Cách đọc bản vẽ xây dựng đơn giản và dễ hiểu nhất

Cập Nhật 18/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Khi nắm rõ cách đọc bản vẽ xây dựng sẽ giúp bạn dễ dàng ước lượng khối lượng vật tư, tiết kiệm chi phí khi thi công và đảm bảo được tính thẩm mỹ của công trình. Nội Thất Điểm Nhấn sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bản vẽ thiết kế trong xây dựng nhà ở chi tiết qua bài viết sau.

Bản vẽ xây dựng là gì? 

Bản vẽ xây dựng là tổ hợp về mặt bằng, mặt đứng, mặt bên và mặt cắt của những vật thể trong một công trình xây dựng. Dựa vào bản vẽ xây dựng bạn có thể nắm rõ được quá trình thi công có nhầm lẫn hay sai sót gì không. Bản vẽ xây dựng có thể được vẽ bằng tay hoặc sử dụng phần mềm thiết kế được hỗ trợ bằng máy tính.

Bản vẽ xây dựng được phân thành nhiều loại khác nhau như:

  • Bản vẽ phác thảo: Là bản vẽ được phác thảo đơn giản về ý tưởng thiết kế. Bản vẽ phác thảo giúp bạn nắm rõ được các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế xây dựng nhà ở, qua đó sẽ giúp bạn hiểu rõ khái quát về công trình xây dựng.
  • Bản vẽ thi công: Đây là bản vẽ xây dựng hoặc bản vẽ làm việc có đầy đủ thông tin về đồ hoạ, kích thước của công trình xây dựng một cách đầy đủ để tham khảo.
  • Bản vẽ kỹ thuật: Được sử dụng để xác định những yêu cầu trong thiết kế kỹ thuật. Dựa vào bản vẽ kỹ thuật sẽ nắm rõ được các đặc điểm của sản phẩm cần thiết khi thi công và thực hiện một cách chính xác nhất theo đúng tỷ lệ.
Nắm rõ cách đọc bản vẽ xây dựng sẽ giúp bạn nắm rõ được quá trình thi công theo đúng yêu cầu 
Nắm rõ cách đọc bản vẽ xây dựng sẽ giúp bạn nắm rõ được quá trình thi công theo đúng yêu cầu

Các ký hiệu phổ thông trong bản vẽ xây dựng 

Trước khi đi vào cách đọc bản vẽ xây dựng, bạn cần nắm rõ được các ký hiệu phổ thông khi thiết kế. Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu cụ thể từng ký hiệu trong bản vẽ xây dựng dưới đây:

Quy định về các nét vẽ trong thiết kế

Đầu tiên là quy định về các nét vẽ trong bản thiết kế xây dựng. Trong bản thiết kế có nhiều nét vẽ có hình dáng giống nhau, vì vậy bạn cần nắm rõ được sự khác biệt của những nét vẽ này trước khi đi sâu vào cách đọc bản vẽ xây dựng. Cụ thể như sau:

  • Nét vẽ liền đậm (được hiển thị rất rõ ràng và nét nhìn rất rõ).
  • Nét đứt (đây là đường bao khuất hoặc cạnh khuất trong bản thiết kế).
  • Nét chấm gạch mảnh (thể hiện giới hạn mặt phẳng cắt của 2 nét đậm trong 2 đầu của bản vẽ).
  • Nét chấm gạch mảnh (có hình đường tâm hoặc trục đối xứng).
  • Nét liền mảnh (thể hiện đường kích thước trong bản vẽ).
Quy định về các nét vẽ trong thiết kế xây dựng nhà ở 
Quy định về các nét vẽ trong thiết kế xây dựng nhà ở

Quy định ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ

Khi đọc bản vẽ kỹ thuật xây dựng bạn cũng cần nắm rõ được quy định ghi kích thước trong bản vẽ. Cụ thể như sau:

  • Kích thước thật của vật thể xây dựng sẽ không phụ thuộc theo kích thước của hình trong bản vẽ.
  • Đơn vị để đo kích thước dài trong bản vẽ được tính là mm.
  • Đơn vị được sử dụng để đo chiều cao được tính là m.
  • Đơn vị đo tích góc tính trong bản vẽ sẽ được tính bằng giây, phút hoặc độ.

