Nội thất gỗ từ lâu đã trở thành yếu tố quan trọng để đánh giá mức độ sang trọng của ngôi nhà. Vì lẽ đó, các loại gỗ tự nhiên như gỗ cẩm lai luôn là vật liệu yêu thích của nhiều gia đình. Vậy loại gỗ này có gì đặc biệt mà lại thu hút nhiều người đến vậy. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Gỗ cẩm lai là gì?
Gỗ cẩm lai (gỗ trắc) thuộc top những loại gỗ tự nhiên được yêu thích bởi độ khan hiếm của chúng. Loại gỗ này thường xuất hiện ở các quốc gia Đông Nam Á vì yêu thích khí hậu nóng ẩm tự nhiên.
Gỗ cẩm lai mang đến nhiều ứng dụng đời sống, đặc biệt là sản xuất nội thất. Vì vậy, giá thành của gỗ cẩm lai luôn ở mức cao.
Trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam, cẩm lai thuộc nhóm I. Đây là nhóm gỗ quý hiếm nhất Việt Nam, với nhiều ưu điểm được ứng dụng trong mọi lĩnh vực.
Nguồn gốc
Cây gỗ cẩm lai có đặc điểm là ưa nắng và phát triển mạnh ở các nơi đất ẩm. Vì vậy, loài cây này phân bố ở hầu hết các tỉnh Việt Nam. Đặc biệt là những khu vực có đất phù sa màu mỡ như: ven sông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Đắc Lắc,…).
Gỗ cẩm lai có vòng đời sinh trưởng dài nên luôn trong tình trạng khan hiếm. Đó là lý do vì sao loại cẩm lai được tìm thấy trên thị trường hiện nay đa phần có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia,… có điều kiện khí hậu tương tự Việt Nam.
Đặc điểm
Gỗ cẩm lai được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại gỗ Việt Nam. Bên cạnh là gỗ hiếm thì cẩm lai còn thể hiện các đặc điểm như: độ cứng cao, chắc đặc và màu vân gỗ loang tự nhiên, đều. Đặc biệt, mùi gỗ cẩm lai khác hoàn toàn với gỗ mun khi gỗ mun có mùi hắc còn cẩm lai lại có mùi nhẹ hơn.
Với tính chất chắc và cứng, gỗ cẩm lai sẽ không bị thấm nước, giúp hạn chế tối đa tác động từ mối mọt. Gỗ chịu tác động ngoại lực tốt nên có thể được dùng làm nội hoặc ngoại thất ở những nơi ẩm ướt mà không sợ nứt hay mốc gỗ.
Cách nhận biết gỗ cẩm lai
Khi so sánh với các loại gỗ tự nhiên khác, chúng ta cũng rất dễ nhận biết gỗ cẩm lai thông qua hai đặc điểm sau:
- Mùi hương: Khác với mùi hắc nồng của các dòng gỗ tự nhiên khác, cẩm lai có mùi thoang thoảng và nhẹ hơn rất nhiều. Khi ngửi sâu cũng không tạo cảm giác khó chịu.
- Vân gỗ: Gỗ cẩm lai sở hữu vân gỗ rất đặc biệt, các vân đa hình dạng và không cố định vân tròn như những dòng gỗ tự nhiên khác. Đặc biệt, vân cẩm lai có nét đậm ở viền không bị nhòe. Màu vân gỗ cũng rất đa dạng tùy vào độ tuổi và môi trường sinh sống chẳng hạn như nâu, cam, đen, đỏ hoặc vàng sẫm.
Gỗ cẩm lai có mấy loại?
Với đặc điểm dễ sinh trường, gỗ cẩm lai cũng đa dạng chủng loại. Mọi người thường dựa vào xuất xứ và màu gỗ để phân biệt cẩm lai:
Phân loại dựa trên xuất xứ
Hiện nay, gỗ cẩm lai có hai nguồn gốc xuất xứ là trong nước và nhập khẩu. Một số loại cẩn lai phổ biến nhất cần kể đến là:
- Gỗ cẩm lai Ninh Thuận
- Gỗ cẩm lai Tây Nguyên
- Gỗ cẩm lai Bà Rịa
- Gỗ cẩm lai Gia Lai
- Gỗ cẩm lai Đắc Lắc
- Gỗ cẩm lai Châu Phi
- Gỗ cẩm lai Lào
- Gỗ cẩm lai Campuchia
- Gỗ cẩm lai Brazil
- Gỗ cẩm lai Ấn Độ
- Gỗ cẩm lai Nam Mỹ
- Gỗ cẩm lai Indonesia
Phân loại dựa trên màu gỗ
Màu gỗ cẩm lai cũng là yếu tố để phân loại gỗ này. Hiện nay, gỗ cẩm lai có các màu gỗ như sau:
- Gỗ cẩm lai đỏ
- Gỗ cẩm lai tím
- Gỗ cẩm lai đen
- Gỗ cẩm lai vàng
- Gỗ cẩm lai xanh
- Gỗ cẩm lai hồng
Gỗ cẩm lai có tốt không?
