Gỗ veneer là gì? Phân loại và báo giá gỗ veneer mới nhất

Cập Nhật 05/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Với sự phát triển của công nghệ sản xuất, các loại gỗ veneer ngày càng đa dạng về mẫu mã và chất lượng. Đây là loại vật liệu mới mang đến nhiều lựa chọn hơn cho các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Với nhiều ưu điểm nổi bật, loại gỗ này được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.

Veneer là gì?

Trong ngành chế biến gỗ, Veneer (gỗ lạng, ván lạng) là thuật ngữ chỉ những lát gỗ mỏng, được làm từ vỏ cây gỗ tự nhiên có độ dày từ 1 rem đến 3 ly. Tấm gỗ Veneer được sử dụng để dán lên bề mặt của các vật liệu lõi, cốt gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, gỗ nhựa và các vật liệu tương tự.

Mục đích của việc sử dụng Veneer là tạo ra các sản phẩm có bề mặt bằng gỗ veneer có vẻ ngoài bóng đẹp, trong khi bên trong vẫn giữ được cốt gỗ vững chắc, đồng thời giảm chi phí so với việc sử dụng 100% gỗ tự nhiên. Veneer được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất (bàn ghế, giường, kệ…) và cũng được sử dụng trong sản xuất nhạc cụ và các ứng dụng khác.

Veneer là lớp dán lên bề mặt của các vật liệu lõi, thường là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp
Veneer là lớp dán lên bề mặt của các vật liệu lõi, thường là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp

Gỗ veneer là gì?

Gỗ Veneer là một loại gỗ có cốt gỗ, có thể là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp (thường là gỗ công nghiệp), được phủ một lớp gỗ veneer bên ngoài cốt gỗ để tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho cốt gỗ. Việc sử dụng lớp veneer giúp bảo vệ và gia cố cốt gỗ một cách tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng gỗ Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, nhưng sản phẩm veneer không phải là đồ gỗ tự nhiên 100%. Thực tế, gỗ veneer được tạo thành từ cốt gỗ công nghiệp được phủ bề mặt bằng gỗ veneer.

Sự ra đời của veneer là một giải pháp để bảo vệ tài nguyên rừng khỏi sự khai thác quá mức, đồng thời giúp tận dụng gỗ quý và tạo ra các bề mặt gỗ mịn và đẹp sau khi được thiết kế, nhằm tránh tình trạng cạn kiệt tài nguyên gỗ.

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Như đã nói, gỗ veneer được sản xuất từ gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Cụ thể quy trình sản xuất bao gồm các bước như sau:

Các bước sản xuất veneer

Để sản xuất lớp veneer, cần chuẩn bị gỗ thịt từ cây tự nhiên. Sau đó, thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Xử lý nguyên liệu bằng các bước cơ bản như tách vỏ, ngâm gỗ, loại bỏ nhựa và phơi khô (hoặc sấy gỗ).
  • Bước 2: Bóc tách hoặc lạng cắt một phần gỗ nguyên liệu thành các lớp mỏng có độ dày khoảng 0,6 – 3 mm. Ở bước này, có nhiều phương pháp xử lý khác nhau. Trong đó, mỗi cách cho ra thành phẩm với vân gỗ đa dạng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
Phương pháp sản xuất veneer - Lạng cắt phẳng
Phương pháp sản xuất veneer – Lạng cắt phẳng
Phương pháp sản xuất veneer - Lạng cắt khối phần tư tiếp tuyến
Phương pháp sản xuất veneer – Lạng cắt khối phần tư tiếp tuyến
Phương pháp sản xuất veneer - Lạng cắt khối phần tư xuyên tâm
Phương pháp sản xuất veneer – Lạng cắt khối phần tư xuyên tâm
Phương pháp sản xuất veneer - Lạng cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm
Phương pháp sản xuất veneer – Lạng cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm
Phương pháp sản xuất veneer - Bóc tròn
Phương pháp sản xuất veneer – Bóc tròn
Phương pháp sản xuất veneer - Bóc lệch tâm
Phương pháp sản xuất veneer – Bóc lệch tâm
Phương pháp sản xuất veneer - Bóc khối phần tư
Phương pháp sản xuất veneer – Bóc khối phần tư

