- Mặc định
- Lớn hơn
Những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các nhà xưởng, nhà máy xuất hiện ngày càng tăng cao, cùng với đó là nhu cầu thiết kế văn phòng nhà máy cũng được chú trọng. Mỗi văn phòng sẽ có những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng trong thiết kế, qua bài viết dưới đây, Nội Thất Điểm Nhấn sẽ chia sẻ tới bạn BST mẫu thiết kế văn phòng nhà máy đẹp, chuyên nghiệp giúp tăng hiệu quả làm việc và hình ảnh thương hiệu của công ty.
Những yêu cầu khi thiết kế văn phòng nhà máy
Bên cạnh yếu tố đảm bảo công năng và tính thẩm mỹ, khi thiết kế văn phòng nhà máy cần chú trọng những yêu cầu sau đây:
- Diện tích, quy mô văn phòng, khu vực làm việc, cấu tạo tổng thể mặt bằng theo quy chuẩn và nhu cầu của chủ đầu tư
- Không gian văn phòng làm việc cần đảm bảo sự thông thoáng, tiện nghi, tận dụng nguồn sáng tự nhiên nhằm mang đến môi trường làm việc thoải mái, cũng như tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp
- Yếu tố cách nhiệt, cách âm tốt, từ đó tạo nên không gian làm việc ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, đồng thời mang đến không gian yên tĩnh giúp nhân viên nâng cao tinh tính tập trung, năng suất làm việc
Báo giá thiết kế nội thất văn phòng độc đáo, tinh tế, tương thích hoàn hảo với yêu cầu và tiêu chuẩn của thiết kế văn phòng nhà máy, tạo nên một không gian làm việc lý tưởng và sáng tạo.
Tổng hợp mẫu thiết kế văn phòng nhà máy xu hướng hiện nay
Dưới đây là những xu hướng thiết kế văn phòng nhà máy được đẹp, tính ứng dụng cao giúp nhân viên phát huy được tối ưu năng suất làm việc.
Mẫu thiết kế văn phòng nhà máy sáng tạo, độc đáo
Thiết kế nhà máy hơi hướng sáng tạo mang đến không gian làm việc độc đáo và mới lạ, tạo ấn tượng sâu sắc và tăng thêm cảm hứng làm việc cho nhân viên. Mô hình này thường được ứng dụng phổ biến trong những lĩnh vực, ngành nghề doanh nghiệp đặc thù và các bộ phận tiếp đón nhu cầu từ khách hàng.
Mẫu thiết kế văn phòng nhà máy phong cách tối giản
Phong cách tối giản được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong thiết kế văn phòng nhà máy. Màu sắc văn phòng chủ đạo thường là tông màu trung tính sáng, nội thất được thiết kế đơn giản, kích thước nhỏ gọn và đa chức năng nhằm mang đến không gian làm việc tiện nghi không kém phần tinh tế. Bên cạnh đó, bạn có thể bố trí thêm những mảng xanh trong phòng để tăng thêm sự sinh động cũng như cảm giác tươi mới, hài hòa trong concept tối giản.
Mẫu thiết kế văn phòng nhà máy không gian xanh
Văn phòng nhà máy thiết kế gần gũi với thiên nhiên sẽ mang đến không gian làm việc thông thoáng và tràn đầy năng lượng. Những mảng cây xanh được bố trí khoa học, logic kết hợp với hệ thống cửa sổ kính lớn đón nguồn sáng tự nhiên vào văn phòng tạo nên môi trường làm việc trong lành, cải thiện nguồn không khí, tăng thêm khả năng sáng tạo, tích cực cho nhân viên.
Tận hưởng sự chuyên nghiệp và sáng tạo trong dịch vụ thiết kế nội thất, điều chỉnh mỗi chi tiết với khả năng tối ưu hóa không gian và tính thẩm mỹ, phù hợp với yêu cầu của thiết kế văn phòng nhà máy.
Mẫu thiết kế văn phòng nhà máy đơn giản, hiện đại
Văn phòng làm việc nhà máy cần có một không gian làm việc lý tưởng để tạo cảm hứng và tăng hiệu quả công việc. Bố cục căn phòng được sắp xếp khoa học, nội thất hiện đại với kiểu dáng đơn giản nhưng vẫn thể hiện được phong cách và định hình thương hiệu hướng đến. Có diện tích khá rộng rãi nên văn phòng được bố trí đầy đủ công năng là phòng họp, phòng ăn và khu vực nghỉ ngơi cho nhân viên.