Chắc hẳn sau khi đã tìm hiểu về đặc điểm và phân loại của gỗ cẩm lai, nhiều bạn sẽ thắc mắc gỗ cẩm lai có tốt không. Để có thể đánh giá chính xác, cần tìm hiểu về ưu và nhược điểm của loại gỗ này.
Ưu điểm
Nằm trong nhóm I của gỗ Việt Nam nên gỗ cẩm lai có rất nhiều ưu điểm nổi bật. Đặc biệt là về tính chất của gỗ:
- Chất gỗ rắn, cứng nhưng đặc nên mối mọt khó tấn công.
- Gỗ không xốp và khó bị hỏng do thấm nước.
- Chất gỗ đẹp, thớ mịn và cứng nên có thể ứng dụng nhiều trong lĩnh vực nội thất.
- Gỗ cứng dễ gia công, chịu tác động ngoại lực tốt nên không gây ra tình trạng cong vênh như các loại gỗ công nghiệp.
- Khả năng chịu nhiệt cao, không nứt chân chim như gỗ mun.
- Đặc biệt mùi gỗ cẩm lai nhẹ, thoang thoảng tạo cảm giác dễ chịu mà không cần qua các bước xử lý hóa học.
- Bề mặt gỗ có độ bóng tự nhiên nhờ tinh dầu cẩm lai bên trong gỗ.
- Tinh dầu gỗ cẩm lai còn có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng vô cùng hiệu quả.
Nhược điểm
Bên cạnh có nhiều ưu điểm, gỗ cẩm lai cũng có nhiều nhược điểm mà bạn cần biết:
- Do độ khan hiếm nến gỗ cẩm lai luôn có mức giá khá cao, đặc biệt là các sản phẩm nội thất có nhiều chi tiết đẹp mắt.
- Dễ gặp gỗ cẩm lai giả nếu không có nhiều kinh nghiệm.
- Tuy mùi hương đặc biệt, nhưng vẫn khó phân biệt giữa những loại gỗ tự nhiên khác trên thị trường.
*Qua hai yếu tố trên đây, có thể thấy rằng gỗ cẩm lai là một loại gỗ tốt với nhiều ưu điểm về chất lượng và mang tính thẩm mỹ cao.
Ứng dụng của gỗ cẩm lai trong nội thất?
Do là loại gỗ tự nhiên quý hiếm và có nhiều ưu điểm, nên gỗ cẩm lai có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nội thất. Sau đây là một vài ứng dụng nổi bật của loại gỗ này:
Đồ nội thất gỗ cẩm lai
Do tính chất chống thấm nước, hạn chế mối mọt và vân gỗ đẹp, nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất:
- Tủ bếp, tủ quần áo, tủ giày dép, kệ để rượu, quầy bar…
- Sàn nhà, trần nhà, tường…
- Bàn ghế gỗ cẩm lai
- Kệ để ly, kệ tivi, kệ sách gia đình…
- Tủ để đồ phòng tắm…
Đồ thủ công mỹ nghệ bằng gỗ cẩm lai
Vân gỗ tự nhiên loang màu đẹp và độ bóng tự nhiên của gỗ cẩm lai, nên vật liệu này được ưa chuộng trong sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ:
- Vòng tay, chuỗi hạt, nhẫn…
- Ấm gỗ, thớt gỗ, chai, lọ
- Đũa, muỗng, vá…
- Tranh gỗ cẩm lai
Các món đồ phong thủy bằng gỗ cẩm lai
Chất liệu gỗ được sử dụng nhiều trong tâm linh, phong thủy nhờ vào màu sắc trầm sang phù hợp chế tác nhiều vật dụng như: Tủ thờ, tượng phật,… và những món đồ mang ý nghĩa đặc biệt khác.
Báo giá gỗ cẩm lai cập nhật 2023
Do độ khan hiếm, nên giá thành của gỗ cẩm lai biến động rất nhiều nhưng mức giá luôn theo chiều hướng tăng. Giá gỗ cẩm lai cũng giống các loại gỗ tự nhiên khác đều phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: xuất xứ, nguồn gốc, màu gỗ, vân gỗ, kích thước, độ bóng của mặt gỗ,… Trung bình, giá cẩm lai Việt Nam dao động trên dưới mức 100.000.000 đồng/m3.
Gỗ cẩm lai là một loại gỗ tự nhiên quý hiếm. Hy vọng với những thông tin trên đây của Nội Thất Điểm Nhấn sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loại gỗ này. Từ đó sẽ tìm được loại gỗ phù hợp cho gia đình của mình.
Tìm hiểu thêm về thông tin kiến thức các loại gỗ: