Hướng nhà vệ sinh là hướng nào? Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu?

Cập Nhật 13/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Hướng nhà vệ sinh nếu không được xác định đúng sẽ dẫn đến những nguồn năng lượng không tốt cho gia chủ lẫn các thành viên khác trong nhà. Vậy hướng nhà vệ sinh là hướng nào? Đâu là hướng tốt? Khi xác định phương hướng của nhà vệ sinh cần kiêng kỵ những vấn đề gì? Tất cả các vấn đề này đều sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

Hướng nhà vệ sinh là hướng cửa hay hướng bồn cầu?

Hiện nay, nhiều người nghĩ rằng nhà vệ sinh hướng nào được xác định theo cửa phòng. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ chuyên gia phong thủy, hướng nhà vệ sinh là hướng bồn cầu. Cụ thể, khi sử dụng, một người ngồi quay mặt về đâu thì đó chính là phương hướng cần xác định.

Hướng nhà vệ sinh được xác định dựa trên hướng bồn cầu
Hướng nhà vệ sinh được xác định dựa trên hướng bồn cầu

Cách xác định hướng nhà vệ sinh theo phong thủy

Tương tự với nhà bếp, nên áp dụng nguyên tắc “tọa hung hướng cát” khi bố trí nhà vệ sinh. Cụ thể, nên đặt bồn cầu ở vị trí xấu để nhìn về hướng tốt.

Cách bố trí này xuất phát từ việc nhà vệ sinh là nơi tập trung nhiều khí ô uế. Nếu được đặt ở vị trí tốt thì khu vực này sẽ làm cho khí tốt trong nhà bị tiêu tan. Mặt khác, khi được bố trí theo nguyên lý trên thì điều xấu sẽ chuyển lành mang đến nhiều may mắn cho gia đình.

Thiết kế tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau, dựa trên hướng nhà vệ sinh, là một cách sáng tạo và hiệu quả để tối ưu hóa diện tích và tạo ra một không gian sinh hoạt thực sự tiện nghi và hợp lý.

Gợi ý các hướng nhà vệ sinh tốt theo phong thuỷ

Chúng ta có tổng cộng tám hướng để lựa chọn đó là: Đông, Tây, Nam. Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc và Tây Bắc. Tùy theo bản mệnh của gia chủ, đồng thời đối chiếu với sự tương quan của các yếu tố trong phong thủy ngũ hành để chọn ra hướng nhà vệ sinh tốt mang đến thịnh vượng cho gia đình.

Dưới đây là những gợi ý từ chuyên gia dành cho những ai muốn xây nhà vệ sinh:

  • Hướng Đông: Những gia chủ tuổi Ất Mão và Giáp Mão nên chọn xây nhà vệ sinh hướng Đông.
  • Hướng Tây: Đây là hướng hội tụ ngũ hành phong thủy nên phù hợp với đại đa số phòng vệ sinh hiện nay.
  • Hướng Nam: Đây là hướng đại diện cho hành Hỏa. Mặt khác, vì phòng vệ sinh tượng trưng cho hành Thủy nên nếu bố trí theo hướng này sẽ gây xung khắc không tốt cho phong thủy nhà ở.
  • Hướng Bắc: Hướng nhà vệ sinh này rất phù hợp với những gia chủ có tuổi Quý Tý hoặc Nhâm Tý. Tuy nhiên, nếu lựa chọn thiết kế theo hướng này thì cần phải lắp đặt quạt thông gió để tránh việc phòng vệ sinh gây cảm giác ngột ngạt.
  • Hướng Đông Nam: Đây là hướng thuộc hành Mộc ít gây hại cho Thủy. Mặt khác, những gia chủ có bản mệnh Hỏa nên chọn xây nhà vệ sinh theo hướng này để mang đến may mắn và thịnh vượng.
  • Hướng Tây Nam: Nếu có thể thì cần tránh xây theo hướng này. Bởi vì, Tây Nam là hướng quỷ môn sẽ mang đến nhiều xui rủi liên quan đến tài khí, công danh và tiền bạc.
  • Hướng Tây Bắc: Nếu gia chủ có bản mệnh là Hỏa hoặc Thủy thì hãy tránh xây nhà vệ sinh theo hướng này.
  • Hướng Đông Bắc: Tương tự Tây Nam, Đông Bắc cũng là hướng quỷ môn. Đặc biệt là gia chủ tuổi Dần hoặc Sửu nên tránh xây nhà vệ sinh theo hướng này.
Hướng nhà vệ sinh phù hợp được xác định dựa theo phong thủy bát trạch
Hướng nhà vệ sinh phù hợp được xác định dựa theo phong thủy bát trạch