Bản vẽ xây dựng nhà ở gồm có 3 thành phần là: Đường dóng, đường kích thước và con số kích thước. Khi thiết kế các kiến trúc sư sẽ vẽ kích thước trên bản vẽ theo thứ tự lần lượt gồm: Đường dóng -> vẽ đường kích thước -> con số kích thước.

Quy định ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ 
Quy định ghi kích thước trong khi đọc bản vẽ

Các ký hiệu thường gặp trong bản vẽ xây dựng

Ký hiệu về lỗ trống và cửa sổ trong bản thiết kế sẽ được vẽ riêng. Để hiểu rõ hơn về các ký hiệu này, bạn có thể tham khảo qua bảng sau:

Bảng kí hiệu về cửa sổ và lỗ trống được thể hiện trong bản vẽ thiết kế 
Bảng kí hiệu về cửa sổ và lỗ trống được thể hiện trong bản vẽ thiết kế
Tham khảo chi tiết ký hiệu của từng loại cửa sổ ở trên bản vẽ kỹ thuật
Tham khảo chi tiết ký hiệu của từng loại cửa sổ ở trên bản vẽ kỹ thuật
Trên bản vẽ thiết kế có rất nhiều ký hiệu về cửa sổ giúp bạn nắm rõ khi thiết kế nhà ở
Trên bản vẽ thiết kế có rất nhiều ký hiệu về cửa sổ giúp bạn nắm rõ khi thiết kế nhà ở

Ký hiệu cửa đi: Đây là ký hiệu thể hiện các loại cửa gồm: Cửa kép, cửa đơn, cách mở cửa…. Đây chỉ là những ký hiệu tham khảo và không liên quan tới cấu tạo, vật liệu và kỹ thuật lắp ghép.

Ký hiệu cửa đi trong bản vẽ thiết kế xây dựng được thể hiện đầy đủ và chi tiết từng nét vẽ
Ký hiệu cửa đi trong bản vẽ thiết kế xây dựng được thể hiện đầy đủ và chi tiết từng nét vẽ
Chi tiết ký hiệu về cửa đi được thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật
Chi tiết ký hiệu về cửa đi được thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật

Ký hiệu về đường dốc và cầu thang trong bản vẽ: Đây là những ký hiệu về đường dốc và cầu thang trong bản thiết kế. Trong trường hợp bản vẽ có tỷ lệ từ 1:100 trở lên sẽ được thể hiện chi tiết vật liệu và cấu tạo theo tính toán của bản vẽ.

Ký hiệu về đường dốc và cầu thang trong bản vẽ thiết kế nhà ở 
Ký hiệu về đường dốc và cầu thang trong bản vẽ thiết kế nhà ở

Ký hiệu vách ngăn: Bạn có thể nhận biết ký hiệu này qua nét liền đậm và nếu bản vẽ có tỉ lệ 1:50 trở lên thì ký hiệu này cần được kiến trúc sư thể hiện chi tiết.

Ký hiệu của các loại vách ngăn khi thiết kế nhà ở
Ký hiệu của các loại vách ngăn khi thiết kế nhà ở

Ký hiệu các bộ phận cần sửa: Trong trường hợp cửa cần được sửa kiến trúc sư sẽ thêm ký hiệu này trong bản vẽ kèm theo chú thích và thông số.

Ký hiệu các bộ phận cần sửa trong bản vẽ kỹ thuật giúp bạn nắm rõ khi xây dựng nhà ở 
Ký hiệu các bộ phận cần sửa trong bản vẽ kỹ thuật giúp bạn nắm rõ khi xây dựng nhà ở

Ký hiệu vật liệu xây dựng: Cách đọc bản vẽ chi tiết xây dựng bạn cũng cần chú ý tới ký hiệu về vật liệu xây dựng và dễ dàng giám sát được tiến độ thi công công trình.

Ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ thiết kế được thể hiện rõ ràng và chi tiết 
Ký hiệu vật liệu xây dựng trong bản vẽ thiết kế được thể hiện rõ ràng và chi tiết

Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất: Là ký hiệu về đồ nội thất được sử dụng bố trí trong nhà và dựa vào ký hiệu trong bản vẽ sẽ giúp gia chủ dễ dàng sắp xếp đồ sao cho khoa học nhất.

Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất trong bản vẽ kỹ thuật đối với phòng vệ sinh 
Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất trong bản vẽ kỹ thuật đối với phòng vệ sinh
Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất trong bản vẽ kỹ thuật khi xây dựng nhà ở 
Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất trong bản vẽ kỹ thuật khi xây dựng nhà ở
Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất trong bản vẽ kỹ thuật 
Ký hiệu bản vẽ thiết kế nội thất trong bản vẽ kỹ thuật

>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất

Các quy định cần biết khi đọc bản vẽ xây dựng

Bản vẽ thiết kế xây dựng cũng có những quy định riêng về ký hiệu riêng. Chính vì vậy khi tìm hiểu cách đọc bản vẽ xây dựng bạn cũng cần nắm rõ các quy định dưới đây:

Quy định về khung bản vẽ và khung tên trong bản vẽ thiết kế

Khi đọc bản vẽ xây dựng bạn sẽ thấy có khung bảng hình chữ nhật với đầy đủ thông tin về bản vẽ. Về cơ bản khung sẽ có đường viền nét đậm và có thể được đặt theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy theo ý tưởng của kiến trúc sư.

Thông thường khung tên sẽ được bố trí ở góc phải hoặc cạnh dưới trong bản vẽ. Khung tên của bản vẽ cần được bố trí sao cho chữ trên khung có hướng sang trái hoặc lên trên để đảm bảo thuận lợi khi tìm kiếm.

Trong khung tên của bản vẽ sẽ gồm những thông tin dưới đây:

Số thứ tự trên bản vẽ Nội dung ghi chú trong bản vẽ
1 Thông tin ghi chú trong bản vẽ gồm các nội dung sau: Số lần nộp, thông tin điều chỉnh và ngày nộp
2 Tên của chủ đầu tư công trình, chi tiết về địa chỉ hoặc chức danh (nếu có)
3 Thông tin về dự án kèm theo địa chỉ
4 Tên công trình xây dựng
5 Tên đơn vị thiết kế công trình gồm: Địa chỉ, chức danh, ký họ tên kèm theo đóng dấu
6 Các hạng mục thi công gồm: Kết cấu về điện nước, kiến trúc xây
7 Tên của bản vẽ kỹ thuật
8 Số hợp đồng trong bản vẽ
9 Giai đoạn thực hiện thi công thiết kế
10 Thời gian hoàn thành (cụ thể là năm)
11 Tỷ lệ của bản vẽ
12 Ký hiệu trong bản vẽ thiết kế

Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ thiết kế

Tỷ lệ trong cách đọc bản vẽ trong xây dựng là tỉ số giữa kích thước tương ứng được đo trên vật thể và kích thước đo trên hình biểu diễn. Tùy theo từng bản vẽ có kích thước và khổ sẽ có tỷ lệ khác nhau như: 1:5, 1:10, 1:50, 1:100, 1:200, 1:500, 1:1000 và 1:2000. Cùng tìm hiểu cụ thể từng tỷ lệ này dưới đây:

  • Tỉ lệ 1:50.000 đến 1:2000: Được sử dụng đối với bản vẽ nhỏ rất nhiều so với thực tế và áp dụng với kích thước vùng, bản đồ đô thị hay bản đồ.
  • Tỉ lệ 1:1000 đến 1:500: Được áp dụng với công trình thuộc khu phố với cơ sở hạ tầng được thể hiện nổi bật. Dựa vào tỷ lệ này sẽ xác định được chiều cao của công trình và khu đất thi công.
  • Tỉ lệ 1:250 đến 1:200: Được sử dụng trong mặt đứng, mặt cắt và mặt bằng của những tòa nhà lớn.
  • Tỉ lệ từ 1: 150 đến 1: 100: Tỷ lệ này được áp dụng với những công trình nhỏ. Nếu thiết kế những tòa nhà lớn cần vẽ chi tiết hơn và gồm các yếu tố về cấu trúc, bố cục.
  • Tỉ lệ 1:75 đến 1:25: Có bố cục, kết cấu thể hiện giữa các tầng hoặc các phòng chi tiết.
  • Tỷ lệ 1:20 và 1:10: Được vẽ khi thiết kế nội thất, cấu trúc và chi tiết của bản vẽ.
  • Tỷ lệ 1:5 đến 1:1: Thể hiện chi tiết kỹ thuật và có độ chính xác cao.

