Ngũ hành có tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi con người. Sự tương tác giữa các yếu tố trong ngũ hành mang đến nhiều hiệu ứng khác nhau và ảnh hưởng đến lượng dương khí trong mỗi gia đình. Vậy ngũ hành là gì? Nếu bạn chưa hiểu cặn kẽ về nó thì hãy tham khảo bài viết để có thêm kiến thức áp dụng vào cuộc sống.
Ngũ hành là gì?
Từ lâu, con người đã mong muốn được tìm hiểu về cách thế giới vận hành. Do đó, rất nhiều học thuyết được ra đời để lý giải sự vận động của các nguồn năng lượng tự nhiên và cách nó ảnh hưởng đến cuộc sống con người. Trong đó, ngũ hành là học thuyết xuất phát từ Phương Đông đã có thể lý giải được phần nào mối quan hệ giữa các nhân tố cấu thành vật chất. Đây là học thuyết được rất nhiều người biết đến nhưng thực tế là không phải ai cũng hiểu được chính xác ngũ hành là gì.
Theo lý giải của học thuyết ngũ hành, mọi thứ trên thế gian đều được cấu tạo từ năm Hành đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Chúng tồn tại cùng nhau và tác động lẫn nhau để cấu tạo nên vạn vật. Dưới sự tác động của các yếu tố trong ngũ hành, mọi vật sẽ được sinh ra, phát triển, cực thịnh, suy tàn và hủy diệt.
Thực tế là mỗi vật đều có thể chứa trong đó rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên thì những vật đại diện cho ngũ hành sẽ bao gồm:
- Nước đại diện cho hành Thủy.
- Cây cối đại diện cho hành Mộc.
- Lửa đại diện cho hành Hỏa.
- Đất đại diện cho hành Thổ.
- Kim loại đại diện cho hành Kim.
Trong phong thủy, nếu những yếu tố ngũ hành đại diện cho vật chất thì âm dương đại diện cho “cái không” và “cái có”. Cùng với nhau, ngũ hành và âm dương tạo thành âm dương ngũ hành tác động mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh của cuộc sống.
Đặc tính của ngũ hành
Trong vũ trụ, bản thân mỗi vật chất đều có sự vận động và biến đổi không ngừng. Theo đó, tất cả các hành đều sẽ:
- Lưu hành: Những vật chất trong tự nhiên không phải lúc nào cũng đứng yêu mà chúng vận động không ngừng. Ví dụ như nước thì chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp còn cây cối thí luôn vươn mình về phía có ánh sáng.
- Luân chuyển: Mọi vật luôn sẽ biến đổi về lượng. Lửa thêm củi khô vào sẽ bùng cháy to hơn. Cây cối cũng hút nước để lớn lên từng ngày. Phát triển là bản chất của ngũ hành.
- Biến đổi: Mọi vật luôn biến đổi về chất. Cây cối bị lửa đốt cháy sẽ chết đi hóa thành than củi hay thậm chí là thành tro để trở lại với đất.
Cũng như định luật bảo toàn năng lượng nói rằng: “Mọi thứ không tự sinh ra hay mất đi. Nó chỉ chuyển từ thể này sang thể khác.” Các yếu tố làm nên ngũ hành cũng không bị mất đi mà sẽ chuyển hóa để đảm bảo tính cân bằng trong vũ trụ.