Xem thêm: Hướng dẫn cách xem hướng nhà theo Bát trạch phong thủy

Nhà vệ sinh nên đặt ở đâu trong nhà?

Bên cạnh hướng nhà vệ sinh, vị trí cũng là yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Tùy theo tuổi của bản thân mà gia chủ lựa chọn vị trí đặt phù hợp để mang lại may mắn và thịnh vượng.

Đối với người thuộc Đông tứ mệnh

Những gia chủ thuộc Đông tứ mệnh phù hợp với những hướng tốt đó là Đông, Nam, Bắc và Đông Nam. Mặt khác, 4 hướng còn lại trong bát trạch được xem là hướng xấu đối với họ. Tuy nhiên, nguyên tắc khi chọn vị trí nhà vệ sinh đó là “tọa hung hướng cát”. Do đó, nên bố trí khu vực ở các hướng Tây, Tây Nam, Đông Bắc hoặc Tây Bắc của căn nhà.

Đối với người thuộc Tây tứ mệnh

Những gia chủ thuộc Tây tứ mệnh nên xây nhà theo các hướng tốt đó là Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam. Còn các hướng còn lại trong bát trạch được xem là không tốt. Khi áp dụng nguyên tắc “tọa hung hướng cát” chúng ta xác định được các vị trí phù hợp để đặt nhà vệ sinh nằm ở phía Đông, Tây, Nam hoặc Đông Nam căn nhà.

Xem qua bài viết: “Đông tứ mệnh, Tây tứ mệnh là gì” – nếu bạn chưa hiểu về 2 khái niệm này nhé!

Nhà vệ sinh có nên xây trong phòng ngủ hay không?

Bên cạnh hướng nhà vệ sinh thì đây cũng là điều mà nhiều gia chủ quan tâm khi xây hoặc sửa nhà. Trên thực tế, cho đến hiện nay thì việc có nên đặt phòng vệ sinh trong phòng ngủ hay không vẫn gây nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng việc này sẽ mang đến sự tiện lợi mà không ảnh hưởng gì đến cuộc sống. Trong khi, một số người khác tin rằng việc tiếp xúc lâu dài với uế khí phòng vệ sinh sẽ mang đến nhiều tác hại đến sức khỏe.

Quan niệm không đặt nơi vệ sinh trong phòng riêng hay thậm chí là trong nhà đã tồn tại từ xưa. Lúc bấy giờ, kỹ thuật xây dựng còn nhiều hạn chế nên không thể loại bỏ nguồn ô nhiễm từ khu vực vệ sinh. Tuy nhiên, nhờ sự tiến bộ của kỹ thuật và khoa học, những phòng vệ sinh hiện đại sạch đẹp hơn trước đây rất nhiều. Khi được xử lý đúng cách, xú uế khí từ nơi tắm rửa, vệ sinh ít tác động đến không khí trong phòng ngủ.