Các bước sản xuất gỗ veneer

Sau khi đã sản xuất lớp veneer, bước tiếp theo đó là kết hợp với cốt gỗ công nghiệp để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Quá trình sản xuất này bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Sấy khô cốt gỗ công nghiệp để đảm bảo độ chắc của gỗ.
  • Bước 2: Phủ một lớp keo chuyên dụng lên cốt gỗ công nghiệp rồi dán veneer lên. Có nhiều lựa chọn về keo dán gỗ. Trong đó keo UF đực đánh giá cao vì khả năng bám dính cao, chống nước tốt và không gây hại sức khỏe trong quá trình sử dụng.
  • Bước 3: Sử dụng máy ép để xử lý giúp lớp veneer dính chặt vào cốt gỗ. Có hai phương pháp được áp dụng phổ biến đó là ép nóng và ép lạnh.
  • Bước 4: Xử lý bề mặt bán thành phẩm bằng cách chà nhám và đánh bóng.
  • Bước 5: Kiểm tra một lần nữa trước khi xuất xưởng sản phẩm.

Gỗ veneer có tốt không?

Gỗ veneer là loại gỗ tốt nhưng vẫn thua về mặt độ bền so với gỗ tự nhiên, đổi lại giá thành sẽ rẻ hơn. Hãy cùng đi sâu vào chi tiết ưu nhược điểm của gỗ veneer để nắm rõ thêm.

Ưu điểm gỗ veneer

  • Lớp veneer được sản xuất từ gỗ tự nhiên nên có màu sắc và kiểu vân gỗ độc đáo. Đặc điểm này mang đến cho gỗ veneer tính thẩm mỹ cao và mẫu mã đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Với thành phần gỗ tự nhiên rất nhỏ, các dòng gỗ veneer thường có giá thành thấp. Đó chính là lý do vì sao nhiều chủ đầu tư ưu tiên chọn loại gỗ này để tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
  • Cùng với bề mặt đẹp, lớp veneer còn có khả năng chống nước tối ưu. Chính đặc điểm này giúp hạn chế tình trạng gỗ bị cong vênh, biến dạng.
  • Tùy theo cách bóc láng veneer mà bề mặt gỗ có các kiểu dáng vân khác nhau. Điều này mang đến cho khách hàng lựa chọn đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
Chất liệu gỗ veneer có nhiều ưu điểm nổi bật
Chất liệu gỗ veneer có nhiều ưu điểm nổi bật

Nhược điểm gỗ veneer

  • Do được làm từ gỗ tự nhiên nên lớp veneer dễ bị trầy nếu không có thêm lớp bảo vệ.
  • Tuy có khả năng chống nước, nhưng bề mặt veneer không tốt như những chất liệu như melamine, laminate hay acrylic. Trong quá trình sử dụng, nếu nội thất gỗ veneer tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm thường xuyên thì sẽ xuất hiện tình trạng nấm mốc gây mất thẩm mỹ.

Gỗ veneer có mấy loại?

Với cấu tạo bao gồm lớp phủ veneer từ gỗ tự nhiên và cốt gỗ công nghiệp, khá khó để phân loại gỗ veneer một cách rõ ràng. Nhưng nhìn chung thì nhà sản xuất thường dựa theo lớp phủ để phân biệt các dòng sản phẩm. Hiện nay, gỗ veneer được chia làm 4 loại phổ biến như sau:

  • Gỗ veneer óc chó
  • Gỗ veneer sồi
  • Gỗ veneer xoan đào
  • Gỗ veneer tần bì

Gỗ veneer óc chó

Gỗ veneer óc chó là những miếng gỗ óc chó được lạng mỏng từ cây gỗ góc óc, sau đó được dán lên những cốt gỗ công nghiệp như gỗ ván dăm, ván MDF, MFC,…Một số đặc điểm nổi bật của gỗ veneer óc chó đó là:

  • Thớ gỗ được lạng mỏng có chiều dày từ 0.03 – 0.05mm
  • Vân gỗ óc chó đẹp tự nhiên, sắc nét, có giá trị thẩm mỹ cao
  • Giá thành rẻ, bằng ¼ giá gỗ óc chó tự nhiên
  • Không cong vênh, chống mối mọt tốt, bề mặt gỗ veneer óc chó sáng, hạn chế tình trạng trầy xước tốt
  • Ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất và ngoại thất nhà ở như tủ bếp, ốp lát sàn nhà, vách ngăn,…
Vân gỗ veneer óc chó đẹp tự nhiên và sắc nét
Vân gỗ veneer óc chó đẹp tự nhiên và sắc nét

Gỗ veneer sồi

Gỗ veneer sồi là những miếng gỗ sồi được lạng mỏng từ thân cây gỗ tự nhiên, sau đó được phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Một số loại cốt gỗ thường được sử dụng như gỗ MDF, HDF, gỗ dán,… sau đó tạo thành tấm veneer gỗ sồi.

