Gỗ cao su là gì? Có bền không? Giá gỗ cao su bao nhiêu?

Cập Nhật 06/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Gỗ cao su là một trong những loại gỗ sinh trưởng và phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới. Loại gỗ này được ứng dụng trong sản xuất nội thất như bàn ghế, vách ngăn, tủ kệ,… Vậy gỗ cao su có bền không? Loại gỗ này có giá bao nhiêu? Cùng Nội Thất Điểm Nhấn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về cây gỗ cao su

Cây cao su là gì?

Cây sao su là loại cây thuộc nhóm thân gỗ. Đây là loại cây được đánh giá cao về khả năng cho mủ mà còn được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nội thất. Hiện nay, loại cây này được trồng phổ biến trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở những vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

  • Tên tiếng anh: Hevea brasiliensis
  • Chi: Hevea
  • Thuộc họ: Euphorbiaceae (Đại kích)
Cây gỗ cao su được trồng với mục đích lấy mủ và chế biến gỗ
Cây gỗ cao su được trồng với mục đích lấy mủ và chế biến gỗ

Nguồn gốc cây cao su

Cây cao su ban xuất hiện ban đầu ở khu rừng nhiệt đới Amazon thuộc Nam Phi, trong quá trình sinh trưởng, mủ cây được nghiên cứu cho thấy có đặc tính đàn hồi độc đáo. Do đó, các cây cao su được nhiều nhà thám hiểm Châu Âu mang hạt giống về trồng tại những đất nước thuộc Đông Nam Á và đạt kết quả thành công.

Từ đó, loài cây này đã phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra các nước Châu Á. Đặc biệt, hiện nay Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ trồng cây cao su lớn nhất thế giới bao gồm một số nước như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ và Việt Nam…

Nguồn gốc cây cao su xuất phát từ Nam Phi - rừng Amazon
Nguồn gốc cây cao su xuất phát từ Nam Phi – rừng Amazon

Đặc điểm sinh trưởng và hình thái cây cao su

  • Cây cao su sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện thời tiết nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình khoảng từ 22 – 30 độ C, cần có lượng mưa nhiều nhưng không bị ngập úng.
  • Ưa chuộng loại đất hơi chua, đất có độ pH khoảng 4.5 – 6.5
  • Có thể chịu thời tiết nắng nóng, hạn hán từ 4 – 5 tháng, nhưng hiệu quả sản lượng mủ không cao.
  • Cây cao su có chiều cao khi trưởng thành khoảng 20m, thuộc dạng rễ cọc, chu vi thân cây khi trưởng thành khoảng 50 cm
  • Vỏ cây khá nhẵn, màu nâu nhạt
  • Lá cây dạng kép, mỗi năm rụng 1 lần từ tháng 9 kéo dài đến tháng 12
  • Hoa cây cao su có màu vàng nhạt, mùi hơi hăng và không có cánh hoa
  • Hạt có dạng nang màu nâu, chứa 3 hạt lớn, khi chín chúng hoá thành gỗ và rụng nổ, tách các hạt bên trong ra xa
  • Cây cao su có thể tự sinh trưởng bằng hạt cây, nhưng do nhu cầu về chuyên canh, hiện nay giống cây này thường được nhân bản vô tính bằng phương pháp cấy ghép mắt trên gốc cây đã sinh trưởng và phát triển bằng hạt tự nhiên.
  • Cây cao su có thể khai thác mủ từ 5 năm, đến 30 năm, cây có xu hướng không sản sinh ra mủ và được khai thác chế biến gỗ.
Cây cao su sinh trưởng và phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
Cây cao su sinh trưởng và phát triển mạnh ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm

Gỗ cao su là gì?

Gỗ cao su là loại gỗ được lấy từ thân cây cao su. Gỗ có màu vàng sáng, màu xám tới màu nâu nhạt, tuỳ theo mức độ sinh trưởng của cây. Thớ gỗ dày, khá mịn, kết cấu chắc chắn, sở hữu vân gỗ dạng sóng đẹp mắt.