Bên cạnh việc xây nhà vệ sinh đúng chuẩn, bạn cũng có thể thực hiện những cách sau để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Sử dụng vật phẩm phong thủy: Đặt đá thạch anh trong phòng vệ sinh chính là cách hiệu quả để làm tiêu tan âm khí. Bên cạnh đó, treo hồ lô đầu giường cũng giúp bổ sung dương khí nhằm tăng cường sức khỏe.
  • Đóng cửa phòng vệ sinh: Nếu không muốn khí ô nhiễm tràn vào phòng ngủ thì đóng cửa phòng vệ sinh là cách làm đơn giản mà hiệu quả.
  • Dùng tinh dầu: Hương thơm tinh dầu dễ chịu sử dụng trong phòng ngủ sẽ lấn át mùi hôi tỏa ra từ phòng vệ sinh.
  • Trồng cây xanh: Đặt chậu cây nhỏ trong phòng ngủ chính là cách hiệu quả để thanh lọc không khí. Bên cạnh đó, một vài loại cây phong thủy còn mang đến may mắn và thịnh vượng cho người sử dụng.
Trồng cây xanh là cách hiệu quả để xử lý xú uế khí có trong phòng vệ sinh
Trồng cây xanh là cách hiệu quả để xử lý xú uế khí có trong phòng vệ sinh

Kiêng kỵ cần tránh khi xác định hướng nhà vệ sinh

Tránh lắp đặt ở vị trí trung cung

Trung Cung thường là nơi hội tụ rất nhiều nguồn năng lượng trong không gian nhà ở. Nguồn năng lượng tích cực này có khả năng giúp tăng vượng khí cho gia chủ cùng những thành viên khác sinh hoạt trong ngôi nhà.

Đặt hướng nhà vệ sinh giữa nhà hay khu vực Trung Cung sẽ tạo điều kiện cho sự ô uế có cơ hội lan tỏa ra khắp các không gian trong ngôi nhà. Điều này góp phần tạo nên những ảnh hưởng xấu đến vận mệnh của gia chủ. Đồng thời, đây cũng là vị trí hành Thổ, mà theo học thuyết tương khắc của Ngũ Hành, Thổ và Thủy sẽ khắc nhau nên càng thêm đại kỵ.

Không đặt ở vị trí Thanh Long

Theo quan niệm xưa, phía bên trái căn nhà chính là vị trí thánh Thú Thanh Long cai quản. Đây là một trong những tứ linh tác động mạnh mẽ đến sự thịnh vượng của gia đình. Do đó, nếu đặt nhà vệ sinh ở vị trí này thì sẽ dẫn đến vượng khí tiêu tan gây nên nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế.

Hướng cửa nhà vệ sinh không nên đối diện với những không gian còn lại

Không gian phòng khách, khu vực thờ cúng, phòng ngủ hay gian bếp đều là những vị trí đóng vai trò quan trọng về mặt phong Thủy của ngôi nhà. Những địa điểm này cần phải thật sạch sẽ và thông thoáng tuyệt đối. Vì vậy, nếu đặt khu vực ẩm thấp và chứa nhiều tà khí, uế khí như nhà vệ sinh đối diện những không gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như con đường tài lộc của gia đình.

Đặc biệt, nếu có thể thì cần tránh việc xây phòng vệ sinh đối diện với cửa phòng ngủ. Việc không gian vệ sinh tích tụ nhiều âm khí sẽ hút đi dương khí làm cho không gian phòng ngủ trở nên ngột ngạt. Ngoài ra, nếu được thiết lế sai cách, không khí ô nhiễm từ nhà vệ sinh hoàn toàn có thể tràn vào phòng ngủ gây nên nhiều vấn đề liên quan đến hô hấp.

Xem thêm: Phong thủy hướng bếp tốt

Hạn chế việc xây nhà vệ sinh và nhà bếp nối liền

Việc thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh nằm ngay cạnh nhau mang đến sự tiện lợi, nhưng cách bố trí này cũng không được đánh giá cao về mặt phong thủy. Lý do là vì nhà vệ sinh tượng trưng cho hành Thủy, trong khi nhà bếp tượng trưng cho hành Hỏa. Việc hai khu vực này nằm gần nhau sẽ tạo nên xung khắc mạnh mẽ gây nhiễu loạn hướng di chuyển của các dòng khí trong căn nhà. Tình trạng này có thể tác động đến tính khí của các thành viên trong gia đình.

