêu chí thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Một ngày hoàng đạo thuận lợi, mưa thuận gió hoà sẽ giúp cho gia chủ tăng thêm sinh khí, tiền tài và cầu mong mọi hạnh phúc sẽ đến với ngôi nhà.
Khi chọn ngày dọn vào nhà mới, bạn có thể chọn theo giờ Hoàng Đạo. Đây là thời gian mà trời đất giao hòa, thích hợp cho việc cầu may mắn, thành công và rước lộc vào nhà. Bạn có thể nhập trạch theo ngày dựa vào độ tuổi, mệnh, phong thuỷ và theo hướng nhà ở.
Đặc biệt, khi làm lễ nhập trạch, gia chủ nên tránh những ngày đại kị sau:
Các ngày tốt có thể nhập trạch | Các ngày đại kỵ nên tránh |
Tháng Một: Ngày 10,13,14,19,22,26. | Tháng Một: Tránh ngày Ngọ |
Tháng Hai: Ngày 2,4,8,11,16,17. | Tháng Hai: Tránh ngày Mùi |
Tháng Ba: Ngày 1,3,6,15,14,18. | Tháng Ba: Tránh ngày Thân |
Tháng Tư: Ngày 2,4,7,10,16,19,21. | Tháng Tư: Tránh ngày Dậu |
Tháng Năm: Ngày 15,17,18,21,27, 3,6,9,10,12. | Tháng Năm: Tránh ngày Tuất |
Tháng Sáu: Ngày 1,10,17,19,22,30. | Tháng Sáu: Tránh ngày Hợi |
Tháng Bảy: Ngày 6,13,27,29. | Tháng Bảy : Tránh ngày Tý |
Tháng Tám: Ngày 2,8,10,19,22,27. | Tháng Tám: Tránh ngày Sửu |
Tháng Chín: Ngày 3,8,15,28,29. | Tháng Chín: Tránh ngày Dần |
Tháng Mười: Ngày 6,10,19,27,30. | Tháng Mười: Tránh ngày Mão |
Tháng Mười Một: Ngày 2, 5,11,18,20, 23,27. | Tháng Mười một: Tránh ngày Thìn |
Tháng Mười hai: 2,9,13,24,28. | Tháng Mười hai: Tránh ngày Tỵ |
Bên cạnh những ngày đại kỵ được kể ở trên thì theo quan niệm nhân gian, mỗi tháng đều sẽ có các ngày mà Ngọc Hoàng hạ phàm. Mọi công việc trong ngày này đều sẽ bị chậm lại, không thể hoàn thiện. Vậy nên đây cũng là ngày nên tránh khi làm lễ nhập trạch.
Hơn nữa, hướng nhà cũng sẽ quyết định đến vận hạn và những điều may mắn khi thực hiện nhập trạch. Vậy nên, tuỳ theo hướng nhà ở mà bạn sẽ có những lưu ý sau:
- Hướng nhà Đông, hệ Mộc nên tránh nhập trạch vào ngày Dậu, Sửu, Tỵ hệ Kim.
- Nhà xây theo hướng Tây nên tránh các ngày như Mùi, Hợi, Mão.
- Xây nhà theo hướng Nam nên tránh nhập trạch vào ngày Tý , Thân, Thìn.
- Xây nhà theo hướng Bắc cần tránh vào nhà mới vào các ngày như Dần, Ngọ, Tuất.
Mâm cúng nhập trạch gồm những gì?
Nếu gia đình đã có những đứa con nhỏ, người vợ sẽ là người bước vào nhà đầu tiên với chiếc gương nhỏ soi vào nhà. Tiếp đến, gia chủ sẽ tiếp bước với bát hương tổ tiên cầm trên tay và con cái với những món đồ cần thiết khác.
Vàng mã cúng nhập trạch là không thể thiếu trong nghi lễ này. Để chuẩn bị mâm cúng nhập trạch đơn giản, gia đình cần chuẩn bị những thứ sau:
- Sáu con ngựa được mặc đủ mũ, cờ, kiếm, giày và áo với nhiều màu sắc. Cụ thể là: 1 con trắng, 1 con xanh, 2 con đỏ và 1 con tím.