Ngũ hành và quan hệ với các khía cạnh cuộc sống
Quy luật ngũ hành ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống mỗi người. Theo đó, mỗi yếu tố trong ngũ hành không bao giờ bị giới hạn bởi thế giới vật chất mà còn ăn sâu vào các khía cạnh khác, trong đó có:
Con số
Những con số tự nhiên thì không nằm ngoài quy luật tự nhiên. Do đó, mỗi con số đều thuộc một hành nhất định trong ngũ hành:
- Kim: 4, 6, 7
- Mộc: 3, 4
- Thủy: 1
- Hỏa: 2, 9
- Thổ: 2, 5, 8
Màu sắc
Không chỉ con số mà màu sắc cũng được sinh ra từ tự nhiên với các hành tương ứng như sau:
- Kim: Trắng
- Mộc: Xanh lá cây
- Thủy: Xanh dương và đen
- Hỏa: Đỏ, cam và tím
- Thổ: Vàng và nâu
Phương vị
Khi nói đến phương vị, chúng ta có thể nghĩ ngay đến Bát trạch trong bố trí nhà ở. Mỗi căn nhà đều sẽ có một vị trí trung tâm và 8 phương hướng khác nhau, tương ứng là các hành khác nhau thuộc ngũ hành. Cụ thể như sau:
- Thủy: Phương Bắc
- Hỏa: Phương Nam
- Mộc: Phương Đông và Đông Nam
- Kim: Phương Tây và Tây Bắc
- Thổ: Phương Đông Bắc, Tây Nam và Trung tâm
Thiên Can
Bên cạnh ngũ hành thì Thiên Can là thuật ngữ thường gặp trong phong thủy. Tương tự với Thập Nhị Địa Chi (12 con giáp), Thiên Can là hệ thống thứ hai để phân chia năm sinh của một người nhằm mục đích nghiên cứu chiêm tinh và dự đoán vận mệnh. Thiên Can chính là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý với một nửa Can dương và một nửa Can âm.
Phân chia Thiên Can theo âm dương:
- Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân và Quý
- Can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh và Nhâm
Ngoài ra, Thiên Can cũng được phân chia theo Ngũ Hành:
- Kim: Canh, Tân
- Mộc: Giáp, Ất
- Thủy: Nhâm, Quý
- Hỏa: Bính, Đinh
- Thổ: Mậu, Kỷ
Địa Chi
Tương tự như Thiên Can, Địa Chi là một hệ thống để phân loại năm sinh của một người theo chu kỳ mặt trăng, mặt trời. Trong đó, nguyệt lệnh trong địa nguyên là quan trọng hơn cả khi có khả năng quyết định thịnh suy của nhật nguyên.
Địa Chi bao gồm 12 con giáp quen thuộc đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tương tự với Thiên Căn, Địa Chi cũng được phân làm hai nhóm âm dương mà cụ thể như sau:
- Địa chi dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân và Tuất
- Địa chi âm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ và Mão.
Đồng thời, Địa Chi cũng được phân loại theo ngũ hành:
- Kim: Thân, Dậu
- Mộc: Dần, Mão
- Thủy: Tý, Hợi
- Hỏa: Tỵ, Ngọ
- Thổ: Sửu, Thìn, Mùi và Tuất
Tứ tượng
Tứ tượng (hay còn được gọi là tứ linh hoặc tứ thánh thú) là bộ bón con linh thú đại diện cho bốn hướng là Đông, Tây, Nam và Bắc trong phong thủy Trung Hoa. Như vậy, khia chua ra 28 chòm sao tương ứng với bốn hướng thì mỗi vị thánh thú sẽ canh giữ 7 chòm sao.
Mỗi thánh thú đều có thứ bậc và vai trò riêng trong phong thủy, cụ thể là:
- Thanh Long: Linh thú đứng đầu trong tứ linh trấn giữ 7 chòm sao phương Đông và đại diện cho xanh của hành Mộc. Thanh Long tỏa ra sức mạnh khủng khiếp đến mức gần như bất khả chiến bại.
- Bạch Hổ: Linh thú thứ hai trong tứ linh trấn giữ 7 chòm sao phương Tây và đại diện cho màu trắng của hành Kim. Bạch Hổ luôn tràn đầy sức mạnh và gắn liền với những cuộc chiến chính nghĩa.
- Chu Tước: Linh vật thứ ba trong tứ linh trấn giữ 7 ngôi sao phương Nam và đại diện cho màu đỏ của hành Hỏa. Chu Tước là loài chim bất tử sinh ra từ lửa, đam mê, tình yêu và xung đột.
- Huyền Vũ: Linh vật cuối cùng trong tứ linh trấn giữ 7 ngôi sao phương Bắc và đại diện cho màu Đen của hành Thủy. Huyền Vũ đã tồn tại từ rất lâu và đại diện cho cuộc sống trường thọ.
