- Mặc định
- Lớn hơn
Ván MFC hay gỗ MFC là vật liệu quen thuộc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành sản xuất. Tuy nhiên, trước khi chọn mua vật liệu này chúng ta cần tìm hiểu kỹ gỗ MFC là gì, có bền không, giá bao nhiêu, so với các loại gỗ công nghiệp khác thì như thế nào để từ đó đưa ra quyết định phù hợp. Mời các bạn tìm hiểu những thông tin xoay quanh vật liệu này qua bài viết dưới đây.
Gỗ MFC là gì?
Gỗ MFC có tên đầy đủ là Melamine Face Chipboard, là loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất nội thất ngày nay. Gỗ MFC là loại cốt gỗ được làm từ ván gỗ ép hoặc tấm gỗ dăm (những cây gỗ chuyên dụng như OSB, PB, WB), sau đó phủ lên một lớp nhựa công nghiệp là Melamine. Dù thành phần chính là vụn gỗ được băm nhỏ từ những cây gỗ chuyên dụng, nhưng vẫn được xếp vào những loại gỗ công nghiệp.
Cấu tạo của gỗ công nghiệp MFC
Tấm ván MFC được cấu tạo từ hai lớp chính là: Phần gỗ tự nhiên ép dăm (trộn keo) và Bề mặt nhựa công nghiệp (Melamine). Mỗi lớp có các đặc tính khác nhau:
- Cốt gỗ ván dăm: Được sản xuất từ bột gỗ băm của các cây gỗ nhóm VII trọng lượng nhẹ, độ bền kém như: keo, bạch đàn, gòn,… sau đó trộn theo keo và trải qua quy trình ép công nghiệp với tỷ trọng nén cao.
- Lớp phủ Melamine: Lớp phủ sử dụng keo chuyên nghiệp để bảo vệ tấm gỗ ép bên dưới. Đồng thời, tạo độ bóng và tăng tính thẩm mỹ cho tấm ván gỗ MFC. Lớp phủ này có thể trang trí thêm nhiều họa tiết đẹp mắt.
Quy trình sản xuất gỗ công nghiệp MFC
- Bước 1: Trước tiên sẽ thu hoạch các loại cây gỗ như: Gỗ cao su, gỗ bạch đàn, gỗ keo…
- Bước 2: Sau đó băm nhỏ thân gỗ để tạo thành những dăm gỗ nhỏ và mang đi sấy.
- Bước 3: Tiến hành sàng lọc dăm gỗ để phân loại.
- Bước 4: Trộn đều dăm gỗ với các chất kết dính và keo, sau đó tạo hình theo từng kích thước, thông số, mật độ, độ dày khác nhau.
- Bước 5: Khi tạo hình gỗ xong, sẽ ép ván gỗ và cắt theo đúng kích thước quy định.
- Bước 6: Ép ván gỗ lần hai với áp suất và nhiệt độ cao.
- Bước 7: Xén cạnh và mài nhẵn cũng như kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Bước 8: Cuối cùng ép Melamine để đảm bảo tính thẩm mỹ là đã được tấm ván gỗ MFC (gỗ Melamine).
Gỗ MFC có những loại nào?
Trên thị trường hiện nay có các loại gỗ công nghiệp MFC được phân loại dựa trên đặc tính và kích thước:
- Dựa trên đặc tính thì gỗ MFC được chia thành: gỗ MFC thường, gỗ MFC lõi xanh chống ấm và gỗ MFC loại phối 2 màu.
- Dựa trên kích thước thì gỗ MFC được chia thành: MFC kích thước chuẩn và loại vượt khổ.
Chi tiết đặc điểm các loại này sẽ được thông tin đến bạn trong phần sau.
Phân loại ván MFC theo đặc tính
Gỗ MFC thường
Ván MFC thường là loại gỗ công nghiệp phổ biến vì đa dạng về màu sắc (có hơn 70 màu) và nhiều mặt giả vân gỗ tự nhiên. Những loại gỗ này thường dùng để chế tác các nội thất chuyên dụng như: bàn, ghế, tượng gỗ,… hoặc các sản phẩm chuyên đặt ở nơi khô ráo vì khả năng chịu ẩm khá yếu.