Gỗ cao su có màu vàng sáng cùng vân gỗ tự nhiên
Gỗ cao su có màu vàng sáng cùng vân gỗ tự nhiên

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?

Gỗ cao su thuộc nhóm VII trong bảng phân loại gỗ tự nhiên Việt Nam. Có những đặc điểm nổi bật như tỷ trọng nhẹ, khả năng chịu mối mọt ở mức trung bình. Tuy nhiên có sản lượng khá dồi dào cùng giá thành rẻ, nên nhóm gỗ này được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất.

Gỗ cao su thuộc nhóm VII
Gỗ cao su thuộc nhóm VII

Quy trình xử lý và sản xuất gỗ cao su

Sau giai đoạn cung cấp mủ, câu gỗ cao su sẽ được đưa đến nhà máy chế sản xuất gỗ để chế biến. Tìm hiểu quy trình xử lý và sản xuất gỗ cao su sau đây:

Giai đoạn 1: Khi thu hoạch, những cây cao su phù hợp sẽ được lựa chọn để lấy gỗ. Ở đây, đây, nhân công sẽ sử dụng những thiết bị máy móc để bóc tách phần vỏ, rễ và cắt những cành cây dư thừa.

Giai đoạn 2: Phân loại, và lựa chọn những loại gỗ không có khuyết điểm để đưa đến sản phẩm tốt nhất.

Giai đoạn 3: Ngâm gỗ trong nước hoá chất để loại bỏ những côn trùng, mối mọt, nấm mốc ở trong cây gỗ.

Giai đoạn 4: Sản xuất ván gỗ ép cao su

  • Dựa theo kích thước được yêu cầu để cắt thành từng miếng
  • Dùng mắt cắt gỗ để cắt thành những tấm gỗ mỏng
  • Đưa vào dây chuyền, tiếp tục công đoạn phân loại và cắt khúc
  • Tẩm sấy gỗ cao su 12% theo tiêu chuẩn để tăng khả năng chống nước và mối mọt
  • Thực hiện làm sạch 2 bề mặt, dán keo và sắp xếp chồng lên nhau
  • Ép nóng để tạo tính liên kết đồng nhất
  • Chà nhám, cắt tỉa những góc nhọn

Giai đoạn 5: Kiểm tra chất lượng, phân loại và lưu kho để bảo quản hoặc chế tác.

Gỗ cao su xẻ thanh sau khi được xử lý sẽ có khả năng chống mối mọt tốt
Gỗ cao su xẻ thanh sau khi được xử lý sẽ có khả năng chống mối mọt tốt

Các kiểu ghép của gỗ ghép cao su hiện nay

Hiện tại trên thị trường có 4 kiểu ghép gỗ cao su phổ biến, bao gồm: ghép song song, ghép nối đầu đứng, ghép nối đầu ngang, ghép giác.

Ghép song song

Ván gỗ cao su ghép song song được sản xuất từ những thanh gỗ ghép theo chiều song song, có quy định về kích thước chiều dài và không bắt buộc về chiều rộng. Tấm gỗ sau khi ghép xong, khi nhìn sẽ thấy vết gỗ ghép là 1 đường thẳng.

Gỗ cao su ghép song song
Gỗ cao su ghép song song

Ghép nối đầu/ghép finger đứng

Kiểu ghép này thường áp dụng đối với những thanh gỗ có kích thước độ dày khác nhau. Khi đó, các thanh gỗ lựa chọn ghép sẽ được đánh mộng ở 2 đầu, tiếp theo xẻ dạng răng lược so le rồi ghép lần lượt chúng với nhau để tạo thành thanh gỗ cao su có cùng chiều dài. Sau khi hoàn thành ghép thanh gỗ, chúng sẽ được ghép lại với nhau để tạo thành tấm ván có kích thước theo tiêu chuẩn và yêu cầu.

