- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ sưa là gì? Được dùng để làm gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu?… Đây đều là những thắc mắc thường găp khi tìm hiểu về loại gỗ này. Nếu bạn cũng đang có những câu hỏi tương tự thì bài viết sau đây của Nội Thất Điểm Nhấn sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.
Tổng quan về gỗ sưa
Gỗ sưa là gì?
Gỗ sưa là loại gỗ được khai thác từ cây sưa (cây huỳnh đàn) trong tự nhiên. Loài cây này có tên khoa học là “Dalbergia tonkinensis Prain” thuộc nhóm gỗ 1A có độ quý hiếm cao. Sưa là loại thực vật ưa khí hậu nhiệt đới, phát triển mạnh trong điều kiện giàu ánh sáng, đất ẩm, dày và mềm vì rễ cây bám sâu. Chúng phát triển mạnh ở những đai độ cao tuyệt đối dưới 500m nơi có độ ẩm và nhiệt độ vừa phải.
Nơi mà chúng ta có thể tìm ra cây sưa nhất là trong những khu rừng mưa nhiệt đới hoặc rừng nhiệt đới gió mùa. Tại Việt Nam, cây sưa phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc có độ cao dưới 500m. Bên cạnh đó, cây sưa cũng phát triển ở những khu rừng nhiệt đới tại Trung Quốc, chủ yếu xuất hiện ở Hải Nam.
Đặc điểm của cây gỗ sưa
Sưa là loài cây có phần thân dạng hợp trục phân nhánh cao khoảng 6 – 12 m. Thậm chí, những cây trưởng thành lâu năm có chiều cao có thể đạt mức 15m. Vỏ cây thường có màu xám hoặc vàng nâu. Những cành non màu xanh mọc trên thân thường có lông mịn.
Hình dáng lá chính là một trong những đặc điểm dễ nhận biết nhất của cây sưa. Lá có hình dáng như lông chim mọc đối xứng nhau trên thân non. Cùng với những lá kép là các lá lẻ mọc so le. Trung bình, có khoảng 9 – 17 lá lẻ nằm trên một cuống chính.
Cây sưa có những lá chét với hình dáng xoan thuôn vối phần đầu nhọn và phần đuôi dài. Những lá này rộng khoảng 3 – 5 cm, dài tầm 6 – 9 cm. Chúng nằm ở đầu cuống và có kích thước lớn hơn so với những lá còn lại.
Từ nách lá cây sưa, những bông hoa trắng nhỏ có kích thước 7 – 9 mm mọc ra. Những hoa này nở rộ vào tháng 2 – 3 và phat triển thành quả có hình dáng hạt đậu rộng 2 – 2,5 cm, dài 5 – 7,5 cm. Trong đó, mỗi quả chứa khoảng 1 – 2 hạt.
Gỗ sưa thuộc nhóm mấy?
Gỗ sưa thuộc nhóm IA theo bảng phân loại gỗ Việt Nam – đây là nhóm gỗ nằm trong sách đỏ Việt Nam và đang trong diện bảo vệ nghiêm ngặt.
Gỗ sưa có tốt không?
Gỗ sưa được xếp vào nhóm những loại gỗ tốt với nhiều ưu điểm và được ứng dụng nhiều trong sản xuất nội thất. Dưới đây là những điểm mạnh giúp gỗ sưa được ưa chuộng:
- Chống mối mọt tấn công: Gỗ sưa có nhiều tanin giúp chống mối mọt tấn công và hạn chế tình trạng oxy hóa gây mục gỗ.
- Độ bền cao: Chất gỗ dày, lõi đặc nên độ bền của gỗ sưa rất cao. Đặc biệt là có khả năng kháng nước tốt.
- Thẩm mỹ cao: Gỗ sưa có nhiều ưu điểm về hình thái như: vân gỗ đều đẹp, màu trầm sang…
- Hương thơm đặc trưng: Gỗ sưa có mùi hương đặc biệt, khi sử dụng sẽ tỏa hương dễ chịu.