Gỗ MFC lõi xanh chống ẩm
Ván MFC lõi xanh chống ẩm khắc phục được những khuyết điểm của MFC lõi thường nhờ vào quy trình sản xuất hiện đại hơn khi sử dụng keo công nghiệp chuyên biệt. Bên cạnh đó, tỷ trọng ép của loại gỗ này cũng cao hơn nên thường được sử dụng làm nội thất chuyên dùng cho nơi ẩm nước như: cửa toilet, cửa sổ, tủ bếp,… Do có thêm đặc tính chống ẩm nên gỗ MFC lõi xanh sẽ có giá thành cao hơn lõi thường.
*Gỗ MFC thường và gỗ MFC lõi xanh có thể phân biệt thông qua trọng lượng của gỗ.
- Lõi thường: 40 – 60kg/m3
- Lõi xanh: 740 – 760kg/m3
Gỗ MFC loại phối 2 màu
Bên cạnh loại gỗ MFC thường và loại chống ẩm (lõi xanh) thì hiện nay, các cơ sở sản xuất đã cho ra đời thêm một loại gỗ kết hợp 2 màu sắc với nhau. Đặc trưng của loại gỗ MFC này chính là đường nét hoàn hảo, rất khó có thể nhận ra đường nối mảng gỗ. Các sản phẩm làm từ loại gỗ MFC này sẽ có tính thẩm mỹ cao với đường nét sắc sảo giúp không gian nhà ở nổi bật và sang trọng hơn rất nhiều.
Phân loại ván MFC theo kích thước
Gỗ MFC kích thước chuẩn
Gỗ công nghiệp MFC chuẩn tại Việt Nam thường có kích thước như sau:
- Size nhỏ có kích thước: 122 x 244 x (0,9 – 5) cm
- Size trung kích thước: 153 x 244 x (1,8/2,5/3) cm
- Kích thước Size lớn: 183 x 244 x (1,2/1,8/2,5/3) cm
Gỗ MFC vượt khổ
Bên cạnh loại gỗ MFC có kích thước chuẩn thì hiện nay các loại gỗ kích thước vượt khổ để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng đã ra đời. Các loại gỗ này có kích thước rất lớn, lên đến 122 x274,5 x (1,8/2,5) cm.
Tham khảo thêm: Trọng lượng riêng của gỗ là gì? Cách tính ra sao?
Gỗ MFC có tốt không?
Gỗ MFC rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là nội thất. Để biết được gỗ MFC có tốt không thì hãy cùng phân tích các ưu nhược điểm:
Ưu điểm
- Gỗ công nghiệp MFC sử dụng bột từ cây gỗ tự nhiên ngắn ngày nên khả năng tái cấu trúc rừng cao. Quá trình khai thác không tác động quá nhiều đến hệ sinh thái rừng.
- Quy trình sản xuất gỗ MFC hiện đại với tỷ trọng nén cực cao giúp tăng tuổi thọ sử dụng lên đến 15 năm.
- Sử dụng keo công nghiệp chuyên dụng, giúp lớp phủ bề mặt có độ bóng đẹp. Hạn chế mối mọt tấn công, chống ẩm và chống trầy khá tốt.
- Gỗ MFC phủ melamine sử dụng các vật liệu chi phí thấp như: keo công nghiệp, gỗ ngắn ngày,… nên giá thành rẻ hơn so với các loại gỗ tự nhiên.
- Do có tỷ trọng nén cao nên tấm ván MFC có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt.
- Gỗ MFC phủ melamine ngoài tác dụng thẩm mỹ còn giúp việc vệ sinh bề mặt gỗ dễ dàng hơn, chống bám bẩn như: dầu mỡ hay bùn đất.