Gỗ cao su ghép nối đầu
Gỗ cao su ghép nối đầu

Ghép nối đầu/ghép finger nằm ngang

Theo cách này, những thanh gỗ ngắn sẽ được xẻ theo hình răng cưa ở hai đầu, chúng được ghép lần lượt với nhau tạo thành những thanh gỗ có cùng kích thước. Cuối cùng, ghép song song những thanh gỗ lại để hoàn thành ván gỗ cao su.

Ghép giác

Cách ghép này được đánh giá phức tạp hơn những cách khác bởi đòi hỏi cao về kỹ thuật và sự tỉ mỉ của công nhân có tay nghề cao. Những thanh gỗ sau khi được ghép thành một khối sẽ tiến hành xẻ ra theo yêu cầu về hình ảnh và kích thước có sẵn. Cuối cùng ghép 2 khối gỗ có kiểu dáng và kích thước khớp nhau để tạo ra thấm gỗ lớn, hoàn chỉnh.

Ưu, nhược điểm của gỗ cao su

Ưu điểm

  • Gỗ có màu vàng sáng, đường vân uốn lượn tự nhiên mềm mại.
  • Không bị cong vênh và mối mọt trong quá trình sử dụng sau khi thực hiện quy trình xử lý.
  • Có kết cấu bền vững, chống va đập và chống xước tốt
  • Giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nên được sử dụng rộng rãi
  • Thân thiện với môi trường tự nhiên và sức khoẻ của con người

Nhược điểm

  • Có giá thành rẻ nên không phù hợp để sản xuất nội thất theo phong cách sang trọng
  • Là gỗ ghép thanh nên không đồng bộ về màu sắc, không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ
  • Tuổi thọ không cao bằng gỗ tự nhiên khác
Gỗ cao su có giá thành rẻ hơn so với những loại gỗ tự nhiên khác
Gỗ cao su có giá thành rẻ hơn so với những loại gỗ tự nhiên khác

Giá gỗ cao su bao nhiêu 1 khối?

Giá gỗ cao su dao động từ 4.000.000 đến 6.000.000 VND/m3 tuỳ thuộc vào: tuổi thọ của cây khi thu hoạch, quy trình xử lý, chất lượng và kích thước.

Tham khảo bảng giá gỗ cao su mới nhất

Phân loại gỗ Kích thước (Dài x rộng x cao) Đơn giá (VND/m3)
Phôi gỗ cao su xẻ 100x65x65mm 6.300.000
1000x65x35mm 5.300.000
Gỗ cao su xẻ sấy 1000x55x55mm 5.500.000
1000x65x25mm 4.500.000
Gỗ cao su tẩm sấy 1000x45x45mm 5.500.000
1000x65x20mm 4.500.000

Lưu ý, mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn so tuỳ thuộc vào sự biến động giá trên thị trường.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bảng giá gỗ cao su ghép chi tiết sau đây:

Phân loại Kích thước (Dài x rộng x cao) Đơn giá (VND/tấm)
Gỗ cao su ghép AC 2000x1000x18mm 380.000
2400x1200x12mm 320.000
2400x1200x15mm 500.000
2400x1200x17mm 510.000
2400x1200x20mm 640.000
Gỗ cao su ghép CC 2000x1000x18mm 310.000
2400x1200x8mm 230.000
2400x1200x10mm 380.000
2400x1200x12mm 350.000
2400x1200x15mm 370.000
2400x1200x17mm 410.000
2400x1200x18mm 400.000
2400x1200x20mm 450.000
Gỗ cao su ghép AA 2400x1200x8mm 360.000
2400x1200x10mm 400.000
2400x1200x12mm 450.000
2400x1200x15mm 560.000
2400x1200x17mm 600.000
2400x1200x18mm 620.000
2400x1200x20mm 750.000

Lưu ý, đơn giá được tính theo số lượng tấm và từ 12 tấm gỗ xẻ trở lên. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng để lại thông tin.