Nhà vệ sinh không được cùng hoặc ngược với hướng nhà

Hướng nhà vệ sinh hay phòng tắm ngược với hướng nhà không chỉ mang lại những điều không thuận lợi cho cuộc sống mà đây còn là phương án thi công đi ngược lại với những nguyên tắc thiết kế nội thất thông thường. Khi xây dựng nhà vệ sinh ở phương hướng này sẽ mang đến nhiều khó khăn cho cuộc sống của chủ sở hữu ngôi nhà. Những nghịch cảnh và bất trắc trong cuộc sống sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, nhà vệ sinh và hướng nhà trùng nhau cũng là một trong những điều kiêng kỵ mà các gia chủ cần phải tránh. Sở dĩ xuất hiện điều kiêng kỵ như vậy là vì hướng nhà luôn được đặt ở hướng tốt theo mệnh của gia chủ. Thế nên, khi đặt nhà vệ sinh và nhà ở cùng hướng sẽ làm giảm của cải và sự may mắn của những thành viên trong nhà.

Tránh đặt nhà vệ sinh phía trên những không gian sinh hoạt

Ngoài việc không nên thiết kế cửa phòng tắm đối diện với phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp hay phòng thờ thì việc đặt quá nhiều nguồn năng lượng tiêu cực bên cạnh hoặc phía trên các khu vực này là không phù hợp. Bởi điều này dẫn đến việc tổng thể ngôi nhà bị ô nhiễm hoặc chứa đầy sát khí tỏa ra từ nhà vệ sinh.

Không nên thiết kế cửa phòng tắm đối diện với phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp hay phòng thờ
Không nên thiết kế cửa phòng tắm đối diện với phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp hay phòng thờ

Không đặt nhà vệ sinh đối diện với cầu thang

Dù là hướng đi lên hay đi xuống, việc nhà vệ sinh đối diện với cầu thang đều cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến phong thủy căn nhà. Nhà vệ sinh đặt ở hướng đi lên sẽ hút lấy khí tốt làm cho chúng không thể di chuyển đến các phòng ở tầng trên. Mặt khác, nhà vệ sinh đối diện với hướng đi xuống sẽ tỏa ra xú uế khí hướng lên tác động xấu đến sức khỏe của những thành viên gia đình sống ở tầng trên.

Tránh bố trí nơi vệ sinh bên trên hay bên dưới phòng thờ

Dù không gian xây dựng có eo hẹp đến đâu thì cũng cần phải tránh tình trạng này. Bởi vì, dù đặt nhà vệ sinh trên hay dưới phòng thờ, thì những vị trí này cũng sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của khu vực này. Đặc biệt, việc bị đặt bên dưới nơi ô uế sẽ khiến thần linh nổi giận giáng tai họa xuống gia đình.

Không xây nhà vệ sinh bên cạnh phòng thờ

Không chỉ bên trên hay bên dưới, bên cạnh phòng thờ cũng là vị trí quan trọng không nên đặt nhà vệ sinh. Bởi vì, việc nơi cá nhân tẩy trần nếu đặt ngay cạnh không gian thờ cúng sẽ khiến sự trang nghiêm nơi đây giảm sút. Bên cạnh đó, cách bố trí này cũng sẽ khiến thần linh phẫn nộ giáng xuống gia đình nhiều họa hạn không ngờ.

Không đặt phòng vệ sinh trực diện cuối hành lang

Theo chuyên gia phong thủy, cần tránh cách bố trí này nếu không muốn gặp phải tai họa. Bởi vị, vị trí nhà vệ sinh cuối hành lang được cho là “xung sát” sẽ thu hút lượng lớn âm khí vào trong nhà. Do đó, chỉ nên xya6 phòng vệ sinh bên hông hành lang. Đồng thời, nên thiết kế cửa thông gió để tạo điều kiện để dòng khí tốt lưu thông.

