Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên có những điểm gì độc đáo?

Cập Nhật 09/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên là kiểu mô hình nhà ở rất nổi tiếng của người dân ở vùng núi cao. Nó gắn liền với sự tự hào về lịch sử cư trú qua nhiều năm của người dân nơi đây. Bởi kết cấu độc đáo mà kiểu nhà này sở hữu có sự khác biệt với những mẫu nhà thông thường. Cùng Nội thất Điểm Nhấn tìm hiểu thêm một trong những kiến trúc nhà ở độc đáo của dân tộc ta ngay tại bài viết này bạn nhé!

Ý nghĩa kiến trúc của nhà rông Tây Nguyên

Khi nhắc đến nền văn hóa Việt Nam được lưu truyền từ xưa đến nay,chúng ta không thể nào không nhắc đến gốc đa, đình làng, giếng nước. Thì với dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây nguyên thì điều tự hào nhất chính là nhà Rông. Nơi đây là một địa điểm dùng cho những công việc sinh hoạt chung của một ngôi làng, cũng chính là vị trí thờ cúng, bộ máy điều hành, diễn ra các lễ hội tâm linh tập trung của người dân địa phương.

Nhà rông là gì?

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên là kiểu nhà mang nét đặc trưng của người dân tộc miền núi rừng. Nơi đây là địa điểm tụ tập cộng đồng của dân làng trong những buôn làng ở vùng núi Tây Nguyên. Nhà Rông thường xuất hiện ở những buôn làng của người dân tộc thiểu số như Gia Rai, Ê đê, Bana,… khu vực phía bắc của vùng núi Tây Nguyên, xuất hiện nhiều nhất ở hai tinh Gia Lai và Kontum.

Nhà rông là nét truyền thống văn hóa của người dân tộc miền núi.
Nhà rông là nét truyền thống văn hóa của người dân tộc miền núi.

Đây được xem mà một dạng kiến trúc văn hóa truyền thống phi vật thể của đất nước ta qua bao đời nay. Tuy rằng, theo thời gian kiểu kiến trúc này đã bị mài mòn không ít nhưng về cơ bản nó vẫn còn lưu lại được tính nghệ thuật truyền thống của dân tộc xưa.

Dù là trong lịch sử, chúng ta không thể tìm hiểu được kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên xuất hiện vào thời điểm nào. Nhưng ta dễ dàng thấy được, khi bắt đầu xây dựng buôn làng, người dân tộc luôn tạo ra một ngôi nhà chung để lưu giữ tinh thần cộng đồng như các nhà văn hóa của người Kinh.

Ý nghĩa của nhà rông Tây Nguyên

Ngoài nét độc đáo và tính sáng tạo trong kiến trúc, nhà Rông còn mang trong mình nhiều ý nghĩa riêng về văn hóa độc đáo như:

  • Nơi cung phụng và lưu giữ những hiện vật đảm nhiệm vai trò như một vị thần linh bảo hộ cho người dân như đá, dao, cồng, chiêng,…
  • Không gian tổ chức những buổi sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, lễ cúng bái trong năm như là cúng cơm, cúng thành lập làng, cúng nhà, cúng Cồng, Chiêng,…
  • Nơi phán xử cho các vụ tranh cãi, kiện tụng của người dân trong làng và cũng là địa điểm để đón tiếp khách quý khi đến tham quan buôn làng.
  • Nơi hò hẹn, gặp mặt, định tình đôi lứa của những người trẻ xinh đẹp ở độ tuổi trưởng thành.
Nơi tụ tập của mọi người trong buôn làng
Nơi tụ tập của mọi người trong buôn làng

Với người dân tộc miền núi, những thông làng không có được một kiến trúc nhà rông Tây Nguyên của riêng mình thì sẽ được xem là “làng đàn bà”. Cũng tức là nói thôn đó sẽ không được mọi buôn làng khác công nhận là thôn làng chân chính. Mà chỉ được xem là những căn nhà rời rạc, thiếu đi linh hồn của một ngôi làng, nặng nề hơn nữa người sống trong đó thường không được xem là người dân tộc chân chính.

Theo tìm hiểu từ người dân Tây Nguyên, người dân tộc chân chính là phải có được cái hồn, mà để đạt được điều này thì phải cần có nhà Rông. Thế nên, dù qua thời gian bao nhiêu lâu, bao nhiêu thế hệ thì ý nghĩa của nhà rông Tây Nguyên vẫn luôn có một vị trí vô cùng quan trọng với linh hồn người nơi đây.

Đặc điểm cần biết về kiến trúc nhà rông Tây Nguyên

Vị trí xây dựng Nhà Rông

Nhà rông là nét đẹp văn hóa của người dân Tây Nguyên, mang ý nghĩa tâm linh thiêng liêng đối với họ. Vị trí xây dựng nhà được đặc biệt quan tâm khi xây dựng. Ngoài ra, nghi thức mỗi khi xây dựng nhà rông cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng, được thực hiện bởi những già làng giỏi nhất.