Ngoài ra, gỗ sưa mà đặc biệt là sưa đỏ được cho là mang ý nghĩa đặc biệt liên quan đến phong thủy. Quan niệm xưa cho rằng, chúng mang đến nhiều hiệu quả đặc biệt như được các vua chúa sử dụng để ướp xác hoặc là dùng làm vật trấn yểm để hút tà ma.
Với những giá trị nêu trên, gỗ sưa trở thành vật liệu được đánh giá cao bởi người tiêu dùng. Những nội thất được làm bằng gỗ sưa đỏ có đặc điểm là tỏa ra ánh sáng đặc biệt đẹp mắt không khác gì cầu vồng. Đó là lý do vì sao nhu cầu sử dụng gỗ sưa luôn ở mức cao khiến chúng bị khai thác quá mức dẫn đến kiệt quệ.
Gỗ sưa có mấy loại?
Gỗ sưa có 4 loại gồm: sưa trắng, sưa đỏ, sưa vàng và sưa đen. Cùng tìm hiểu đặc điểm của từng loại trong phần dưới đây.
Gỗ sưa trắng
Đây là loại gỗ được khai thác từ những cây sưa trắng. Giống cây này có lớp vỏ nhẵn mịn bị biến đổi thành vảy chết sau thời gian dài. Chúng có hoa mọc thành chùm tỏa hương thơm dịu và quả không có mùi quá đặc trưng.
Các cây sưa trắng thường chỉ được trồng làm cây xanh ở công viên hoặc dọc đường. So với các loại gỗ sưa khác, gỗ sưa trắng có phần thịt khá dày với vân gỗ không quá sắc nét.
- Gỗ sưa trắng có phần vỏ nhẵn màu xanh nhạt
- Lá sưa trắng mọc đối xứng nhau, phần gân lá lộ rõ và có màu sẫm hơn
- Hoa sưa trắng có cánh lớn màu trắng thường nở vào tháng 2 – 3 hàng năm
- Vân gỗ sưa trắng có ở 2 mặt, đường vân mờ màu sắc sáng không trầm sang như sưa đỏ
- Gỗ sưa trắng không mùi
Gỗ sưa đỏ
Loại gỗ này được lấy từ những cây sưa đỏ. Giống sưa này dễ trồng, dễ chăm sóc và có thể thu hoạch sau chỉ 8 – 10 năm. Cây có thân vỏ sần sùi với mùi khá đặc trưng khác biệt so với những giống sưa khác.
Gỗ sưa đỏ có phần lõi to có màu nâu đen, nâu đỏ hoặc nâu thẫm. Gỗ có thớ nhỏ mịn và những đường nét hoa văn tự nhiên đầy ngẫu hứng. Đặc biệt, gỗ sưa đỏ có chứa một lượng tinh dầu nhất định giúp chúng có thể chống chịu tốt trước mối mọt và sâu bệnh.
- Màu gỗ sưa đỏ vô cùng đẹp mắt, với màu đỏ hoặc đỏ bã trầu chủ đạo, một vài thớ gỗ sẽ đan xen thêm màu đen hoặc vàng trầm vô cùng sang trọng
- Vân gỗ nằm cả 4 mặt, đường vân rộng đều, đan xen nhiều màu tone trầm và xếp vào hàng “đệ nhất vân”
- Gỗ sưa đỏ gặp ánh sáng sẽ óng ánh 7 màu cầu vồng vô cùng đẹp mắt
- Mùi hương gỗ sưa đỏ nhẹ và vô cùng dễ chịu, tương tự như mùi trầm
Gỗ sưa vàng
Giống sưa vàng có gỗ màu vàng nhạt tối dần về phần lõi. Chúng được sử dụng phổ biến để sản xuất nội thất và những vật phẩm tâm linh. Trong đó, vòng tay gỗ sưa là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng.
Đặc điểm nhận biết rõ nhất chính là hoa cây sưa vàng có màu vàng nhạt, thường phân bố ở các khu vực miền Trung. Đặc biệt là Tam Kỳ, Quảng Nam. Gỗ sưa vàng cũng được trồng để tạo bóng mát và không được chuộng khi sản xuất đồ nội thất.