So sánh gỗ cao su và một số loại gỗ khác

So sánh gỗ cao su và gỗ xoan đào

Đặc điểm Gỗ cao su Gỗ xoan đào
Màu sắc
  • Chiều cao khoảng 20 – 30m
  • Thớ gỗ có màu vàng nhạt hoặc xám nâu, độ ẩm cao
  • Chiều cao 20 -30m
  • Thớ gỗ có màu đỏ nhạt, trong quá trình sử dụng sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm
Vân gỗ
  • Vân gỗ dạng gợn sóng, thớ gỗ dày,mịn
  • Không mùi
  • Vân gỗ thẳng, đều
  • Có mùi hương nhẹ khi lại gần
Kết cấu
  • Tính đàn hồi tốt, dẻo dai, bền vững
  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Có khả năng chống cháy
  • Gỗ cứng, chắc
  • Chịu lực, chịu nhiệt tốt
  • Ít bị cong vênh trong quá trình sử dụng
Tuổi thọ 20 năm 15 – 20 năm
Ứng dụng
  • Sản xuất nội thất
  • Làm găng tay y tế
  • Sản xuất lốp xe
  • Sản xuất nội thất
Nhóm gỗ VII VI
Giá thành 4.700.000 – 6.000.000 vnd/m3 4.000.000 – 20.000.000 VND/m3

Qua bảng so sánh trên ta thấy gỗ cao su và gỗ xoan đào đều được đánh giá cao về kết cấu bền vững. Gỗ xoan đào với đường nét vân và màu sắc vân gỗ đẹp nên được nhiều hộ gia đình ưa chuộng bởi phù hợp với đa dạng phong cách thiết kế, mang lại vẻ đẹp ấm cúng cho gia đình.

Gỗ cao su ghép thanh có độ bền cao, không bị mối mọt và cong vênh trong môi trường cùng với mức giá thành rẻ, bằng ¼  giá gỗ xoan đào nên được ứng dụng trong sản xuất bàn ghế,… ở ngành hàng ăn uống.

So sánh gỗ cao su và gỗ thông

Đặc điểm Gỗ cao su Gỗ thông
Màu sắc
  • Chiều cao khoảng 20 – 30m
  • Thớ gỗ có màu vàng nhạt hoặc xám nâu, độ ẩm cao
  • 30 – 35m
  • Gỗ có màu vàng sáng, vàng óng
Vân gỗ Vân gỗ dạng gợn sóng, thớ gỗ dày, mịn Vân gỗ rõ nét, mà vàng sẫm
Kết cấu
  • Tính đàn hồi tốt, dẻo dai, bền vững
  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Có khả năng chống cháy
  • Độ bền cao, không bị mối mọt
  • Gỗ nhẹ, độ co giãn nở thấp
Tuổi thọ 20 năm 30 năm
Ứng dụng
  • Sản xuất nội thất
  • Làm găng tay y tế
  • Sản xuất lốp xe
  • Sản xuất nội thất
  • Ốp sàn, ốp tường
Nhóm gỗ VII VII
Giá thành 4.700.000 – 6.000.000 vnd/m3 2.000.000 – 6.500.000 VND/m3

Về giá trị thẩm mỹ, gỗ thông được đánh giá cao hơn so với gỗ cao su. Gỗ cao su thường được ghép thành tấm ván lớn trước khi sản xuất nên có thể xảy ra tính không đồng nhất về màu sắc và vân gỗ, dẫn đến không có sự đồng bộ. Bên cạnh đó, gỗ thông có đường vân gỗ rất tự nhiên, mềm mại, được ưa chuộng trong sản xuất nội thất nhà ở.