Không đặt nhà vệ sinh bên trên cửa chính của ngôi nhà

Đặt phòng tắm hoặc nhà vệ sinh ngay phía trên cửa ra vào sẽ làm cản đi ánh sáng mặt trời vào phòng. Điều này dẫn đến tình trạng hao hụt năng lượng dương tích cực bên trong không gian nhà ở. Kéo theo đó là sự ô uế từ nhà vệ sinh có thể dễ dàng lan tỏa ra khắp các nơi trong công trình theo hướng gió, gây nguy hại cho sức khỏe và khiến gia chủ luôn bị bao vây bởi những điều xui xẻo.

Không nên đặt nhà vệ sinh ngay phía trên cửa chính
Không nên đặt nhà vệ sinh ngay phía trên cửa chính

Tránh bố trí phòng vệ sinh đối diện với cửa chính

Dù không gian xây dựng hạn chế, gia chủ cũng cần khéo léo bố trí nơi đặt phòng vệ sinh sao cho khó có thể nhìn thấy khu vực này từ ngoài cửa chính. Thứ nhất, việc này là để đảm bảo tính riêng tư cho căn nhà. Thứ hai, vị trí đối diện với cửa chính sẽ khiến toàn bộ khí tốt bị hút vào nhà vệ sinh nên không thể lưu thông đến những khu vực khác. Điều này được cho là không tốt theo phong thủy.

Không đặt nhà vệ sinh ở hướng Đông Nam hay Tây Nam

Theo những lý luận mà học thuyết Phong Thủy đưa ra, trong một ngôi nhà, hướng Đông Nam sẽ mang đến những điềm lành, còn hướng Tây Nam là dự báo tích cực cho tình duyên và hôn nhân. Vì vậy, nếu đặt hướng nhà vệ sinh ở những nơi này mà xuất hiện tình trạng dội nước khi tắm có nghĩa là sinh khí bị xóa sạch đi.

Đồng thời, điều này cũng có nghĩa là may mắn, tình yêu, hạnh phúc gia đình, tiền bạc và sự nghiệp của gia chủ đều sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trong khi đó, theo các chuyên gia, việc đặt nhà vệ sinh ở phía Tây Bắc hoặc phía Đông của ngôi nhà sẽ giúp mang lại bình an và hạnh phúc viên mãn cho gia đình của chủ nhân.

Không nên đặt nhà vệ sinh trùng hướng với bếp

Không gian nhà bếp thường là nơi nấu nướng và chế biến thức ăn nên cần được đảm bảo vệ sinh an toàn tối đa. Thế những, nhà vệ sinh lại là nơi luôn tiềm ẩn nhiều mầm bệnh, vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Vì vậy, việc xây dựng hướng nhà vệ sinh cạnh phòng ăn hay bếp cũng có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt và tình trạng sức khỏe của bản thân gia chủ lẫn các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, bếp thuộc Hỏa, nhà vệ sinh lại là đại diện cho hành Thủy nên khi đến gần dễ gây xung đột và tạo nên những tác động, ảnh hưởng không tốt đến gia chủ.

Tránh đặt nhà vệ sinh ở vị trí Bắc hay Đông Bắc

Theo Phong Thủy học từ Trung Quốc cổ xưa, hung khí của nhà vệ sinh rất mạnh, nhất là khi khu vực này được đặt ở hướng chính Bắc hay Đông Bắc, còn gọi là quỷ môn  của ngôi nhà. Các chuyên gia luôn khuyến cáo nhà vệ sinh không nên đặt ở hướng Bắc và Đông Bắc. Bởi điều này thường khiến nam và nữ mắc các chứng như xơ cứng động mạch, xơ gan, sỏi mật, kiết lỵ, đau dạ dày, đại tiện không thông, ngộ độc thức ăn, khí huyết kém lưu thông,… Đồng thời, phương hướng này còn khiến sức khỏe người lớn tuổi trở nên không tốt.

Những điều cần tránh khác khi bố trí nhà vệ sinh

Bên cạnh vị trí và hướng, gia chủ cũng cần phải lưu ý những điều sau nếu muốn xây nhà vệ sinh hợp phong thủy.