Bát quái
Bát quái là 8 biểu tượng được sử dụng phổ biến trong phong thủy với mỗi biểu tượng đều được hình thành từ hai yếu tố là âm ký hiệu bằng nét đứt và dương ký hiệu bằng nét liền. Mỗi một thành phần trong bát quái đều có 3 hàng đan xen giữa âm và dương, do đó chúng ta có đến tám quẻ (bát quái).
Bát quái có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Người ta treo gương bát quái không chỉ để trừ tà ma mà còn giúp phân tán, đổi hướng năng lượng tiêu cực trong nhà. Tuy nhiên, bát quái nếu không biết cách sử dụng thì có thể gây phản tác dụng làm cho âm khí tích tụ trong nhà nhiều hơn dẫn đến nhiều hậu quả xấu đối với gia chủ. Do đó không nên tự ý đặt gương bát quái trong nhà nếu chưa tham khảo ý kiến chuyên gia.
Sự hình thành của bát quái xuất hiện khi hai thái cực âm và dương tương tác, phối hợp với nhau. Chúng khi kết hợp với nhau thì mỗi loại sẽ sinh ra được hai “con”, nếu tiếp tục thêm hào âm hoặc hào dương ở phía dưới thì chúng ta có bốn cặp khác nhau (tứ tượng) trong bát quái.
Bát quái được phát minh từ rất lâu bởi người phương Đông cổ. Thông qua quan sát, họ nhận thấy rằng các luồng khí đều mang trong mình năng lượng âm hoặc năng lượng dương, đồng thời âm và dương không tách biệt mà tương tác mạnh với nhau. Do đó, hai yếu tố âm và dương được ghép lại thành quái để phân tích và so sánh dễ dàng hơn.
Trong bát quái, mỗi quái đều có tên gọi riêng và tượng trưng cho những điều khác nhau. Cụ thể là chúng ta có các quái: Càn, Chấn, Khảm, Cấn, Khôn, Tốn. Ly và Đoài. Đồng thời, bát quái cũng có liên hệ mật thiết với ngũ hành mà cụ thể là như sau:
- Kim: Đoài, Càn
- Mộc: Chấn, Tốn
Thủy: Khảm
HỎa: Ly
Thổ: Khôn, Cấn
Khi ứng dụng đúng cách bát quái và ngũ hành vào cuộc sống thì gia chủ có thể dễ dàng tiêu trừ khí xấu và thu hút khí tốt đến với gia đình mình.
Vật liệu
Ngũ hành được sinh ra từ vật chất, do đó cũng dễ hiểu khi nó bao trùm các loại vật liệu được sử dụng trong thiết kế, thi công nội thất. Theo đó, các hành sẽ tương ứng với các loại vật liệu sau:
- Kim: Sắt, thép, inox và đá cứng
- Mộc: Gỗ, tre, mây, nứa
- Thủy: Kính, gương
- Hỏa: Những loại vật liệu mang trong mình sắc đỏ
- Thổ: Gạch, gốm, sứ và đá ốp lát
Chi tiết ngũ hành theo năm sinh
Như đã nói, hệ thống Can Chi sử dụng để phân loại năm sinh cũng chịu tác động của ngũ hành. Như vậy, khi một người được sinh ra thì đồng thời họ cũng được xếp vào một hành nào đó.
Để tiết kiệm thời gian, hãy tham khảo danh sách các hành và năm sinh tương ứng sau:
- Kim: Những ai sinh ra vào các năm 1962, 1963, 1970, 1971, 1984, 1985, 1992, 1993, 2000, 2001,… thì sẽ được xếp vào hành Kim.
- Mộc: Những ai sinh ra vào các năm 1958, 1959, 1972, 1973, 1980, Tân Dậu 1981, 1988, 1989, 2002, 2003,… được xếp vào hành Mộc.
- Thủy: Những ai sinh ra vào các năm 1966, 1967, 1974, 1975, 1982, 1983, 1996, 1997, 2004, 2005,… được xếp vào hành Thủy.