So sánh gỗ cao su và gỗ tràm

Đặc điểm Gỗ cao su Gỗ tràm
Màu sắc
  • Chiều cao khoảng 20 – 30m
  • Thớ gỗ có màu vàng nhạt hoặc xám nâu, độ ẩm cao
  • Chiều cao khoảng 20 – 30m
  • Có màu vàng sậm, nâu socola
Vân gỗ Vân gỗ dạng gợn sóng, thớ gỗ dày, mịn Vân gỗ thẳng, đơn và có xu hướng trải dọc
Kết cấu
  • Tính đàn hồi tốt, dẻo dai, bền vững
  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Có khả năng chống cháy
  • Gỗ nhẹ, có tính ổn định cao, dẻo dai và độ bền tốt
  • Khả năng chống mối mọt trung bình.
Tuổi thọ 20 năm > 15 năm
Ứng dụng
  • Sản xuất nội thất
  • Làm găng tay y tế
  • Sản xuất lốp xe
  • Sản xuất nội thất
  • Chiết xuất tinh dầu
  • Sản xuất giấy
  • Ốp sàn nhà, ốp tường
  • Ứng dụng trong Y học
Nhóm gỗ VII IV
Giá thành 4.700.000 – 6.000.000 vnd/m3 4.000.000 – 8.000.000 vnd/m3

Gỗ tràm thuộc nhóm IV trong bảng phân loại gỗ tự nhiên nên được đánh giá cao hơn gỗ cao su về độ bền, độ cứng và những tính chất cơ học khác. Do đó, nội thất bằng gỗ tràm luôn có giá thành cao hơn gỗ cao su.

So sánh gỗ cao su và gỗ công nghiệp

Đặc điểm Gỗ cao su Gỗ công nghiệp
Cách thức sản xuất Gỗ cao su được lắp ghép từ gỗ của cây cao su sinh trưởng trong môi trường tự nhiên Được sản xuất từ bột gỗ kết hợp với chất phụ gia
Khả năng chịu lực Khả năng chịu va đập tốt hơn so với gỗ công nghiệp Khả năng chịu lực kém
Kết cấu
  • Tính đàn hồi tốt, dẻo dai, bền vững
  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Có khả năng chống cháy
  • Chống nước tốt
  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Có thể bị thấm nước
  • Dễ bị phồng rộp và nứt dưới tác động của thời tiết
Tuổi thọ 20 năm 10 – 15 năm
Ứng dụng
  • Sản xuất nội thất
  • Làm găng tay y tế
  • Sản xuất lốp xe
  • Sản xuất nội thất
Giá thành Cao hơn Thấp hơn

Gỗ cao su được đánh giá có độ bền cao trong điều kiện môi trường hơn so với gỗ công nghiệp nên được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất bàn ghế, tủ kệ cho các cửa hàng quán ăn. Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp với ưu điểm đa dạng màu sắc, chúng được ứng dụng nhiều để sản xuất đồ nội thất gia đình như giường, bộ bàn ăn…

So sánh gỗ cao su và gỗ MDF

Đặc điểm Gỗ cao su Gỗ MDF
Cách thức sản xuất Gỗ cao su được lắp ghép từ gỗ của cây cao su sinh trưởng trong môi trường tự nhiên Bột gỗ xay nhuyễn trộn keo
Khả năng chịu lực
  • Khả năng chịu va đập tốt hơn so với gỗ công nghiệp
  • Thân thiện với môi trường và sức khỏe con người
  • Khả năng chịu lực kém
  • Không thân thiện với môi trường
Kết cấu
  • Tính đàn hồi tốt, dẻo dai, bền vững
  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Có khả năng chống cháy
  • Chống nước tốt
  • Không bị mối mọt, cong vênh
  • Không co ngót trong điều kiện tự nhiên
  • Dễ nứt và phồng rộp khi gặp nước
Tuổi thọ 20 năm 10 – 15 năm
Ứng dụng
  • Sản xuất nội thất
  • Làm găng tay y tế
  • Sản xuất lốp xe
  • Sản xuất nội thất
Giá thành Cao hơn Thấp hơn

Được là từ thân gỗ cao su 100% nên gỗ cao su ghép thanh được đánh giá cao hơn gỗ MDF về tính tự nhiên và phóng khoáng, vì vậy nên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất nội thất.