- Tỷ trọng nén cao ở lớp ván ép giúp quá trình thi công bắt vít dễ dàng và chắc chắn hơn hạn chế tình trạng tét mặt gỗ.
Nhược điểm
- Sử dụng bột dăm gỗ non (ngắn ngày) nên khi gặp ẩm sẽ xảy ra tình trạng hút nước, dẫn để gỗ phồng và cong vênh.
- Dù quá trình sản xuất nghiêm ngặt và hiện đại, nhưng đây cũng là loại gỗ công nghiệp gia công nên tuổi thọ sẽ không cao bằng những loại gỗ tự nhiên.
- Các loại gỗ công nghiệp như gỗ MFC thường là những tấm ván mỏng nên gặp hạn chế khi sản xuất một vài sản phẩm đặc thù.
Gỗ MFC có bền không?
Gỗ MFC có khả năng chịu lực tốt và độ bền cao nên rất được ưa chuộng để làm đồ nội thất. Gỗ MFC được gia công với nhiều màu sắc đẹp đa dạng như: Giả đá, màu trơn, giá gỗ và được phủ lớp Melamine giúp cho không gian nội thất thêm sang trọng. Đặc biệt là gỗ MFC có giá thành rẻ.
Đồ nội thất được làm từ gỗ MFC có độ bền từ 10 – 15 năm mà không ảnh hưởng gì tới chất lượng. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng đồ nội thất từ gỗ MFC vừa đẹp, vừa thẩm mỹ lại có giá thành rẻ.
Phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF
Gỗ MFC và gỗ MDF là hai loại gỗ công nghiệp phổ biến được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất. Cùng tìm hiểu điểm khác biệt để có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
STT | Tiêu chí so sánh | MDF | MFC |
1 | Tên gọi | Ván gỗ ép có tỉ trọng trung bình và có độ kháng ẩm cao | Ván gỗ dăm |
2 | Thành phần | Được tổng hợp từ gỗ dạng sợi | Được sản xuất từ gỗ dăm |
3 | Cấu tạo | Gỗ MFC được cấu tạo từ các thành phần như dăm gỗ, giấy cùng lớp keo Melamine. Loại ván dăm được sử dụng trong gỗ MFC là vụn của gỗ bạch đàn, cao su… Sau quá trình băm, xay nhỏ sẽ được trộn với tỷ lệ keo melamine phù hợp. | Thành phần cấu tạo gồm bột gỗ, keo dính… bột gỗ là các nguyên liệu như: vỏ bào, mùn cưa, nhánh cây… sau đó thêm lớp keo và cuối cùng là kết dính bằng nhiệt. |
4 | Màu sắc | Khoảng 80 màu | Khoảng 80 màu |
5 | Độ dày | Độ dày tiêu chuẩn 0,9 cm, 1,2 cm và 1,5 cm. | Độ dày tiêu chuẩn 1,8 cm và 2,5 cm. Kích thước tiêu chuẩn 120 x 240 cm. |
6 | Phân loại | Dạng dùng trong nhà, chịu nước, mặt trơn và mặt không trơn | Dạng thường và chống ẩm |
7 | Chống ẩm | Tốt | Kém |
8 | Giá thành | Tầm trung | Bình dân |
9 | Tính an toàn | An toàn | Tương đối |
10 | Ứng dụng | Sản xuất đồ nội thất: nhà ở, công trình, trang trí nội thất,…đa dạng | Sản xuất: nhà ở, nội thất văn phòng,…khá đa dạng |
11 | Nhược điểm | – Khả năng chịu lực rất kém.
– Sợi gỗ được trộn với lớp keo trong quá trình sử dụng nếu gặp nhiệt độ quá cao có thể sinh khí ảnh hưởng đến sức khỏe. |
– Tuy gỗ MFC cứng nhưng do mật độ gỗ không cao nên khả năng cách âm kém.
– Kết cấu từ dăm gỗ có kích thước lớn nên quá trình gia công có thể xảy ra tình trạng mẻ cạnh, gãy cạnh. |
Nên dùng gỗ MFC hay MDF?