  • Gỗ veneer sồi đỏ có màu sắc giống gỗ sồi tự nhiên, tấm gỗ sồi được lạng mỏng có màu vàng trắng đến nâu nhạt. Những tấm gỗ sồi có màu sắc đậm hơn khi vào phía trong lõi.
  • Gỗ veneer có đường vân nhỏ, sắc nét nhưng nhìn kỹ sẽ thấy đứt quãng giống hạt mưa rơi.
  • Gỗ veneer sồi trắng có màu ngả trắng nhạt, lạng gỗ có xu hướng màu nâu đậm hơn khi vào phần lõi. Đường vân gỗ là đường thẳng, hơi cong mềm mại.
  • Cấu trúc bền vững nên chống thấm nước tốt, có độ cứng cao, không bị co ngót trong quá trình sử dụng
  • Gỗ veneer sồi khi sử dụng lâu không xuất hiện tình trạng phai màu, có thể uốn cong bằng hơi nước.
  • Có thể sơn màu và đánh bóng theo nhu cầu sử dụng nên được ưa chuộng trong thiết kế và sản xuất nội thất như bàn ghế, tủ, kệ hay giường ngủ,…
  • Có giá thành bằng ⅓ giá gỗ sồi tự nhiên
Gỗ veneer sồi có màu sắc từ trắng sáng đến ngả vàng
Gỗ veneer sồi có màu sắc từ trắng sáng đến ngả vàng

Gỗ veneer xoan đào

Gỗ veneer xoan đào là những miếng gỗ được lạng từ thân cây xoan đào, có bề dày khoảng 0.3 – 0.5cm, sau đó được dán lên những cốt gỗ công nghiệp như là gỗ MDF, HDF, ván dăm,…

  • Bề mặt gỗ có màu vàng nhạt và trắng, tấm gỗ có xu hướng màu xám nâu khi càng đến gần lõi.
  • Vân gỗ to, rõ nét, những vân gỗ trải đều nhau trên mặt gỗ, mang đến vẻ đẹp sang trọng.
  • Gỗ veneer xoan đào có độ bền tốt, không bị ẩm mốc, kháng sâu mọt và không bị co ngót trong quá trình sử dụng.
  • Gỗ veneer xoan đào có giá khoảng ⅓ so với gỗ xoan đào tự nhiên
Gỗ veneer xoan đào có giá thấp hơn gỗ xoan đào tự nhiên
Gỗ veneer xoan đào có giá thấp hơn gỗ xoan đào tự nhiên

Gỗ veneer tần bì

Gỗ veneer tần bì là những miếng gỗ được lạng từ thân cây gỗ tần bì, sau đó được dán phủ lên những cốt gỗ công nghiệp như HDF, MDF, ván gỗ, ván dăm,…

  • Thớ gỗ to, đường vân khá rõ nét, không bị co rút hay giãn nở trong quá trình sử dụng
  • Gỗ có màu vàng nhạt tới trắng, khả năng chống cong vênh tốt, chống mối mọt và tính kháng ẩm mốc cao,.. nên được ứng dụng trong mọi không gian nhà ở như phòng khách, phòng bếp hay ốp sàn ở khu vực ban công,…
  • Gỗ veneer tần bì có giá ¼ so với gỗ tần bì tự nhiên
Gỗ veneer tần bì có khả năng chống cong vênh tốt
Gỗ veneer tần bì có khả năng chống cong vênh tốt

Bên cạnh những dòng kể trên, người tiêu dùng cò có nhiều lựa chọn khác khi tìm mua gỗ veneer. Mỗi sản phẩm đều mang những thế mạnh và đặc điểm riêng.