- Mua thêm 5 tập giấy tiền, 5 tập vàng lá và 5 tập táo quân cùng màu với 5 loại ngựa kể trên.
- Tiếp đó là 5 mũ và 5 lễ tiền vàng với 5 màu kể trên.
- Mâm ngũ quả: Một mâm sẽ có 5 loại trái cây theo mùa được chọn với tiêu chí là tươi, đẹp, vỏ căng bóng và không bị bầm dập. Sau khi rửa sạch thì hãy bày ngang ngắn trái cây lân những chiếc đĩa lớn.
- Hương hoa: Bao gồm lọ cắm hoa tươi, một cặp đèn cầy, trầu cau, vàng mã, ba hũ nhỏ đựng muối, nhang, gạo và nước.
- Mâm thức ăn: Chọn mâm chay hoặc mâm mạnh đều được. Tùy theo niềm tin và thói quen ăn uống mà bạn bày mâm thức ăn phù hợp.
Bài cúng nhập trạch
Làm lễ nhập trạch sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến bài cúng. Dự trên quyển Văn khấn cổ truyền Việt Nam được phát hành bởi NXB Văn hóa Thông tin, bài cúng nhập trạch gần hai phần là Văn khấn Thần linh và Văn khấn Gia tiên. Cụ thể thì nội dung những bài văn khấn như sau:
- Văn khấn Thần linh
- Văn khấn Gia tiên
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách xem hướng nhà theo Bát trạch phong thủy
- Khám phá các cách hóa giải hướng nhà xấu tuyệt mệnh chuẩn nhất
Nhập trạch cần thực hiện những bước nào?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ như những bước nêu trên, gia chủ đã sẵn sàng để thực hiện nghi thức nhập trạch. Tùy theo vùng miền và quan niệm tín ngưỡng mà nhập trạch có thể được thực hiện theo những nghi thức khác nhau. Nhưng nhìn chung thì đa số mọi người sẽ cùng theo trình tự các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên, bạn nên đốt lò than, đặt nó ở ngay chính giữa cửa chính của ngôi nhà. Đây là bước thực hiện đầu tiên nhằm xua đuổi đi các tà khí xấu trước khi làm lễ nhập trạch.
- Bước 2: Khi đã chuẩn bị xong các đồ cúng. Bạn nên sắp xếp nó ngay ngắn theo trật tử, đặt lễ vật sẵn sàng lên bàn trước khi buổi lễ dọn vào nhà mới được diễn ra.
- Bước 3 : Chủ nhà khi bắt đầu đi vào nhà mới cần bước qua cửa chính và qua chậu than đã chuẩn bị trước đó. Lưu ý, khi bước vào, chân trái nên bước trước và chân phải bước sau, tránh không làm đổ chậu than nhằm mang đến nhiều may mắn và tài lộc cho ngôi nhà khi buổi lễ hoàn thành.
- Bước 4: Khi người nam, trụ cột của gia đình đã bước vào nhà, các thành viên khác trong gia đình sẽ lượt lượt đi theo sau. Tất cả đều sẽ phải bước qua lò than, tay cầm những vật phẩm cúng đã chuẩn bị sẵn.
- Bước 5: Khi các thành viên đã cùng nhau vào nhà mới, bạn tiến hành mở thông các hướng cửa, bóng đèn để ngôi nhà có thể được cung cấp ánh sáng. Đây được xem là một trong những hình thức quan trọng nhằm chắc chắn rằng mọi tài lộc sẽ đến với ngôi nhà, các vận khí sẽ được xua đuổi sau khi mở cửa.
- Bước 6: Chủ nhà sẽ tiến hành thắp hương, đọc văn khấn. Cuối cùng khi hương đã tán hết, gái chủ sẽ nấu nước trà nhằm mang đến ý nghĩa phong thuỷ may mắn và tăng thêm sức sống mới cho ngôi nhà.
- Bước 7 : Dâng lên bàn thờ các tín vật đã chuẩn bị trước đó, bao gồm hũ đựng gạo, muối, nước,… và món đồ khác. Cuối cùng là kết thúc nghi lễ nhập trạch.