- Hỏa: Những ai sinh vào các năm 1956, 1957, 1964, 1965, 1978, 1979, 1986, 1987, 1994, 1995,… được xếp vào hành Hỏa.
- Thổ: Những ai sinh vào các năm 1960, 1961, 1968, 1969, 1976, 1977, 1990, 1991,1998, 1999,… thì được xếp vào hành Thổ.
Dự trên năm sinh, chúng ta có thể xác định được nhân tố trong ngũ hành một cách dễ dàng để xác định mối quan hệ tương sinh tương khắc, từ đó áp dụng vào cuộc sống và các mối quan hệ gia đình.
Mối quan hệ giữa các yếu tố trong ngũ hành
Các yếu tố trong ngũ hành không tồn tại độc lập mà tương tác lẫn nhau. Trong đó, mỗi yếu tố sẽ hỗ trợ hoặc triệt tiêu yếu tố khác. Qua kinh nghiệm của người xưa, sự tương tác của ngũ hành được gói gọn trong hai mối quan hệ là tương sinh và tương khắc. Sinh và khắc chính là hai mặt của cùng một sự vật, có nghĩa là trong sinh có khắc và trong khắc lại có sinh. Có thể nói quan hệ tương sinh – tương khắc chính là thứ làm nên mọi vật trong vũ trụ.
1. Ngũ hành tương sinh
Trong quan hệ tương sinh của ngũ hành, chúng ta có hai đối tượng là cái sinh và cái được sinh. Cụ thể như sau:
- Thổ sinh Kim: Nằm sâu trong lòng đất mà kim loại sáng bóng.
- Kim sinh Thủy: Kim loại không phải lúc nào cũng cứng rắn mà sẽ bị chảy ra thành dạng lỏng khi đạt nhiệt độ nhất định.
- Thủy sinh Mộc: Nước là yếu tố cần thiết để duy trì sự sống và hỗ trợ sự phát triển của cây cối.
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô cho củi để đốt lên tạo thành lửa.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa có thể đốt gần như mọi thứ, nếu đủ mạnh thì để lại chỉ còn là tro bụi để trở về với đất.
Tương sinh chính là một yếu tố hỗ trợ, thúc đẩy yếu tố còn lại phát triển. Tuy nhiên, tương sinh không phải lúc nào cũng tốt, bởi vì khi một thứ phát triển quá hùng mạnh thì cũng sẽ gây hại cho cuộc sống. Đốt củi mang lại nguồn nhiệt sưởi ấm cơ thể, nhưng khi cho quá nhiều củi vào lò thì ngọn lửa bùng cháy dữ dội gây hỏa hoạn. Đó chính là phản sinh.
2. Ngũ hành tương khắc
Trong quan hệ tương khắc trong ngũ hành, chúng ta cũng có hai đối tượng là cái khắc và cái bị khắc, Cụ thể như sau:
- Thổ khắc Thủy: Đất cao có thể chặn nước, đất tơi xốp thì lại hút nước và đất đá cứng thay đổi cả dòng chảy.
- Thủy khắc Hỏa: Dùng nước có thể dập tắt được đám cháy.
- Hỏa khắc Kim: Lửa đủ mạnh sẽ tạo ra nhiệt độ cao đủ để nung chảy cả kim loại cứng rắn.
- Kim khắc Mộc: Kim loại tạo thành dụng cụ sắc bén như rìu để đốn cây hay dùi để đục gỗ.
- Mộc khắc Thổ: Cây cối hút chất dinh dưỡng từ đất để lớn lên nhưng nếu đất không được bồi đắp thì sẽ nhanh chóng bạc màu.
Tương khắc xảy ra khi một yếu tố triệt tiêu, cản trở sự tồn tại của yếu tố còn lại. Tuy nhiên, không phải cứ tương khắc là yếu tố khắc sẽ thắng yếu tố bị khắc. Điển hình là kim loại dùng để chế rìu đốn củi nếu không đủ độ cứng thì không thể hạ được cây lớn hoặc thậm chí là bị gãy..