Mẫu thiết kế văn phòng nhà máy sang trọng, chuyên nghiệp
Văn phòng làm việc sang trọng, chuyên nghiệp thể hiện được quy mô và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là không gian được thiết kế hài hòa giữa phong cách hiện đại, phóng khoáng, mới mẻ và điểm xuyết cùng những yếu tố cổ điển vào không gian làm việc. Thông thường, nội thất theo phong cách này chú trọng vào chất lượng và tính thẩm mỹ, tinh xảo phù hợp với diện tích, công năng và mục đích cuối là tạo ra không gian làm việc hiệu quả cho nhân viên.
Duy trì sự hiệu quả và tiện ích trong không gian làm việc nhỏ với mẫu thiết kế văn phòng 15m2, đảm bảo sự linh hoạt và sáng tạo trong môi trường công nghiệp của văn phòng nhà máy.
Những lưu ý khi thiết kế văn phòng nhà máy
Để tránh những thiếu sót không đáng có, chủ doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề quan trọng sau đây khi thiết kế văn phòng nhà máy:
Quan tâm yếu tố nhận diện thương hiệu
Yếu tố thương hiệu được chú trọng hàng đầu trong thiết kế văn phòng nhà máy. Đây là không gian thể hiện được nét văn hóa, phong cách, khẳng định dấu ấn thương hiệu đối với khách hàng, đối tác. Điều đó được thể hiện qua cách sắp xếp bố cục, màu sắc, đồ nội thất,…tạo sự liên kết vô hình giữa nhân viên và doanh nghiệp. Bạn cần bố trí và đặt logo công ty ở vị trí trung tâm văn phòng nhà máy, nổi bật để mọi người quan sát dễ dàng.
Tối đa hóa chi phí thiết kế thi công văn phòng nhà máy
Đây được xem là vấn đề khá khó khăn đối với các chủ doanh nghiệp khi thiết kế nhà máy, điều này đòi hỏi bạn cần đo lường, tính toán kỹ lưỡng và bám sát chặt chẽ từng giai đoạn. Từ khâu thiết kế mặt bằng công năng, lựa chọn vật liệu, tái sử dụng nội thất và mua thêm đồ mới,… cần được xem xét để tránh tình trạng phát sinh thừa hoặc thiếu, gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc của nhân viên. Để làm được điều này, đòi hỏi bạn cần lựa chọn được đơn vị thiết kế thi công văn phòng nhà máy uy tín nhằm tối ưu chi phí hiệu quả và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thiết kế.
Khả năng chống ồn hiệu quả
Môi trường làm việc tại nhà máy có đặc trưng ồn và công nhân di chuyển thường xuyên, do đó bạn cần lựa chọn những mẫu vật liệu có khả năng cách âm tốt như vách thạch cao, gỗ tiêu âm hay tường kính cường lực… Từ đó mang đến không gian làm việc yên tĩnh, tập trung cao cho nhân viên ở khối văn phòng.
Sử dụng nội thất đơn giản
Lựa chọn nội thất thông minh, hiện đại, đa chức năng là giải pháp lý tưởng khi thiết kế văn phòng nhà máy. Điều này không chỉ tạo sự thuận tiện, hỗ trợ công việc tốt mà còn tối ưu diện tích sử dụng hiệu quả. Đồng thời giúp chủ doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí nội thất và dễ kiểm soát hơn.
Lựa chọn chất liệu chất lượng
Để đảm bảo thiết văn phòng nhà máy hoạt động tốt và quá trình sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp cần chú trọng đến yếu tố bền vững, đáp ứng những tiêu chuẩn khoa học khi thiết kế nhà máy văn phòng. Sử dụng vật liệu nội thất cần có tính tái sử dụng và độ bền cao, kích thước phù hợp với diện tích tổng thể và có sự đồng điệu về phong cách thiết kế.