Khi nhập trạch thì cần lưu ý những điều gì ?
Khi thực hiện các nghi thức nhập trạch, gia chủ cần lưu ý những điều kiêng kỵ sau:
- Không để thai phụ đúng ra thực hiện nhập trạch vì sẽ tác động tiêu cực đến thần thai.
- Nếu mượn tuổi dọn nhà thì tránh để những ai tuổi dần tham gia, bởi vì tuổi này được cho là không tốt khi cúng nhập trạch.
- Gia chủ là người thực hiện hầu hết nghi lễ và nên kiêng để người khác làm thay. Những nghi lễ này bao gồm: công việc chuyển nội thất qua nhà nhà mới, tổ chức lễ cúng nhập trạch, đọc văn khấn nhập trạch và ngủ lại trong nhà đêm đầu tiên.
- Tránh thực hiện nghi lễ vào buổi tối. Thay vào đó nên thực hiện vào buổi sáng, trưa hoặc chiều.
- Đối với nơi tạm trú như nhà trọ hay nhà thuê thì cũng cần thực hiện lễ nhập trạch.
Chúng tôi đã tổng hợp những điều cần kiêng khi về nhà mới, bạn tham khảo thêm để tránh rơi vào các trường hợp xấu nhé!
Nhà chưa hoàn thiện có nhập trạch được không?
Nhập trạch khi nhà chưa được hoàn thiện là một điều đại kỵ mà các gia chủ cần biết để tránh mang lại những điều không tốt. Bởi theo các chuyên gia phong thủy cho rằng nhưng ngôi nhà còn đang xây dở dang, khí trường không được ổn định và những bụi bặm trong quá trình xây dựng làm dễ tụ khí xấu. Chính vì vậy, nếu gia chủ tiến hành nhập trạch khi nhà chưa hoàn thiện sẽ dẫn đến nhiều điều không may mắn.
Có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch không?
Khi chưa làm lễ cúng nhập trạch thì gia chủ có thể chuyển đồ đạc vào nhà trước. Tủy nhiên chỉ nên chuyển những đồ đạc cần thiết, tránh chuyển những món đồ quá cồng kềnh hoặc mang tính chất phong thủy vào nhà trước khi làm lễ nhập trạch.
- Chỉ chuyển những đồ đạc cần thiết trong trường hợp bắt buộc nhưng tốt nhất nên hạn chết tối đa việc sử dụng các món đồ này khi chưa làm lễ để thể hiện sự kính trọng đối với thần linh đang cai quản nơi đây
- Hãy chọn chuyển những món đồ gọn gàng và không nên quá ồn ào
- Những món đồ mang ý nghĩa phong thủy, tâm linh như bàn thờ, bếp lửa thì nên chuyển vào nhà sau khi hoàn thành lễ nhập trạch
Trên đây là câu trả lời dành cho những ai muốn biết nhập trạch là gì, cần chuẩn bị gì và lưu ý điều gì. Nội Thất Điểm Nhấn chúc bạn thực hiện lễ nhập trạch suôn sẻ để có khởi đầu thuận lợi khi chuyển sang sống tại nhà mới.
Tìm hiểu thêm:
Bài viết cùng chủ đề
- Về nhà mới kiêng gì? 15 kiêng kỵ và 5 điều nên làm
- Tân gia là gì? Hướng dẫn cách tổ chức tân gia từ A đến Z
- Thế nào là đường đâm vào nhà? Ảnh hưởng và cách hoá giải
- Trạch tuổi là gì? Cách tính và hoá giải trạch tuổi xấu
- Kim lâu là gì? Kéo dài bao lâu? Cách tính và giải hạn?
- Tam hợp tứ hành xung là gì? Tam hợp của 12 con giáp
- Ngũ hành là gì? Vận dụng thuyết ngũ hành vào phong thủy nhà ở
- Tam tai là gì? Cách tính năm tam tai và giải hạn khi gặp
- Ngày tam nương là ngày gì và những bật mí về cách hóa giải
- Hạn Hoang Ốc là gì? Cách tính tuổi Hoang Ốc và giải hạn