Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên có những điểm gì độc đáo?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên là kiểu mô hình nhà ở rất nổi tiếng của người dân ở vùng núi cao. Nó gắn liền với sự tự hào về lịch sử cư trú qua nhiều năm của người dân nơi đây. Bởi kết cấu độc đáo mà kiểu nhà này sở hữu có sự khác biệt với những mẫu nhà thông thường. Cùng Nội thất Điểm Nhấn tìm hiểu thêm một trong những kiến trúc nhà ở độc đáo của dân tộc ta ngay tại bài viết này bạn nhé!

Ý nghĩa kiến trúc của nhà rông Tây Nguyên

Khi nhắc đến nền văn hóa Việt Nam được lưu truyền từ xưa đến nay,chúng ta không thể nào không nhắc đến gốc đa, đình làng, giếng nước. Thì với dân tộc thiểu số ở vùng núi Tây nguyên thì điều tự hào nhất chính là nhà Rông. Nơi đây là một địa điểm dùng cho những công việc sinh hoạt chung của một ngôi làng, cũng chính là vị trí thờ cúng, bộ máy điều hành, diễn ra các lễ hội tâm linh tập trung của người dân địa phương.

Nhà rông là gì?

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên là kiểu nhà mang nét đặc trưng của người dân tộc miền núi rừng. Nơi đây là địa điểm tụ tập cộng đồng của dân làng trong những buôn làng ở vùng núi Tây Nguyên. Nhà Rông thường xuất hiện ở những buôn làng của người dân tộc thiểu số như Gia Rai, Ê đê, Bana,… khu vực phía bắc của vùng núi Tây Nguyên, xuất hiện nhiều nhất ở hai tinh Gia Lai và Kontum.

Nhà rông là nét truyền thống văn hóa của người dân tộc miền núi.
Nhà rông là nét truyền thống văn hóa của người dân tộc miền núi.

Đây được xem mà một dạng kiến trúc văn hóa truyền thống phi vật thể của đất nước ta qua bao đời nay. Tuy rằng, theo thời gian kiểu kiến trúc này đã bị mài mòn không ít nhưng về cơ bản nó vẫn còn lưu lại được tính nghệ thuật truyền thống của dân tộc xưa.

Dù là trong lịch sử, chúng ta không thể tìm hiểu được kiểu kiến trúc nhà rông Tây Nguyên xuất hiện vào thời điểm nào. Nhưng ta dễ dàng thấy được, khi bắt đầu xây dựng buôn làng, người dân tộc luôn tạo ra một ngôi nhà chung để lưu giữ tinh thần cộng đồng như các nhà văn hóa của người Kinh.

Ý nghĩa của nhà rông Tây Nguyên

Ngoài nét độc đáo và tính sáng tạo trong kiến trúc, nhà Rông còn mang trong mình nhiều ý nghĩa riêng về văn hóa độc đáo như:

  • Nơi cung phụng và lưu giữ những hiện vật đảm nhiệm vai trò như một vị thần linh bảo hộ cho người dân như đá, dao, cồng, chiêng,…
  • Không gian tổ chức những buổi sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, lễ cúng bái trong năm như là cúng cơm, cúng thành lập làng, cúng nhà, cúng Cồng, Chiêng,…
  • Nơi phán xử cho các vụ tranh cãi, kiện tụng của người dân trong làng và cũng là địa điểm để đón tiếp khách quý khi đến tham quan buôn làng.
  • Nơi hò hẹn, gặp mặt, định tình đôi lứa của những người trẻ xinh đẹp ở độ tuổi trưởng thành.
Nơi tụ tập của mọi người trong buôn làng
Nơi tụ tập của mọi người trong buôn làng

Với người dân tộc miền núi, những thông làng không có được một kiến trúc nhà rông Tây Nguyên của riêng mình thì sẽ được xem là “làng đàn bà”. Cũng tức là nói thôn đó sẽ không được mọi buôn làng khác công nhận là thôn làng chân chính. Mà chỉ được xem là những căn nhà rời rạc, thiếu đi linh hồn của một ngôi làng, nặng nề hơn nữa người sống trong đó thường không được xem là người dân tộc chân chính.

Theo tìm hiểu từ người dân Tây Nguyên, người dân tộc chân chính là phải có được cái hồn, mà để đạt được điều này thì phải cần có nhà Rông. Thế nên, dù qua thời gian bao nhiêu lâu, bao nhiêu thế hệ thì ý nghĩa của nhà rông Tây Nguyên vẫn luôn có một vị trí vô cùng quan trọng với linh hồn người nơi đây.