Tóm lại dựa vào từng quy mô của công trình và yêu cầu về thiết kế, mà bạn có thể chọn tỷ lệ thích hợp. Loại tỷ lệ thường được sử dụng phổ biến nhất khi thiết kế nhà, nhà phố và biệt thự là 1:100.

Một số khái niệm về bản vẽ thiết kế nhà

  • Bản vẽ mặt đứng: Là hình chiếu thẳng góc giúp bạn dễ dàng nhận biết được hình dáng của ngôi nhà một cách tổng thể gồm: Cửa, ban công, các góc trong nhà…
  • Bản vẽ mặt cắt: Đây là mặt phẳng được quy ước thể hiện chiều cao nhà, chiều cao tầng và kích thước lỗ, độ cao dầm của ngôi nhà. Vì vậy gia chủ cũng nên tìm hiểu cụ thể bản vẽ mặt cắt của công trình để đảm bảo thi công được chính xác các hạng mục.
  • Bản vẽ phối cảnh: Chính là bản vẽ hình chiếu 3D và dựa vào phối cảnh gia chủ sẽ hình dung được ngôi nhà sau khi hoàn thiện.

Cách đọc bản vẽ xây dựng theo trình tự các bước dễ hiểu

Cách đọc bản vẽ xây dựng dễ hiểu theo đúng trình tự bao gồm các bước sau:

Bước 1: Đọc bản vẽ tổng mặt bằng

Mặt bằng của ngôi nhà là hình cắt giữa các tầng và mặt phẳng cắt ngang cách sàn 1,5m. Mặt bằng thể hiện được không gian phòng khách, phòng ngủ, phòng vệ sinh, cửa, cầu thang…

Cách đọc mặt bằng trong bản thiết kế xây dựng như sau:

  • Kích thước chiều rộng và chiều dài của ngôi nhà được thông thuỷ giữa các khu vực phòng.
  • Kích thước xác định chiều rộng của lỗ cửa vách ngăn trong nhà, tường và chiều rộng của cầu thang…
  • Kích thước cũng như độ dày của vách ngăn, tường, mặt cắt của cột.
  • Kích thước diện tích từng phòng theo đơn vị m2.
  • Dựa vào bản vẽ mặt bằng bạn sẽ xác định được các ký hiệu về đồ nội thất trong từng khu vực. Mặt bằng có cầu thang chỉ hướng đi lên và được thể hiện bằng đường gấp khúc đối với nhà cao tầng.
Đọc bản vẽ tổng mặt bằng đơn giản mà bạn có thể tham khảo
Đọc bản vẽ tổng mặt bằng đơn giản mà bạn có thể tham khảo

Bước 2: Đọc bản vẽ phối cảnh 

Bước tiếp theo trong cách đọc bản vẽ thiết kế xây dựng đó là bản vẽ phối cảnh. Dựa vào bản vẽ phối cảnh bạn sẽ dễ dàng hình dung được hình ảnh thực tế nhất của công trình sau khi được hoàn thiện. Kiến trúc sư sẽ tạo bản phối cảnh với hình ảnh và màu sắc tự nhiên nhất.

Bản vẽ phối cảnh được thể hiện sát nhất với công trình sau khi hoàn thiện 
Bản vẽ phối cảnh được thể hiện sát nhất với công trình sau khi hoàn thiện

Bước 3: Đọc bản vẽ mặt đứng

Bản vẽ xây dựng đối với mặt đứng chính là hình cắt mặt phẳng song song với hình chiếu đứng. Bản vẽ mặt đứng thể hiện tỷ lệ, hình dáng và kích thước cân đối giữa từng không gian của ngôi nhà.

dựa vào mặt đứng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về toàn bộ hình dáng kiến trúc bên ngoài của ngôi nhà. Trong bản vẽ kỹ thuật mặt đứng sẽ không có kích thước và trong trường hợp cần thiết kiến trúc sư sẽ ghi chú thêm trục tường biên.