Gỗ veneer giá bao nhiêu?

Như đã nói, lựa chọn về gỗ veneer rất đa dạng tùy theo lớp phủ và cốt gỗ được sử dụng. Giá gỗ veneer bao nhiêu là còn tùy vào nguyên liệu sử dụng để sản xuất. Cụ thể:

Bảng báo giá tấm veneer

Độ dày Kích thước Đơn giá (vnd)
2.5mm 1220 x 2440 mm 45.000
3mm 55.000
4mm 75.000
4.5mm 85.000
4.75mm 90.000
5.5mm 95.000
6mm 100.000
7.5mm 120.000
9mm 135.000
11.5mm 170.000
15mm 210.000
17mm 245.000
25mm 450.000

Lưu ý: Bảng giá có thể thay đổi thấp hoặc cao hơn phụ thuộc vào giá cả của thị trường.

Bảng giá gỗ veneer óc chó mới nhất 2023

STT Sản phẩm Kích thước Đơn giá
1 Gỗ veneer óc chó 3mm Chuẩn 122 x 244 cm 400.000 VNĐ/m2
2 Gỗ veneer óc chó AA 18mm Chuẩn 122 x 244 cm 900.000  VNĐ/m2
3 Gỗ veneer óc chó AB 18mm Chuẩn 122 x 244 cm 800.000  VNĐ/m2
4 Gỗ veneer óc chó BC 18mm Chuẩn 122 x 244 cm 750.000  VNĐ/m2

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy liên hệ đơn vị cung cấp uy tín để cập nhật thông tin giá mới nhất, chính xác nhất.



Ứng dụng của gỗ veneer trong sản xuất đồ gỗ nội thất

Cũng giống các dòng gỗ công nghiệp khác, gỗ veneer được sử dụng ngày càng nhiều để sản xuất nội thất. Những sản phẩm được làm từ loại gỗ này cần kể đến đó là bàn ghế ăn, tủ bếp, giường ngủ,… Chúng mang đến nhiều lựa chọn về kiểu dáng vân và màu sắc. Đồng thời, với độ bền cao, nội thất gỗ veneer có thể được sử dụng ở nhiều khu vực trong nhà.

Bên cạnh những ứng dụng trong ngành sản xuất nội thất, gỗ veneer còn có thể được sử dụng để làm vật liệu ốp tường và lát sàn. Ngoài ra, những vách gỗ veneer cũng là lựa chọn tốt vì có thể kết hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau. Những không gian sau khi được thi công bằng gỗ veneer sẽ mang một vẻ đẹp độc đáo thu hút mọi ánh nhìn.

Tủ bếp và sàn bếp được thi công bằng gỗ veneer mang một vẻ đẹp thu hút
Tủ bếp và sàn bếp được thi công bằng gỗ veneer mang một vẻ đẹp thu hút
Bàn làm việc được thiết kế và sản xuất bằng gỗ veneer
Bàn làm việc được thiết kế và sản xuất bằng gỗ veneer

So sánh gỗ veneer và một số loại gỗ khác

So sánh gỗ veneer và gỗ tự nhiên

Gỗ veneer và gỗ tự nhiên đều được khai thác từ gỗ tự nhiên, nên có vẻ ngoài vân gỗ có những nét tương đồng nhau. Một số điểm khác biệt của gỗ veneer và gỗ tự nhiên được thể hiện qua một số đặc điểm sau:

Bề mặt gỗ

  • Gỗ veneer: Những đường vân gỗ bị nứt quãng trong quá trình nên không có sự liền mạch và có sự chênh lệch màu sắc giữa các bề mặt phủ.
  • Gỗ tự nhiên: Màu sắc rõ và sắc nét, đường vân có tính liền mạch và tự nhiên.

Trọng lượng

  • Gỗ veneer: Có trọng lượng nhẹ hơn vì được làm từ cốt gỗ công nghiệp, nên có thể dễ dàng di chuyển trong quá trình thi công và lắp đặt.
  • Gỗ tự nhiên: Có cấu tạo gỗ cứng và đặc lõi nên có trọng lượng nặng hơn

Độ bền vững

  • Gỗ veneer: Được sản xuất và chế tạo từ bột gỗ công nghiệp phủ veneer nên hạn chế được tối đa tình trạng cong vênh và mối mọt trong quá trình sử dụng.
  • Gỗ tự nhiên: Gỗ tự nhiên có thể chống mối mọt cao. Tuy nhiên, ở một số loại vẫn có thể xảy ra tình trạng mối mọt và ẩm mốc trong quá trình sử dụng. Vậy nên, để đảm bảo chất lượng không bị mối mọt, cong vênh và co ngót trong quá trình sử dụng, thì gỗ tự nhiên cần được xử lý kỹ thuật tốt.

