- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ đàn hương đỏ không còn là một cái tên quá xa lạ đối với khách hàng hiện nay. Loại gỗ quý này còn từng được xem là gỗ hoàng gia tại vương quốc Ấn Độ xa xưa. Đặc biệt hơn, nó còn chứa đựng ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc. Ngày nay, ta sử dụng loại gỗ này sản xuất các đồ dùng nội thất, xây dựng,… Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu loại gỗ quý hiếm này qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu thông tin cơ bản về gỗ đàn hương
Gỗ đàn hương là gỗ gì?
Gỗ đàn hương là một loại gỗ từ cây ở trong chi Santalum. Loại cây này có tên khoa học là Santalum Album L, họ Đàn hương (Santalaceae). Nó vừa là cây gỗ quý hiếm, lại còn là dược liệu mang ý nghĩa tâm linh. Gỗ đàn hương còn được mệnh danh là “vàng xanh” nhờ các công dụng mà nó mang đến cho cuộc sống con người.
Cây đàn hương có mấy loại?
Cây đàn hương hiện tại có 2 loại chính: gỗ đàn hương trắng và gỗ đàn hương đỏ. Trong đó, đàn hương đỏ được nhiều người yêu thích hơn cả. Cả hai loại có những đặc tính khá khác nhau.
Cụ thể:
- Gỗ đàn hương trắng có màu vàng, thớ gỗ mịn và trọng lượng nặng.
- Gỗ đàn hương đỏ có độ cứng rất tốt, đường vân đẹp và không có mùi thơm giống như gỗ đàn hương trắng.
Đàn hương thường phân bổ ở đâu?
Cây gỗ đàn hương có nguồn gốc từ Đông Timor nhưng sau này nó phân bổ ở Ấn Độ, Trung Quốc (bao gồm Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), và cả Indonesia. Tại Việt Nam ta, loại gỗ này được đưa ra nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công tại các vùng miền như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định,…
Đặc tính của cây đàn hương trong tự nhiên
Cây đàn hương thuộc dạng thân gỗ, lá nguyên, dày, hình trứng hoặc hình mũi mác. Hoa của cây dạng chùm, có màu vàng rơm, dần dần sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm. Cây ra hoa vào mùa hè, khoảng đầu tháng 5-6. Quả đàn hương lại có hình cầu, khi chín chúng sẽ có màu đen. Cây đậu quả vào thời gian khoảng tháng 7-9. Đặc biệt thân cây có rất nhiều nhựa.
Cây đàn hương có chiều cao vào khoảng 10m. Chúng thường sống ký sinh trên các loại cây chủ khác. Rễ con cũng bám chặt vào rễ cây chủ bằng các giác mút. Chúng hút dinh dưỡng từ cây ký sinh chủ để sinh trưởng và phát triển nên chúng còn được gọi là cây gỗ bán ký sinh. Gỗ có màu vàng nhạt, mùi thơm ngát và chúng có vị cay.
Gỗ đàn hương thuộc nhóm mấy?
Loại gỗ này là được xếp vào nhóm gỗ số I – nhóm gỗ quý hiếm nhất của Việt Nam. Những dòng gỗ trong nhóm này sẽ có chất lượng vô cùng tốt, màu sắc đẹp và vân gỗ ấn tượng. Nó còn có độ bền bỉ theo thời gian sử dụng.
Cách nhận biết gỗ đàn hương
Cách nhận biết gỗ đàn hương là bạn có thể dựa vào mùi thơm hoặc màu sắc. Cùng tham khảo dưới đây:
- Mùi thơm: Gỗ đàn hương có mùi thơm nhẹ có thể xua đuổi được côn trùng bay xa. Tinh dầu gỗ đàn hương đặc trưng bị ngọt và ấm của sữa mang lại cảm giác mạnh mẽ và dễ chịu.
- Màu sắc: Gỗ đàn hương có màu vàng và hạt rất mịn.
Tổng hợp thông tin về đàn hương đỏ
Gỗ đàn hương đỏ là gỗ gì?