Cả gỗ MFC và gỗ MDF đều có độ bền cao và những ưu điểm nổi bật khi sử dụng. Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại gỗ phù hợp. Bạn có thể xem bài viết sau để biết: Gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn. Chúng tôi đã có những phân tích và so sánh giữa 2 dòng gỗ này cũng như đưa ra kết luận nên dùng loại nào. Trong phần này Nội Thất Điểm Nhấn chỉ tóm tắt kết quả.
Trường hợp nên dùng gỗ MFC
Gỗ MFC có khả năng chống ẩm tốt, bền và chịu lực cao. Do đó có thể dùng gỗ MFC để làm những món đồ nội thất như: Tủ quần áo, tủ bếp, kệ tủ… Đồ nội thất từ gỗ MFC có chi phí rẻ, thích hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người.
Trường hợp nên dùng gỗ MDF
Ưu điểm nổi bật của gỗ MDF là có bề mặt phẳng và mịn, nên có thể ép hoặc sơn thành nhiều màu đẹp. Do đó gỗ MDF có khả năng chống trầy xước tốt, tính thẩm mỹ cao phù hợp để đóng tủ bếp và tủ quần áo. Gỗ MDF có giá thành cao hơn so với gỗ MFC.
Bảng giá gỗ công nghiệp MFC mới nhất 2024
Độ dày | 100, xám | 101, vân gỗ | Đơn sắc |
9mm | 245.000VNĐ | 265.000VNĐ | 285.000VNĐ |
12mm | 290.000VNĐ | 315.000VNĐ | 330.000VNĐ |
15mm | 315.000VNĐ | 335.000VNĐ | 355.000VNĐ |
17mm | 335.000VNĐ | 355.000VNĐ | 375.000VNĐ |
18mm | 354.000VNĐ | 365.000VNĐ | 385.000VNĐ |
18mm – chống ẩm | 420.000VNĐ | 440.000VNĐ | 460.000VNĐ |
Lưu ý rằng mức giá ván MFC trên chỉ mang tính tham khảo. Giống với những vật liệu khác, giá dòng gỗ này còn phụ thuộc vào: kích thước, mặt vân, độ dày,… Hãy để lại thông tin để nhận báo giá chính xác nhé!
Sau đây là bảng giá gỗ MFC của An Cường, điều mà nhiều khách hàng quan tâm:
Độ dày (mm) | Màu gỗ | Màu vân gỗ |
12mm | 290.000VNĐ | 300.000VNĐ |
18mm | 320.000VNĐ | 340.000VNĐ |
25mm | 450.000VNĐ | 460.000VNĐ |
Nếu bạn đang băn khoăn không biết giá MFC so với MDF thế này thì tham khảo bài viết: So sánh giá gỗ MFC và MDF.
Tổng hợp 10+ không gian nội thất đẹp ứng dụng gỗ MFC
Cùng tham khảo 10+ không gian thi công gỗ công nghiệp MFC để thấy rõ những ưu điểm mà sản phẩm mang lại cho phong cách nội thất.
Trên đây là những thông tin về gỗ MFC và những đặc điểm nổi bật. Nội Thất Điểm Nhấn hy vọng với những thông tin này các bạn sẽ hiểu thêm một một vật liệu đang rất phổ biến. Từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
Tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác:
Bài viết cùng chủ đề
- Map sàn gỗ là gì? File map sàn gỗ đẹp, chất lượng cao
- Gỗ công nghiệp là gì? Gồm những loại nào? Giá gỗ công nghiệp?
- Gỗ Melamine là gì? Giá bao nhiêu? Các loại gỗ melamine hiện nay
- Gỗ MDF là gì? Có mấy loại? Bảng giá gỗ MDF mới nhất 2024
- Gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn? Nên chọn loại nào?
- Gỗ CDF là gì? Đặc điểm, ứng dụng và giá bán gỗ CDF?
- So sánh gỗ Plywood và MDF loại nào tốt hơn? Chọn loại nào?