Bản vẽ mặt đứng trong thiết kế nhà ở 
Bản vẽ mặt đứng trong thiết kế nhà ở

Bước 4: Đọc bản vẽ mặt cắt

Dựa vào bản vẽ mặt cắt của ngôi nhà bạn sẽ thấy được các lỗ cửa sổ, chiều cao của từng tầng, cửa ra vào, kích thước của cầu thang và chi tiết về kiến trúc, hình dáng của các phòng.

Đọc bản vẽ mặt cắt của thiết kế nhà 
Đọc bản vẽ mặt cắt của thiết kế nhà

Bước 5: Đọc bản vẽ kết cấu nhà ở

Trong bản vẽ kết cấu sẽ gồm những nét vẽ chủ đạo như:

  • Cốt chịu lực có nét đậm
  • Cốt đai và cốt phân bố có nét đậm vừa
  • Đường bao quanh cấu kiện được vẽ bằng nét liền mảnh

Khi đọc bản vẽ kết cấu nhà ở bạn cnaf xem bố trí cốt thép chiếu trên hình chính như thế nào và xác định được vị trí trên bảng kê. Sau đó là các mặt cắt cần được đặt gần với hình chiếu chính. Thông thường bản vẽ bê công cốt thép sẽ có tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng   

Dựa vào bản vẽ móng băng bạn sẽ xác định được chiều cao của móng là 600mm, gồ 250mm là móng vuốt trên, 250mm là móng vuốt dưới và 100m là ổ móng. Móng có chiều rộng là 1200m.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng trong bản vẽ thiết kế xây dựng 
Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Bản vẽ chi tiết cổ móng

Cổ móng thường ở trong móng băng, vì vậy sẽ được thể hiện trong bản vẽ có móng bè, móng bằng. Khoảng cách giữa cổ móng và bẻ mỏ là 200mm, tương ứng mỗi cột gồm có 4 thanh thép và đai cột được bẻ bằng 6 khoáng cách.

Bản vẽ chi tiết cổ móng trong bản vẽ thiết kế xây dựng
Bản vẽ chi tiết cổ móng trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Bản vẽ mặt cắt tường móng

Mặt cắt tường móng được tính từ phần xây móng trở lên và có tường xây 220 cao tới cốt. Thông thường cốt xây bằng gạch đặc sẽ có công dụng chống thấm tốt.

Bản vẽ mặt cắt tường móng trong bản vẽ thiết kế xây dựng
Bản vẽ mặt cắt tường móng trong bản vẽ thiết kế xây dựng

Mặt cắt dầm chân thang

Cách đọc bản vẽ xây dựng dân dụng đối với mặt cắt dầm chân thang có lót bê tông mác là 100 và 4 thanh sắt phi 16. Cùng với 2 trên 2 dưới đai bằng sắt 6 có khoảng cách là 15cm.

Mặt cắt dầm chân thang trong bản vẽ thiết kế xây dựng được kiến trúc sư vẽ chi tiết
Mặt cắt dầm chân thang trong bản vẽ thiết kế xây dựng được kiến trúc sư vẽ chi tiết

Chi tiết móng đơn

Móng đơn được thể hiện rất chi tiết trên bản vẽ gồm chiều dài, chiều rộng của móng và số lượng sắt cột là 4 thanh phí. Đáy móng đan bằng lớp sắt phi 12 có khoảng cách giữa các thanh là 17cm.

Chi tiết móng đơn trong bản vẽ thiết kế nhà ở 
Chi tiết móng đơn trong bản vẽ thiết kế nhà ở

Trên đây là hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết và dễ hiểu nhất, Nội Thất Điểm Nhấn hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thiết kế thi công nhà ở. Mọi thắc mắc cần được tư vấn vui lòng liên hệ tới hotline 1800 9398 để được hỗ trợ nhanh chóng.

30

Bài viết hữu ích ?
Chưa có đánh giá!
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.

1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15