  • Đặt giường gần phòng vệ sinh: Mặc dù vẫn có thể xây trong phòng ngủ, nhưng cũng cần lưu ý cách bố trí căn phòng sao cho giường không sát vách với phòng vệ sinh. Lý do là vì hương ẩm ở nơi tắm rửa hoàn toàn có thể thẩm thấu qua tường. Nếu tiếp xúc với hơi ẩm này quá thường xuyên, một người sẽ dễ rơi vào trạng thái khó ngủ và thường xuyên thức giấc. Tình trạng này khi kéo dài sẽ dẫn đến nhiều vấn đề như đau đầu mạn tính, lo âu, thiếu tập trung,… tác động xấu đến cuộc sống.
  • Chọn cửa kính cho phòng vệ sinh: Đơn giản là vì nhà vệ sinh là nơi mà mỗi cá nhân sẽ tắm rửa. Do đó, trong nhiều trường hợp, không nên lắp cửa kính để đảm bảo tính riêng tư mỗi khi sử dụng cho khu vực này.
  • Mở cửa nhà vệ sinh quá lâu: Cánh cửa nhà vệ sinh có hai tác dụng đó là đảm bảo sự riêng tư cá nhân khi sử dụng và tránh việc xú uế khí tràn vào những khu vực khác. Do đó, sau khi dùng nhà vệ sinh, các thành viên gia đình nên đóng cửa lại. Việc này là để đảm bảo vệ sinh chung tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
  • Xây nền nhà vệ sinh quá cao: Dù xét về mặt phong thủy hay tiện nghi, việc xây nền nhà vệ sinh cao hơn các khu vực khác cũng đều không có lợi. Bởi vì nền cao sẽ làm cho nước dễ bị tràn sang lối đi chung hoặc phòng bên cạnh gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, nền nhà vệ sinh cao cũng khiến không khí ô nhiễm dễ dàng di chuyển ra ngoài tác động không tốt đến sức khỏe.
  • Đặt vật sắc nhọn trong phòng vệ sinh: Khi vệ sinh thân thể, sự phòng bị của một người sẽ giảm đi đáng kể. Việc bị vật sắc nhọn chĩa vào bản thân lúc này sẽ tạo nên tâm lý lo âu. Bên cạnh đó, việc tắm rửa gần những vật này cũng tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương không đáng có.
  • Để nước rò rỉ trong phòng vệ sinh: Nếu ống hoặc van bị hỏng gây rỉ nước thì hãy tìm cách khắc phục ngay. Bởi vì, tình trạng này gây lãng phí tài nguyên nước gây phát sinh chi phí hàng tháng. bên cạnh đó, việc nước chảy mất cũng tương đồng với thất thoát tài sản nên cần phải phòng tránh.
  • Chú ý cách bố trí gương phòng vệ sinh: Việc lắp đặt gương trong phòng vệ sinh mang đến sự tiện lợi. Tuy nhiên, cần chọn vị trí thích hợp sao cho tấm gương này không chiếu thẳng vào bồn cầu. Đơn giản là việc nhìn thấy bản thân đang đại tiện từ trong gương sẽ tạo cảm giác khó chịu không tốt cho tinh thần.
Dù không gian chật hẹp cũng nên tránh bố trí gương đối diện với bồn cầu
Dù không gian chật hẹp cũng nên tránh bố trí gương đối diện với bồn cầu

Qua những thông tin trên, bạn đã biết hướng nhà vệ sinh là hướng nào, đâu là hướng tốt và những đại kỵ cần tránh khi lựa chọn phương hương cho nhà vệ sinh. Nếu bạn còn thắc mắc nào cần giải đáp hoặc cần tư vấn thiết kế nhà vệ sinh hợp phong thuỷ thì để lại thông tin để nhân viên của Nội Thất Điểm Nhấn có thể hỗ trợ cho bạn.



25

Bài viết hữu ích ?
Chưa có đánh giá!
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15