Ứng dụng của gỗ cao su trong ngành nội thất

Với những ưu điểm nổi bật, ván gỗ cao su được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là ngành sản xuất nội thất. Thuộc dòng gỗ tự nhiên có độ bền cao, không bị co ngót nên được sử dụng để sản xuất bàn ghế, tủ kệ, giường ngủ, quầy bếp, ốp lát sàn nhà,… Tham khảo một số mẫu ứng dụng của gỗ cao su sau đây:

Gỗ cao su được ứng dụng trong sản xuất nội thất
Gỗ cao su được ứng dụng trong sản xuất nội thất
Bộ bàn ghế ăn được sản xuất từ gỗ cao su ghép thanh
Bộ bàn ghế ăn được sản xuất từ gỗ cao su ghép thanh
Tủ quần áo được sản xuất bởi gỗ cao su có màu sắc và kiểu dáng hiện đại
Tủ quần áo được sản xuất bởi gỗ cao su có màu sắc và kiểu dáng hiện đại
Tủ bếp gỗ cao su
Tủ bếp gỗ cao su
Giường ngủ được làm từ gỗ cao su chắc chắn
Giường ngủ được làm từ gỗ cao su chắc chắn
Sàn nhà gỗ cao su ghép thanh có khả năng chống mối mọt tốt
Sàn nhà gỗ cao su ghép thanh có khả năng chống mối mọt tốt

Những câu hỏi thường gặp về gỗ cao su

Gỗ cao su có tốt không? Có bền không?

Gỗ cao su được đánh giá tốt bởi những đặc điểm thớ gỗ dày, không bị co ngót trong điều kiện tự nhiên nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất. Ngoài ra, gỗ cao su tự nhiên có đặc tính bền vững và không ngậm nước trong điều kiện môi trường. Loại gỗ này đặc biệt phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng đang tìm kiếm nội thất từ vật liệu gỗ tự nhiên có chất lượng tốt với nguồn ngân sách thấp.

Gỗ cao su có bị mối mọt không?

Thuộc nhóm gỗ VII, với tính chất mềm và chịu lực kém, gỗ cao su dễ dàng bị mối mọt tấn công. Tuy nhiên, sau khi được xử lý qua quy trình nghiêm ngặt, gỗ cao su xẻ thanh sẽ có khả năng chống mối mọt tốt và không bị nứt nẻ, thấm nước trong quá trình sử dụng.

Gỗ cao su có độc không?

Gỗ cao su không độc hại với sức khỏe con người, ngược lại, loại gỗ này được đánh giá thân thiện với môi trường tự nhiên. Bề mặt gỗ cao su được có thể chống lại tàn cháy của thuốc lá, đặc biệt trong trường hợp rủi ro, xảy ra cháy rừng thì những tàn tro của cây cũng không gây ảnh hưởng hoặc tác động xấu đến môi trường sinh thái và đời sống con người.

Gỗ cao su có chống nước không?

Gỗ cao su có khả năng chống nước tốt và không bị giãn nở hoặc co ngót trong điều kiện ẩm ướt bởi tấm ván gỗ cao su có độ dày lớn cùng kết cấu bền vững. Và sau quá trình xử lý ngâm tẩm gỗ nghiêm ngặt, ván gỗ cao su được đánh giá đặc biệt phù hợp với kiểu khí hậu nước ta.

Trên đây là những chia sẻ về gỗ cao su và ứng dụng của chúng trong đời sống, hy vọng sẽ giúp ích bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin về loài cây này. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị sản xuất đồ nội thất gỗ chất lượng với mức giá tốt, liên hệ ngay với Nội Thất Điểm Nhấn qua hotline 1800 9398 để được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.



Ngoài ra, chúng tôi còn chia sẻ thông tin của nhiều loại gỗ quý khác, bạn có thể tìm hiểu thêm tại chuyên mục KIẾN THỨC GỖ.

77

Bài viết hữu ích ?
5/5 - (2 bình chọn)
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15