Gỗ sưa đen
Bên cạnh những giống sưa trên, chúng ta còn cần phải nhắc đến cây sưa đen. Giống này được mệnh danh là “tuyệt sưa” vì độ quý hiếm đặc biệt của chúng. Đa phần, lõi sưa đen đều có tuổi lên đến hàng trăm năm. Loại gỗ này có thớ khá mịn, có độ cứng và độ dẻo cao. Gỗ có nhiều đường vân độc đáo và hương thơm đặc trưng.
- Gỗ sưa đen có hương thơm dễ chịu hơn cả sưa đỏ, khi đốt phần tro sẽ màu trắng đục
- Thớ gỗ của sưa đen vô cùng mịn và cứng, nhưng dễ chế tác
- Vân gỗ sưa đen độc đáo vì tuổi thọ sưa đen vô cùng cao (lên đến hàng trăm tuổi)
- Lõi sưa đen có màu đen huyền vô cùng ấn tượng
Cách phân biệt gỗ sưa trắng và gỗ sưa đỏ
- Nhận biết qua lá cây: Lá cây sưa trắng mọc đối xứng nhau (đặc điểm khác biệt nhất), phần bên dưới lá màu sáng hơn, lộ rõ gân lá. Lá sưa đỏ lại mọc so le với cuống dài khoảng 8 – 15cm hình bầu dục, phần bên dưới lá tệp màu nhau không lộ rõ gân. Lá sưa đỏ sẽ có mùi nồng hơn lá sưa trắng.
- Nhận biết bằng hoa: Cả hoa sưa đỏ và sưa trắng đều mọc thành chùm. Tuy nhiên, hoa sưa đỏ có cánh nhỏ màu vàng nhạt còn hoa sưa trắng có cánh lớn màu trắng.
- Nhận biết qua thân cây và quả: Cây sưa đỏ trưởng thành có phần vỏ nứt, thân mốc quả mọc thành cụm và bên trong có hạt. Cây sưa trắng trưởng thành có vỏ nhẵn màu xanh phần quả không có hạt. Bên cạnh đó, hạt cây sưa đỏ khi đốt lên sẽ có mùi rất hôi.
- Nhận biết qua gỗ: Giống như tên gọi, gỗ sưa đỏ có màu đỏ trầm đặc trưng, phần vân đều lớn đẹp mắt, khi cắt lát gỗ sẽ có màu hồng đỏ xen kẽ đen. Đặc biệt phần gỗ sưa đỏ có mùi thơm vô cùng dễ chịu, khi đốt mùi sẽ thơm hơn. Gỗ sưa trắng sẽ không có đặc điểm trên.
Cách nhận biết gỗ sưa
- Quan sát bằng mắt thường: gỗ sưa có lõi màu vàng hoặc đỏ. Nếu được sử dụng trong thời gian dài thì màu gỗ sẽ biến đổi trở nên tối đi. Lúc này, chỉ cần dùng dao cạo nhẹ là bạn sẽ thấy được lớp gỗ vối màu vàng tươi hoặc đỏ rực đặc trưng.
- Ngửi mùi hương: nhờ vào hàm lượng tinh dầu nằm trong gỗ, chúng tỏa ra một hương thơm thoang thoảng dễ dàng nhận biết. Thậm chí, một vài sản phẩm chỉ cần ngửi trực tiếp là có thể nhận ra ngay lập tức.
- Sử dụng phương pháp mẫu thử: nếu muốn đảm bảo rằng mình đang đầu tư một cách hợp lý thì bạn nên kiểm tra bằng mẫu thử. Hãy phân biệt bằng cách ngâm nước hoặc đốt mẫu gỗ. Khi được ngâm nước sôi trong 15 phút, gỗ sưa sẽ biến đổi thành màu đỏ nhạt với váng dầu nổi trên bề mặt nước. Còn khi đốt, chúng sẽ tỏa ra một mùi hương nhẹ nhàng và để lại tro tàn màu trắng ngà.