Thiết kế theo hướng mở
Đặc trưng của công việc nhà mày là khu vực sản xuất và khối văn phòng thường được bố trí tách biệt nhau nhằm giảm tiếng ồn hiệu quả. Tuy nhiên lối thiết kế này có thể gây cản trở nhất định về mối liên kết giữa nhân viên văn phòng và sản xuất, tạo sự rời rạc và hạn chế về tương tác trong môi trường làm việc. Do đó, bạn nên thiết kế không gian chung để kết nối những nhân viên lại với nhau như nhà ăn, khu nghỉ ngơi hay pantry…Điều đó tạo tính kết nối tốt hơn, đồng thời tăng tính tập thể trong đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp.
Khám phá mẫu thiết kế văn phòng nhỏ linh hoạt và tiện ích, hoàn hảo phối hợp với yếu tố công nghiệp trong thiết kế văn phòng nhà máy để tạo ra một không gian làm việc sáng tạo và hiệu quả
Những khu vực chức năng cơ bản trong thiết kế văn phòng nhà máy
Khu vực lễ tân
Khu vực lễ tân được thiết kế với diện tích rộng rãi để tiếp đón khách hàng, đối tác khi tham quan nhà máy. Ở không gian này, KTS có thể lắp đặt quầy lễ tân theo hình chữ L, chữ I nhằm tối ưu về chiều ngang, giúp khu vực tiếp khách tối ưu về diện tích, thông thoáng và không bị thô về thiết kế.
Khu vực phòng họp
Đây là không gian được thiết kế tách biệt và dành riêng cho mục đích hội nghị, cuộc họp, thảo luận…Kích thước chiều cao của phòng tối thiểu là 3m, diện tích là 1,8m2/2 người (bao gồm nội thất bàn, ghế)
Khu vực làm việc chung
Đây là không gian chính của công ty, chiếm diện tích lớn nhất. Khu vực làm việc chung được phân chia thành các phòng ban độc lập nhưng vẫn đảm bảo sự kết nối và thuận tiện khi di chuyển, trao đổi thông tin giữa các phòng. Bao gồm: phòng kế toán, phòng R&D, phòng nhân sự…
Khu vực làm việc riêng
Khu vực này là không gian làm việc riêng của ban giám đốc, phòng họp riêng, tủ hồ sơ và tủ đựng đồ cá nhân…Yếu tố ánh sáng được chú trọng trong thiết kế được thể hiện qua ánh sáng tự nhiên kết hợp cùng đèn điện nhân tạo, đồ nội thất được bố trí gọn gàng nhằm mang đến sự tiện nghi trong quá trình làm việc.
Khu vực pantry
Không gian này được thiết kế thông thoáng, chú trọng đến yếu tố thoải mái của nhân viên trong quá trình nghỉ ngơi. Nội thất bao gồm ghế sofa, bàn trà, tủ đựng đồ cá nhân, tivi cùng nhiều thiết bị giải trí khách, giúp nhân viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc căng thẳng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về xu hướng thiết kế văn phòng nhà máy đẹp, hiện đại được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công văn phòng nhà máy – nội thất văn phòng chuyên nghiệp với chi phí hợp lý, hãy liên hệ ngay với Thiết kế Nội Thất Điểm Nhấn qua hotline 1800 9398 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và hợp lý.
Bài viết cùng chủ đề
- [TỔNG HỢP] Các mẫu nội thất văn phòng nhập khẩu cao cấp
- Thiết kế thi công nội thất văn phòng trọn gói chuyên nghiệp , giá xưởng
- 50+ mẫu thiết kế văn phòng cho thuê đẹp và ấn tượng nhất 2024
- 35+ Mẫu thiết kế văn phòng hiện đại giúp tối ưu công năng
- 20+ Cách trang trí văn phòng đẹp, hiện đại và ấn tượng nhất 2024
- Top 35+ mẫu thiết kế nhà ở kết hợp văn phòng được yêu thích nhất
- Cách tính m2 phòng đơn giản nhanh chóng và chuẩn xác nhất
- 95+ Mẫu thiết kế văn phòng nhỏ đẹp giúp tối ưu diện tích
- Quy định trang trí phòng họp cơ quan nhà nước đạt tiêu chuẩn
- 25+ Mẫu bàn giám đốc gỗ công nghiệp cao cấp kèm giá tốt