Gỗ dâu đã quá quen thuộc với nhiều gia đình vì tính ứng dụng cao và giá trị về kinh tế, thẩm mỹ. Tuy nhiên, trước khi chọn mua nội thất làm từ loại gỗ này, các bạn hãy tham khảo những thông tin qua bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp nhé!
Tìm hiểu chung về gỗ dâu
Những thông tin về cây gỗ dâu cần thiết sẽ giúp bạn đánh giá khách quan nhất về loại gỗ này.
Gỗ dâu là gì? Nguồn gốc và vị trí phân bố
Gỗ dâu hay gỗ dâu rừng được lấy từ cây dâu rừng. Đây là loại dâu khác với những giống dâu trồng tại nhà ăn. Các loại dâu này được trồng chủ yếu để khai thác gỗ phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản xuất đặc biệt là gỗ nội thất. Chính vì mức độ phổ biến rộng rãi trên thị trường và mang đến nhiều ưu điểm nên gỗ dâu ngày càng có giá trị.
Do đặc tính của cây dâu là ưa nắng và phát triển ở môi trường nhiều độ ẩm nên gỗ dâu xuất hiện nhiều ở rừng miền Nam và cả miền Bắc. Hiện nay, ngày càng khó tìm thấy nội thất gỗ dâu vì loại cây này đang được khai thác quá mức.
Gỗ dâu có những đặc điểm sinh học gì?
Gỗ dâu là một trong những loại gỗ tự nhiên quen thuộc với nhiều nét đặc trưng: kích thước gỗ lớn, chất cứng, các thớ gỗ mịn màu vàng sẫm. Bên cạnh đó, gỗ dâu cũng dễ dàng nhận diện qua các đặc điểm như vân gỗ dày hơn so với những dòng gỗ tự nhiên khác, nhưng vân gỗ không đều mà đan xen với các đường vân có nhiều kích thước. Chính những đặc điểm này đã giúp gỗ dâu trở nên đặc biệt hơn những dòng gỗ còn lại.
Gỗ dâu thuộc nhóm mấy trong bảng xếp hạng gỗ?
Trong bảng phân loại các dòng gỗ Việt Nam, gỗ dâu thuộc nhóm VIII vì mang các đặc điểm như gỗ cứng, thớ gỗ mịn, có khả năng chống mối cực kỳ cao. Tuy không thuộc nhóm gỗ quý nhưng loại gỗ này vẫn có nhiều giá trị về kinh tế và sản xuất trong lĩnh vực sản xuất nội thất.
Cách nhận biết gỗ dâu như thế nào?
Vì gỗ dâu thuộc nhóm VIII nên đặc điểm nhận diện của gỗ dâu cũng đơn giản. Chỉ cần thông qua các đặc điểm sinh học của nhóm gỗ là: thớ gỗ mịn và chất gỗ cứng không bị mối mọt xâm nhập. Bên cạnh đó, các vân gỗ mịn và không đều nhau khiến gỗ dâu trở nên đặc biệt hơn.
Các vân gỗ của gỗ dâu sẽ chạy dọc khắp những thớ gỗ nhưng lại không đồng đều như những dòng gỗ tự nhiên khác. Các thớ gỗ sẽ có độ dày mỏng khác nhau, những đường. Cách nhận biết gỗ cũng dựa theo từng loại gỗ dâu là: dâu tằm và dâu rừng.
Đặc điểm của gỗ dâu rừng sẽ khác gỗ dâu tằm:
- Gỗ dâu rừng: Ruột gỗ đen, chất gỗ đẹp, cứng chắc, thớ mịn và vân gỗ đều đẹp.
- Gỗ dâu tằm: Ruột gỗ màu trắng đục, thớ mịn nhưng chất xốp và cực kỳ nhẹ. Vân gỗ thưa nhạt nên không hợp dùng trong sản xuất nội thất.
Gỗ dâu có mấy loại?
Gỗ dâu cũng giống như những loại gỗ tự nhiên khác. Chúng rất đa dạng và dựa theo từng tính chất sẽ chia thành các loại sau:
Theo xuất xứ
- Gỗ dâu Nam Phi: Đây là loại gỗ nhập khẩu từ Nam Phi do sản lượng gỗ dâu ở Việt Nam đang khan hiếm.
- Gỗ dâu Lào: Tính chất giống gỗ dâu Nam Phi, nhưng được nhập khẩu từ Lào.
Theo đất trồng
Tùy theo đất sẽ cho ra loại gỗ có đặc điểm sinh học khác nhau. Cụ thể, theo đất trồng có hai loại gỗ dâu như sau:
- Gỗ dâu rừng: Giống như tên gọi, gỗ dâu rừng sinh trưởng tại các khu rừng tự nhiên. Do đó, chất lượng gỗ rất tốt nhờ vào điều kiện phát triển thuận lợi. Loại gỗ dâu này được ứng dụng nhiều trong sản xuất
- Gỗ dâu tằm: Loại gỗ được người dân trồng tại nhà để thu hoạch hoặc trồng nhiều ở khu vực nuôi tằm.