- So sánh trọng lượng gỗ sưa và các loại gỗ khác: Tuy cách nhận biết này có phần khó hơn những cách trên, nhưng vẫn được giới chơi đồ gỗ hoặc những người yêu thích đồ gỗ áp dụng. Trọng lượng của gỗ sưa nhẹ hơn những loại gỗ như: gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai… nhưng gỗ sưa cũng rất nặng tương tự như: gỗ hương, gỗ lát, gỗ xoan… Chính vì vậy, các bạn có thể dùng 2 khối gỗ và xác định gỗ sưa bằng cách cân và tính trọng lượng.
Tìm hiểu thêm về: Cách tính trọng lượng riêng của gỗ
Giá gỗ sưa hiện nay bao nhiêu tiền 1 kg?
Bảng giá gỗ sưa đỏ
Phân loại | Đặc điểm cây sưa đỏ | Giá thành (VNĐ/KG) |
Loại 2 | Khai thác từ những cây cổ thụ lâu năm với đường kính lớn hơn 40cm. | 30.000.000 – 100.000.000 VNĐ/kg |
Loại 3 | Khai thác từ những cây sống trên 50 năm với đường kính 20 – 40 cm. | 15.000.000 – 20.000.000 VNĐ/kg |
Loại 4 | Khai thác từ những cây 30 năm tuổi với đường kính dưới 20cm | 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/kg |
Loại 5 | Khai thác từ những cây 30 năm tuổi với đường kính dưới 20cm | 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ/kg |
Loại 6 | Khai thác từ những cây dưới 20 năm tuổi với đường kính nhỏ hơn 15cm. | 1.000.000 -5.000.000 VNĐ/kg |
Loại 7 | Khai thác từ những cây non dưới 10 năm tuổi. | 100.000 – 2.000.000 VNĐ/kg |
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang giá trị tham khảo. Bạn cần tìm hiểu giá gỗ trừ nhiều nguồn để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của gia đình nhất.
Bảng giá gỗ sưa đen
Phân loại | Đặc điểm cây sưa đen | Giá thành (VNĐ/KG) |
Loại 2 | Khai thác từ cổ thụ sưa có tuổi thọ lên đến trăm năm, đường kính mặt gỗ >40cm | 30.000.000 – 80.000.000 VNĐ/kg |
Loại 3 | Đường kính gỗ 20 – 40 cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ >50 năm | 13.000.000 – 17.000.000 VNĐ/kg |
Loại 4 | Đường kính gỗ >20cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ khoảng 30 năm | 7.000.000 – 13.000.000 VNĐ/kg |
Loại 5 | Đường kính gỗ <20cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <30 năm | 4.000.000 – 13.000.000 VNĐ/kg |
Loại 6 | Đường kính gỗ >10cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <20 năm | 1.000.000 – 4.000.000 VNĐ/kg |
Loại 7 | Được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <10 năm (cây sưa non) | 100.000 – 1.500.000 VNĐ/kg |
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang giá trị tham khảo.
Bảng giá gỗ sưa trắng
Phân loại | Đặc điểm cây sưa trắng | Giá thành (VNĐ/KG) |
Loại 2 | Khai thác từ cổ thụ sưa có tuổi thọ lên đến trăm năm, đường kính mặt gỗ >40cm | 25.000.000 – 60.000.000 VNĐ/kg |
Loại 3 | Đường kính gỗ 20 – 40 cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ >50 năm | 13.000.000 – 15.000.000 VNĐ/kg |
Loại 4 | Đường kính gỗ >20cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ khoảng 30 năm | 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ/kg |
Loại 5 | Đường kính gỗ <20cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <30 năm | 3.000.000 – 10.000.000 VNĐ/kg |
Loại 6 | Đường kính gỗ >10cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <20 năm | 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ/kg |
Loại 7 | Được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <10 năm (cây sưa non) | 100.000 – 1.000.000 VNĐ/kg |
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang giá trị tham khảo.