Gỗ đàn hương đỏ là một trong những loại thuộc gỗ đàn hương. Chúng có tên gọi khoa học là Pterocarpus santalinus. Hiện nay có 2 loại đàn hương đỏ: đàn hương đỏ lá nhỏ (Lobular red sandalwood) và đàn hương đỏ lá to (Ở Ấn Độ còn gọi là Rosewood). Đàn hương đỏ lá nhỏ sẽ có giá trị hơn nhiều so với đàn hương lá to.
Đặc biệt, giống cây đàn hương đỏ này có thể tự sinh sống mà không cần ký sinh bất cứ cây chủ nào. Chúng sẽ sống ở điều kiện khí hậu ấm áp, nơi nhiều ánh sáng. Giống cây này không chịu được lạnh. Gỗ đàn hương đỏ có độ cứng cao, nhưng chúng không có hương thơm như đàn hương trắng. Thời gian hình thành lõi cũng chậm hơn.
Về nhân giống, cây đàn hương lá đỏ được nhân giống bằng hạt và hom rễ cây. Tỷ lệ nảy mầm của nó khoảng 30% – 70%. Thời gian thu hoạch của gỗ đàn hương đỏ dài hơn so với đàn hương trắng, cụ thể là 22 năm. Từ năm thứ 9 trở đi, nếu cây được trồng ở vùng mưa nhiều hoặc tưới nước nhiều, cây sẽ hình thành lõi gỗ rất kém, thậm chí cây cũng sẽ không có lõi. Tỷ lệ cây hình thành lõi khá kém, có thể lên đến 30% – 40%.
Cây gỗ đàn hương đỏ có tác dụng gì?
Với mục đích sử dụng, cây gỗ đàn hương trắng và đàn hương đỏ có sự khác nhau rõ rệt. Đối với đàn hương đỏ, người ta chỉ thường sử dụng 2 bộ phận của cây là lõi gỗ và rễ. Đối với lõi gỗ và rễ cây đàn hương đỏ, chúng được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra còn sử dụng làm đồ gia dụng, nội thất trong nhà. Những phần còn lại như rác gỗ, cành nhỏ, lá cây đều bỏ đi. Cuối cùng là phần hạt sẽ dùng để nhân giống.
Rủi ro khi trồng cây đàn hương đỏ
Đối với cây đàn hương đỏ có sự rủi ro cao hơn so với việc trồng đàn hương trắng. Bởi nếu bạn trồng ở vùng nhiều mưa, đất màu mỡ, thì việc hình thành lõi vô cùng kém.
Gỗ đàn hương có tốt không?
Dù là đối với gỗ đàn hương nói chung và gỗ đàn hương đỏ nói riêng thì chúng đều thuộc loại gỗ quý cực tốt và được ứng dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Cụ thể:
- Gỗ đàn hương được sử dụng làm các sản phẩm nội thất hoặc các phụ kiện trang trí.
- Gỗ có khả năng chống mối mọt tốt, tự hoại nên chúng khá bền.
- Gỗ sẽ có hương thơm đặc trưng khiến nhiều loài động vật có hại né xa cây.
- Đặc biệt loại tinh dầu được chiết xuất từ gỗ đàn hương sẽ có giá trị vô cùng cao.
Gỗ đàn hương giá bao nhiêu?
Hiện tại giá gỗ đàn hương trên thị trường là:
- Giá gỗ đàn hương đỏ: Từ 2 đến 5 triệu đồng/kg lõi.
- Giá gỗ đàn hương trắng: 2 đến 6 triệu đồng/kg lõi.
Vậy gỗ đàn hương có đắt không? Thực tế mà nói thì nó khá đắt nhưng hoàn toàn xứng đáng bởi chúng là loại gỗ cao cấp bậc nhất. Gỗ đàn hương chính là nguyên liệu tạo nên các tác phẩm nghệ thuật đắt giá.