Theo màu gỗ dâu
Giống với những dòng gỗ tự nhiên, màu sắc của gỗ dâu sẽ khác nhau tùy vào đất trồng và quá trình chăm sóc. Gỗ dâu có 3 màu phổ biến là:
- Gỗ dâu vàng: Dòng gỗ có thớ gỗ mịn, vân gỗ đều đẹp và không bị tác động bởi ngoại lực. Ít bị cong vênh, màu vàng đẹp nên màu gỗ dâu vàng được dùng nhiều trong lĩnh vực phong thủy.
- Gỗ dâu đen: Đặc điểm sinh học giống với gỗ vàng, chỉ khác nhau về màu sắc. Với màu đen, gỗ được ứng nhiều nhiều trong sản xuất nội thất/
- Gỗ dâu đỏ: Với những ưu điểm từ gỗ dâu, nhưng màu đỏ sẫm tự nhiên của gỗ sẽ phù hợp với các đồ nội thất thờ cúng hoặc dụng cụ nhà bếp.
Gỗ dâu có tốt không?
Chắc hẳn qua những thông tin trên đây có thể thấy rằng gỗ dâu là một trong những loại gỗ tốt. Như đã nói ở trên, gỗ dâu thuộc nhóm VIII. Đặc điểm chung của nhóm này là chất nhẹ dễ bị mối mọt tấn công nhưng một vài loại gỗ đặc trưng khác như gỗ dâu lại có khả năng chống mối mọt cao và độ bền tốt để ứng dụng trong nhiều lĩnh vực.
Hơn thế nữa gỗ dâu lại có vân đẹp, thẩm mỹ cao. Sau khi được chế tác và xử lý phù hợp, nội thất gỗ dâu sẽ lên màu cực đẹp. Đây là lựa chọn phù hợp với những căn nhà phong cách hiện đại.
Ứng dụng của gỗ dâu?
Như đã nói ở trên, gỗ dâu là loại gỗ phổ biến với nhiều đặc điểm sinh học và chất lượng tốt nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực:
Đồ phong thủy
Những sản phẩm tâm linh, thờ cúng thường được sản xuất từ gỗ dâu vì mang đến ưu điểm nhẹ và màu đẹp. Chuỗi hạt, bàn thờ, tượng, lục bình, vòng tay phong thủy, tủ thờ,… là những vật dụng thường được sản xuất từ gỗ dâu.
Bàn ghế gỗ dâu rừng
Với ưu điểm là nhẹ, khả năng chống mối mọt và chịu lực khá tốt nên gỗ đâu được lựa chọn để sản xuất nhiều sản phẩm nội thất đặc biệt là bàn ghế. Hơn nữa, hoa văn trên gỗ dâu còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Tay cầm cầu thang
Khi nhắc đến tính ứng dụng của gỗ dâu không thể bỏ qua tay cầm cầu thang. Các sản phẩm cầu thang bằng gỗ dâu nhẹ dễ tạo hình nhưng độ bền cao, chịu lực tốt giúp tăng tuổi thọ sử dụng.
>> Xem thêm: báo giá tay vịn cầu thang bằng gỗ dâu
Giá gỗ dâu năm 2023
Giá thành là vấn đề được nhiều người quan tâm khi tham khảo bất kỳ loại gỗ nào. Đối với gỗ dâu, do thuộc nhóm VIII khá phổ biến nên giá thành tùy thuộc vào độ tuổi của gỗ. Tuy nhiên, gỗ dâu cũng khan hiếm do nhu cầu sử dụng cao nên việc khai thác nhiều.
Trên thị trường, giá gỗ dâu non tuổi sẽ dao động khoảng 300.000 – 700.000 đồng/ kg. Đối với gỗ dâu già tuổi chất lượng tốt hơn thì giá thành có thể lên đến vài triệu mỗi kg. Hiện nay, gỗ dâu trên thị trường đa phần là gỗ nhập khẩu nên khi lựa chọn bạn cần tham khảo kỹ nơi bán để tránh tình trạng mua phải gỗ xấu.
Trên đây là bài viết về gỗ dâu, hy vọng với những thông tin này Nội Thất Điểm Nhấn sẽ giúp các bạn sẽ hiểu hơn về loại gỗ này. Từ đó, bạn sẽ chọn được chất liệu phù hợp cho ngôi nhà của mình.
Tìm hiểu thêm về thông tin các loại gỗ khác:
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ lát chun có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?
- Gỗ nghiến là gì? Thuộc nhóm mấy? 1m3 gỗ nghiến giá bao nhiêu?
- Gỗ hoàng đàn là gì? Có mấy loại? Gỗ hoàng đàn bao nhiêu tiền 1kg
- Gỗ hoàng đàn tuyết – Đôi điều cần biết về “vị vua” trong giới gỗ thơm
- Gỗ nhựa là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của gỗ nhựa
- Gỗ nhai bách là gì? Phân loại và giá trị của gỗ nhai bách
- Gỗ me đá là gỗ gì? Có tốt không? Gỗ me đá giá bao nhiêu?
- Gỗ Mahogany là gỗ gì? Có tốt không? Giá gỗ mahogany?
- Gỗ huỳnh đàn vàng là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?
- Gỗ du sam có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?