Những yếu tố quan trọng khi lựa chọn vị trí xây dựng:

  • Địa hình đất cao ráo, thoáng mát về mùa nắng và ấm về mùa mưa
  • Xây dựng ở trung tâm của làng, từ những con đường xa cũng có thể thấy được nhà rông
  • Đảm bảo tính tiện lợi và thuận tiện cho người dân bản di chuyển đến địa điểm này
  • Mặt bằng bằng phẳng, đủ rộng rãi khi tập trung người dân, tối thiểu ít nhất 2-3 lần số người hiện tại của bản
Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên được đặt ở vị trí thuận tiện cho người dân bản làng khi di chuyển
Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên được đặt ở vị trí thuận tiện cho người dân bản làng khi di chuyển

Chọn gỗ xây dựng

Trong kiến trúc nhà rông Tây Nguyên, vật liệu xây dựng chính là gỗ, kết hợp với tre, mây, nứa, cỏ cây,…Hầu hết, các vật liệu dựng nhà rông đều có nguồn gốc từ thiên nhiên. Những già làng đều nắm rõ, tính toán được nên đi rừng nào để lấy gỗ, đồng thời sẽ chọn thêm 2 người có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn để đi lấy gỗ cùng làng.

Chất liệu gỗ mang lại sự thân thuộc và tạo sự kiên cố cho công trình nhà rông
Chất liệu gỗ mang lại sự thân thuộc và tạo sự kiên cố cho công trình nhà rông

Khi xuất phát, họ chuẩn bị đầy đủ lương thực cho 9 ngày ở trong khu rừng có nhiều gỗ cây tốt. Khi tìm được cây gỗ tốt, tất cả người sẽ đứng vòng quanh, giơ rìu và hú 9 tiếng lớn, đến ngày hôm sau, họ sẽ đến lấy đủ gỗ xây dựng. Vào tháng 10 âm lịch, dân làng lựa chọn này đẹp để dựng nhà rông, tiếp đó thực hiện các nghi lễ cúng tế và múa hát cùng nhau. Hoạt động này mang ý nghĩa chào đón cuộc sống mới tới bản làng.

Đặc điểm, kích thước Nhà Rông

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên có những đặc điểm như sau:

  • Kích thước chiều dài nhà rông khoảng 10m, rông hơn 4m, cao từ 15 – 16m.
  • Cấu trúc nhà không sử dụng đến vật liệu sắt, thép; những chỗ nối hay gấp khúc đều được được chặt đẽo chi tiết cẩn thận rồi dùng mây, lạt để cố định.
  • Hệ mái nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu đốc có một đôi sừng, một dải trang trí đặc biệt chạy dọc trên sóng nóng.
  • Những tấm đan tre lồ ô, nứa hoặc tấm làm từ cây giang ghép trên mái nhà.
  • Giữa nhà có lan can chạy dọc, những lan can này là chỗ dựa cho những ché rượu cần khi buôn làng tổ chức lễ hội.

Đặc biệt, họ còn sử dụng cặp sừng trâu để trang trí và khắc hình sao 8 cánh, hình thoi…một cách tinh xảo trên cây cột chính giữa tạo điểm nhấn cho công trình.

Hệ mái nhà rông được làm từ vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên
Hệ mái nhà rông được làm từ vật liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên

Trang trí nhà rồng

Khi trang trí nhà rông, dân tộc Tây Nguyên sử dụng hình ảnh thần mặt trời chói sáng. Ngoài ra, bên trong nhà có bố trí trống treo trên tường gỗ, cung tên và giáo mác, xương hàm của những con vật săn bắt được…Ở vị trí trung tâm ngôi nhà được dựng lên một cây cột cao được chạm khắc tinh vi hình mặt trời, hình thoi.

Ngoài ra, trên những vì kèo được trang trí, chạm khắc những chi tiết hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính chất tôn giáo, những huyền thoại thời xưa, hình ảnh hoa lá thiên nhiên gần gũi với cuộc sống buôn làng.

Những chi tiết trang trí nhà rông thể hiện nét văn hóa của bản làng
Những chi tiết trang trí nhà rông thể hiện nét văn hóa của bản làng

Kết cấu Nhà Rông

Cầu thang trong kiến trúc nhà rông được đẽo từ 7 đến 9 bậc, những hoa văn trang trí trên đầu cầu thang sẽ khác nhau tùy thuộc vào văn hóa của mỗi dân tộc. Ví dụ, người Gia Rai sẽ trang trí hình quả bầu đựng nước, dân tộc Bana điêu khắc hình ngọn rau dớn…

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên có kết cấu vững chắc
Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên có kết cấu vững chắc

Hiện nay có 2 loại nhà Rông chính: Nhà rông cái (mái) và Nhà rông trống (đực), cụ thể như sau:

  • Nhà rông trống: Cấu trúc mái nhà này khá to và cao chót vót lên 30m, được trang trí rất công phu
  • Nhà rông cái: Kiến trúc nhà cái nhỏ hơn, có mái thấp, ngoại thất bên ngoài được trang trí rất đơn giản.

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên có kết cấu liên kết các cột với nhau theo hình thức cột kèo, đỡ trần nhà bằng phấn chân đế gồm 10 đến 14 chân nâng, trong đó có u cột chính, 2 đến 6 cột phụ nhà “chồ” nơi đặt cầu thang.

Với những đặc điểm trên, kiến trúc nhà rông Tây Nguyên luôn là niềm tự hào của người dân tộc vùng núi. Đồng thời, đây cũng luôn được xem là nét đẹp truyền thống văn hóa được nhiều người công nhận.

Xem thêm các bài viết khác về nội thất tại chuyên mục Tin Tức

531

Bài viết hữu ích ?
5/5 - (1 bình chọn)
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15