Nếu gia đình bạn có nguồn tài chính vững chắc, bạn mới có thể mua được những sản phẩm gỗ đàn hương. Tuổi thọ gỗ càng cao thì giá thành gỗ càng đắt đỏ. Đối với đàn hương đỏ, giá bán thấp hơn so với đàn hương trắng.
Ứng dụng của cây gỗ đàn hương trong đời sống
Gỗ đàn hương có tác dụng gì? Đây là thắc mắc của nhiều người. Cùng tìm hiểu ứng dụng của gỗ đàn hương nhé!
Đàn hương được sử dụng làm dược liệu quý hiếm
Gỗ đàn hương được biết đến là một loại cây cực kỳ mạnh mẽ với khả năng chống tự hoại, chúng được sử dụng làm một dược liệu vô cùng quý hiếm. Cụ thể:
Theo một số thông tin, đàn hương có tác dụng chữa bệnh trầm cảm và chống co thắt. Đồng thời loại gỗ này được sử dụng để làm thuốc sát trùng, chất làm se, diệt khuẩn, và thuốc tống hơi. Ngoài ra, cây còn có tác dụng lợi tiểu và chống đờm.
Chưa dừng lại ở đó, cây đàn hương còn được dùng để chống các loại côn trùng xâm hại. Vì thế, trong hoàng tộc ngày xưa thường sử dụng gỗ đàn hương đỏ để bảo vệ cơ thể, nhất là đối với trẻ em. Bên cạnh đó, đàn hương còn chính là một trong những nguyên liệu làm thuốc an thần, thuốc bổ.
Đặc biệt, gỗ đàn hương đỏ Ấn Độ còn có giá trị điều hòa khí huyết, lưu thông máu. Hương thơm của loại gỗ này còn giúp người sử dụng trấn tĩnh, giảm stress, giảm bất an. Dầu trong cây gỗ đàn hương sau khi đun sôi lên sẽ trở thành bài thuốc quý, xua tan mệt mỏi cho con người. Người ta còn sử dụng hương thơm của đàn hương để xông phòng thiền hoặc yoga. Đây chính là liệu pháp thiên nhiên tốt nhất cho sức khỏe con người.
Đàn hương trong giá trị tâm linh
Ở Ai Cập, người ta sẽ sử dụng đàn hương trong quá trình ướp xác. Đã có một thời gian, gỗ này được sử dụng khá phổ biến. Chúng được làm đồ gỗ, quan tài và các vật dụng thờ cúng cao cấp. Gỗ đàn hương còn là một trong những biểu tượng của sự khởi đầu tốt lành. Chúng có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Hương thơm của gỗ chính là nguyên nhân khiến các loài sinh vật có hại phải tránh xa khi ngửi trúng.
Người Ấn Độ lại có quan niệm rằng nếu trong nhà bạn có đồ vật nào đó làm từ gỗ đàn hương đỏ thì sẽ mang đến nhiều điều may mắn, phước lành trong cuộc sống. Gỗ đàn hương tiết ra một loại dầu đặc biệt, chúng có hương thơm tinh khiết, xua đuổi tà khí. Chúng tạo nên không gian sống bình yên, sảng khoái cho gia chủ và người thân.
Đàn hương làm tinh dầu
Dầu đàn hương là một trong những loại tinh dầu được xem là loại tốt nhất từ Mysore ở Ấn Độ. Tinh dầu này thường có màu vàng, từ nhạt tới đậm. Chúng còn có mùi gỗ, trầm ấm, ngọt, khá lạ, huyền ảo. Tinh dầu gỗ đàn hương sẽ được sử dụng với nhiều cách thức khác nhau trong phong tục truyền thống tâm linh của phương Đông. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng mang lại sự bình tâm và tập trung cho tâm trí người sử dụng. Chúng còn được sử dụng như hương trong các đền thờ hoặc đặt trên bàn thờ cá nhân.
Ứng dụng các bộ phận khác của gỗ đàn hương
- Lõi gỗ: được sử dụng làm đồ dùng nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ. Chúng sẽ làm nên các sản phẩm nội thất cao cấp. Ngoài ra, lõi này còn có thể sử dụng làm mỹ phẩm dưỡng da.