Tuổi thọ

  • Gỗ veneer: Tuổi thọ của gỗ phụ thuộc vào bột gỗ ở bên trong, nếu sử dụng những loại gỗ chống ẩm tốt thì tuổi thọ của gỗ veneer có thể lên tới 20 năm, ví dụ như gỗ HDF, MDF lõi xanh.
  • Gỗ tự nhiên: Tùy thuộc vào từng loại gỗ sẽ có những tuổi thọ khác nhau, trung bình từ 20 – 50 năm. Ngoài ra, còn có những loại gỗ có tuổi thọ lên tới 100 năm tuổi.

Giá thành

  • Gỗ veneer: Thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên
  • Gỗ tự nhiên: Có giá thành cao hơn từ 3 đến 4 lần so với gỗ veneer

Qua những so sánh trên ta thấy, xét về độ vững và tuổi thọ thì gỗ tự nhiên tốt hơn rất nhiều so với gỗ veneer. Tuy nhiên, nếu với mức ngân sách hạn chế, xét về khía cạnh giá cả, độ bền và tính thẩm mỹ thì gỗ veneer được đánh giá tốt hơn đối với người tiêu dùng.

Gỗ tự nhiên có tuổi thọ cao hơn so với gỗ veneer
Gỗ tự nhiên có tuổi thọ cao hơn so với gỗ veneer

So sánh gỗ veneer và laminate

Đặc điểm Veneer Laminate
Vân gỗ Tự nhiên Nhân tạo
Bề mặt Sử dụng sơn PU để hoàn thiện bề mặt và bề mặt cứng phụ thuộc vào chất liệu sơn và người phun sơn Hoàn thiện bằng công nghệ tạo bề mặt cứng
Chất liệu gỗ MDF, HDF, ván dăm MDF, ván dăm
Độ bền
  • Có độ đàn hồi tốt
  • Bị phai màu từ 3 – 5 năm

Chống cong vênh, mối mọt

  • Không bị phai màu trong quá trình sử dụng
  • Chống mối mọt và hóa chất
Chịu lực Khả năng chịu lực thấp hơn, có khả năng bị nứt nẻ nếu va chạm mạnh Chịu lực cao, khả năng chống trầy xước tốt

Qua bảng so sánh trên ta thấy được, về tính thẩm mỹ thì gỗ veneer được đánh giá tốt hơn so với gỗ laminate bởi sở hữu vân gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, nếu xét về độ bền và chống xước, kháng mối mọt thì gỗ laminate được đánh giá tốt hơn.

Gỗ veneer có giá trị thẩm mỹ cao hơn gỗ laminate
Gỗ veneer có giá trị thẩm mỹ cao hơn gỗ laminate

Bảng màu gỗ veneer

VÌ được lạng mỏng từ thân gỗ tự nhiên nên gỗ veneer được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ và độ bền. Do đó, gỗ veneer có tính ứng dụng cao và được ưa chuộng trong thiết kế nội thất. Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tham khảo bảng màu veneer chi tiết ngay sau đây.

Bảng màu gỗ veneer
Bảng màu gỗ veneer

Nhìn chung, với những giá trị mang lại, gỗ veneer đã trở thành lựa chọn hàng đầu trong ngành sản xuất và thi công nội thất. Nếu có nhu cầu tìm kiếm xưởng sản xuất nội thất gỗ uy tín thì hãy liên hệ Nội Thất Điểm Nhấn qua hotline 1800 9398 để được chuyên viên hỗ trợ nhanh chóng.



Nếu bạn quan tâm về gỗ thì có thể tìm hiểu thêm tại chuyên mục Kiến Thức Gỗ của chúng tôi.

Tham khảo thêm:

44

Bài viết hữu ích ?
5/5 - (2 bình chọn)
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15