Bảng giá gỗ sưa vàng
Phân loại | Đặc điểm cây sưa vàng | Giá thành (VNĐ/KG) |
Loại 2 | Khai thác từ cổ thụ sưa có tuổi thọ lên đến trăm năm, đường kính mặt gỗ >40cm | 20.000.000 – 60.000.000 VNĐ/kg |
Loại 3 | Đường kính gỗ 20 – 40 cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ >50 năm | 10.000.000 – 14.000.000 VNĐ/kg |
Loại 4 | Đường kính gỗ >20cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ khoảng 30 năm | 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ/kg |
Loại 5 | Đường kính gỗ <20cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <30 năm | 3.000.000 – 10.000.000 VNĐ/kg |
Loại 6 | Đường kính gỗ >10cm, được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <20 năm | 1.000.000 – 3.000.000 VNĐ/kg |
Loại 7 | Được khai thác từ cây sưa có tuổi thọ <10 năm (cây sưa non) | 100.000 – 1.000.000 VNĐ/kg |
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang giá trị tham khảo.
Tác dụng của gỗ sưa trong nội thất và phong thuỷ
Nếu bạn chưa biết gỗ sưa dùng để làm gì thì hãy tham khảo những thông tin sau. Bạn sẽ hiểu rõ tác dụng của loại gỗ này khi chúng được sử dụng trong thực tế.
Ứng dụng trong nội thất
Từ thời xưa, giống gỗ sưa đã được khai thác để chế tạo những vật dụng quen thuộc như bàn ghế, tủ kệ và các đồ dùng hàng ngày. Cho đến ngày nay, loại gỗ này vẫn được dùng phổ biến để sản xuất:
- Đồ gỗ sưa: Bao gồm tủ giường và bàn ghế chất lượng cao. tuy nhiên, những chiếc – tủ gỗ sưa với giá tương đối cao không phải là lựa chọn phù hợp với đa số gia đình Việt.
- Vật dụng nhỏ: Các sản phẩm chẳng hạn như đũa gỗ sưa đỏ cũng là một ứng dụng không thể bỏ qua của loại gỗ này.
Những sản phẩm được làm từ gỗ sưa có đặc điểm là màu sắc đẹp và hương thơm dịu nhẹ. Bên cạnh đó, chúng cũng được đánh giá cao vì độ bền và giá trị sử dụng qua thời gian.
Ứng dụng trong phong thuỷ
Gỗ sưa đã và đang được dùng nhiều để tạo nên những vật dụng phục vụ cho nhu cầu thờ cúng. Những món đồ có khả năng trấn yểm như phật quan âm gỗ sưa được cho là sẽ xua tan tà ma nhằm mang đến cho gia đình sức khỏe và sự thịnh vượng.
Bên cạnh những tác dụng kể trên, gỗ sưa còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác. Chẳng hạn như loài gỗ này thường được nhiều nơi dùng để chiết xuất để làm nước hoa, mỹ phẩm thiên nhiên, hương tinh dầu,… Thậm chí, một số nơi vẫn còn áp dụng những phương pháp chữa bệnh bằng cây sưa. Họ phối hợp gỗ sưa cùng những nguyên liệu khác để điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
Những câu hỏi thường gặp về gỗ sưa
Gỗ sưa có thơm không?
Gỗ thu hoạch từ cây sưa chứa một lượng tinh dầu dồi dào với mùi hương vô cùng dễ chịu. Bên cạnh đó, mùi hương này còn có công dụng đuổi muỗi và côn trùng vô cùng hiệu quả.
Gỗ sưa có độc không?
Người xưa thường truyền miệng nhau rằng, nhựa và lá cây sưa trắng chưa độc tố ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định cây sưa có chứa độc tố. Bên cạnh đó, nhiều giáo sư cũng chỉ ra rằng cây sưa không chứa độc tố đủ làm hại con người.
Hơn thế nữa, trong Đông y cây sưa cũng là một vị thuốc có tác dụng nhuận tràng, chữa bệnh tim và giúp cầm máu vô cùng hiệu quả.
Vì sao gỗ sưa đen lại đắt đỏ?
Gỗ sưa đen luôn thuộc “top” những dòng gỗ đắt đỏ trên thị trường bởi:
- Thuộc nhóm gỗ quý: Gỗ sưa hay gỗ sưa đen thuộc nhóm IA, đây là nhóm gỗ rất quý hiếm và nằm trong danh sách bảo tồn. Chính vì vậy, giá trị kinh tế rất cao.