- Rễ cây: chúng sẽ được nghiền ra lấy bột để sử dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp. Bột rễ cây này sẽ là sản phẩm dưỡng da tự nhiên.
- Lá cây: được sử dụng làm trà, nước uống.
- Cành cây nhỏ: được nghiền lấy bột, sử dụng trong ngành làm đẹp. Cuối cùng là phần quả, hạt được sử dụng làm đồ ăn, chiết xuất tinh dầu hoặc chúng còn dùng để nhân giống cây trồng,…
Một số câu hỏi thường gặp về gỗ đàn hương
Sau đây là một số thắc mắc mà nhiều người mới tìm hiểu về gỗ đàn hương, đàn hương đỏ thường quan tâm. Cùng tìm lời giải đáp trong phần sau nhé!
Mùi gỗ đàn hương như thế nào? Có thơm không?
Gỗ đàn hương có mùi dịu nhẹ, không quá nồng. Vì vậy, các món đồ nội thất từ gỗ đàn hương được nhiều người ưa chuộng.
Gỗ đàn hương có màu gì?
Gỗ đàn hương có màu vàng. Chất gỗ đàn hương nặng và có từng hạt mịn trên bề mặt.
Gỗ đàn hương hợp mệnh gì?
Gỗ đàn hương đỏ hợp với người mệnh Thổ và Hoả. Gỗ đàn hương trắng hợp với người mệnh Thuỷ và mệnh Kim.
Có gỗ đàn hương đen, đàn hương tím không?
Có gỗ đàn hương đen và gỗ đàn hương tím. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn nhiều món đồ nội thất hoặc đồ thủ công mỹ nghệ từ gỗ đàn hương với nhiều màu sắc đẹp.
Gỗ đàn hương nói chung hoặc gỗ đàn hương đỏ nói riêng đều mang giá trị kinh tế cực cao. Chúng thuộc dòng gỗ quý hiếm, được nhiều khách hàng thượng lưu săn đón. Song hiện nay, việc khai thác gỗ đàn hương khá khó khăn. Vì thế số lượng cung không đủ cầu, càng khiến giá thành của chúng tăng mạnh. Thị trường từ đó bắt đầu có hàng giả, hàng nhái. Bạn nên chọn lựa cơ sở buôn bán uy tín để tránh “tiền mất tật mang”.
Bài viết trên được chia sẻ từ đội ngũ tổng hợp nội dung của Nội Thất Điểm Nhấn, hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ đàn hương và gỗ đàn hương đỏ. Ngoài ra, nếu bạn đang cần tìm kiếm xưởng gỗ tại TPHCM uy tín để sản xuất, gia công đồ nội thất thì liên hệ ngay hotline 1800 9398 để được tư vấn nhé!
Xem thêm thông tin về một số loại gỗ quý khác mà cũng được rất nhiều người ưa chuộng dùng làm đồ nội thất:
Gỗ sến | Gỗ thông | Gỗ trai |
Gỗ căm xe | Gỗ nu | Gỗ sưa |
Gỗ huyết rồng | Gỗ beech | Gỗ bên |
Gỗ cẩm lai | Gỗ cẩm thị xanh | Gỗ cây thị |
Gỗ chò đen | Gỗ dâu | Gỗ du sam |
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ chiêu liêu là gì? Có tốt không? Giá gỗ chiu liu bao nhiêu?
- Gỗ mun là gì? Có bao nhiêu loại? Giá bao nhiêu tiền 1kg?
- Gỗ bách xanh
- Gỗ trầm hương có tác dụng gì? Giá bao nhiêu tiền 1kg?
- Gỗ me tây là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu 1 khối?
- Gỗ gụ là gì? Có mấy loại? Tốt không? Gỗ gụ giá bao nhiêu?
- Gỗ đinh hương là gì? Có thơm không? Giá bao nhiêu tiền 1kg?
- Gỗ hương đỏ Nam Phi – Chất liệu hoàn hảo cho nội thất gia đình