- Mùi hương đặc trưng: Gỗ sưa khác biệt hơn những loại gỗ khác chính là mùi hương đặc trưng với hương thơm dễ chịu. Tinh dầu gỗ Sưa cũng được ứng dụng trong sản xuất nước hoa.
- Độ bền cao: Do đặc điểm sinh học nên gỗ sưa đen có tính cứng, lõi đặc, thớ gỗ mịn… cộng với hàm lượng tanin cao nên có khả năng chống mối mọt và mục gỗ rất tốt
Cách tính lõi gỗ sưa?
Để tính lõi gỗ sưa các bạn cần chuẩn bị khoan điện và thước đo, sau đó các bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Bạn dùng khoan điện, khoan từ từ (quan trọng) vào lõi cây sưa
- Bước 2: Bạn khoan nhẹ nhàng đến khi xuất hiện vụn gỗ màu đỏ, lúc này mũi khoan đã đụng lõi
- Bước 3: Dùng que nhỏ đưa vào lỗ vừa khoan đến khi chạm lõi, sau đó bạn đo lại bằng thước (A)
- Bước 4: Dùng thước đo vòng cây (B)
Công thức tính: (B/3,14) – (A x 2)
So sánh gỗ sưa và trầm hương nên sử dụng vòng tay loại nào?
- Độ quý: cả hai loại gỗ này đều quý hiếm như nhau và cần thời gian dài để hình thành khai thác.
- Giá cả: hiện vòng tay gỗ hương sẽ tuỳ theo nguồn gốc xuất xứ mà được chia thành 3 loại gồm: Trầm Tốc, Trầm Hương, Kỳ Nam với mức giá tăng dần từ vài triệu đến trăm triệu. Tượng tự thì giá vòng tay gỗ sưa cũng tuỳ loại, với loại làm từ gỗ nu sưa đỏ thì có giá dao động vài trăm triệu.
Như vậy, có thể thấy cơ bản là vòng tay từ gỗ sưa và trầm hương không có sự khác biệt nhiều về giá trị và giá cả. Do đó, bạn có thể dựa trên mùi hương, màu sắc ưa thích mà lựa chọn phù hợp.
Nhìn chung, gỗ sưa có khá nhiều ưu điểm và ứng dụng trong cuộc sống. Nội Thất Điểm Nhấn hy vọng những chia sẻ trong bài này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về giống gỗ này để đưa ra quyết định phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm xưởng sản xuất nội thất gỗ theo yêu cầu thì liên hệ 1800 9398 nhé! Chúng tôi với xưởng mộc gần 2000m2 cùng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, đảm bảo mang đến các sản phẩm gỗ nội thất tốt nhất cho bạn.
Đọc thêm các bài viết liên quan tại chuyên mục KIẾN THỨC GỖ
Gỗ hoàng đàn tuyết | Gỗ huỳnh đàn vàng | Gỗ lát chun |
Gỗ mahogany | Gỗ me đá | Gỗ nghiến |
Gỗ nhai bách | Gỗ pơ mu | Gỗ phay |
Gỗ pơ mu | Gỗ sa mu | Gỗ sồi |
Gỗ sú vân thị | Gỗ táu | Gỗ thuỷ tùng |
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ trai là gỗ gì? Có tốt không? Giá gỗ trai mới nhất hiện nay
- Gỗ cẩm thị là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu 1 khối?
- Gỗ huyết rồng có tác dụng gì? Cách phân biệt thật giả
- Gỗ cẩm lai là gì? Có mấy loại? Giá bao nhiêu 1 khối?
- Gỗ căm xe là gì? Có tốt không? Giá gỗ căm xe bao nhiêu/m3?
- Gỗ chò đen là gì? Thuộc nhóm mấy? Có giá bao nhiêu?
- Gỗ cây thị có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá bán bao nhiêu?
- Gỗ bên là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy? 1m3 gỗ có giá bao nhiêu?
- Gỗ beech là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy? Giá gỗ beech 2023
- Gỗ nu là gì? Có những loại nào? Giá gỗ nu bao nhiêu tiền?