Đặc điểm cần biết về kiến trúc nhà rông Tây Nguyên

Thông thường, mọi người sẽ đánh giá sự mạnh mẽ và giàu có của một buôn làng dựa trên kiến trúc nhà rông Tây Nguyên. Nhà rông thường chỉ có thể đi với làng không có cấp tỉnh, cấp huyện hoặc liên kết giữa các làng với nhau. Bởi nơi này chỉ gắn bó với nếp sống, tín ngưỡng của một nhóm cộng đồng nhất định.

Nhà rông gắn bó với nếp sống của người dân Tây Nguyên
Nhà rông gắn bó với nếp sống của người dân Tây Nguyên

Vị trí xây dựng nhà rông

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên luôn cần phải được xây dựng ở một khu vực có kết cấu ổn định và phù hợp. Đối với dân làng, việc xây dựng nhà Rông luôn cần phải tuân thủ theo nhiều nghi thức trang trọng. Già làng hoặc một người lớn tuổi có tiếng nói trong buôn sẽ tập trung những người trẻ tài giỏi để bàn bạc và chỉ bảo phương hướng thực hiện. Một ngôi nhà rông trước khi được bắt tay vào xây dựng có khi cần phải tốn cả tuần hay cả tháng để lựa chọn và bàn bạc chi tiết.

Nơi xây dựng phải phù hợp với tình hình thời tiết và phải có vị trí trung tâm nhất trong toàn bộ ngôi làng. Đồng thời, khu đất phải đủ bằng phẳng và rộng rãi để tập trung mọi người sinh sống trong ngôi làng.

Xây dựng nhà rông phải phù hợp với vị trí và nhu cầu sử dụng của buôn làng
Xây dựng nhà rông phải phù hợp với vị trí và nhu cầu sử dụng của buôn làng

Hình dáng và kích thước

Kết cấu của một căn nhà Rông đều phải có tỉ lệ chiều cao phụ thuộc vào nhiều vấn đề như: đặc điểm kiến trúc chung của mỗi buôn làng, thể hiện được sự lớn mạnh và uy quyền của thông làng. Vì thế, tỷ lệ chiều dài và chiều rộng thường sẽ không có một con số nhất định.

Kết cấu

Kiến trúc nhà rông Tây Nguyên của mỗi dân tộc luôn đa dạng, tuy nhiên chúng còn phụ thuộc vào kết cấu chung của mỗi ngôi nhà. Thông thường, nhà Rông sẽ không cần sử dụng đến các vật liệu như sắt thép. Những chỗ khớp móc nối luôn cần phải đẽo chặt cẩn thận và dùng dây mây hay tre lạt để thắt chặt.

Mỗi buôn làng có kết cấu nhà rông khác nhau
Mỗi buôn làng có kết cấu nhà rông khác nhau

Điểm độc đáo thường thấy trong kiến trúc nhà rông

Tại sao mái nhà rông lại cao?

Thường thì khung nhà rông thường được làm bằng những loại gỗ cây không có mối mọt, không quá nặng, mềm dẻo như bằng lăng, cây trứng gà, lồ ô,… Phần mái nhà thì sẽ được đan lại với nhau bằng những sợi cỏ tranh có độ dày khoảng 3cm. Dân làng sẽ chọn lá và thời điểm tháng 9 hay tháng 10 để thu hoạch và phơi nắng cho vàng óng. Sau đó, họ sẽ chẻ đều và đan thành từng tấm để lưu giữ được dễ dàng hơn.

Mái nhà rông cao để giúp khung mái được chắc chắn hơn
Mái nhà rông cao để giúp khung mái được chắc chắn hơn

Những tấm mái cỏ được cột vào các hàng cây mè ở khung và được đan nẹp với những hoa văn truyền thống riêng biệt để tạo nên một kết cấu bền chặt. Tại sao mái nhà rông lại cao? Theo nghiên cứu, người ta cho rằng tỷ lệ kích thước như vậy sẽ giúp nâng cao sức chống đỡ cho khung mái cũng như giúp nó trở nên cân đối hơn.

Vì sao phải xây dựng nhà rông kết cấu chắc và cao?

Kinh nghiệm về mặt kỹ thuật và xây dựng nhà Rông của một buôn làng vô cùng quý báu nên không phải bất cứ ai trong làng cũng có khả năng thực hiện. Nó sẽ được những nghệ nhân hoặc già làng nắm giữ và chỉ được truyền lại cho đời sau vào những lúc cần thiết.

Vì sao nhà rông phải chắc và cao? Trước tiên phải nói đến cách thức xác định tỷ lệ phù hợp trong kết cấu của một căn nhà Rông. Người dân tộc có những phương pháp hoàn toàn thủ công nhưng lại có độ chính xác vô cùng cao. Đồng thời, tỉ lệ chiều dài và chiều cao của kiến trúc nhà Rông Tây Nguyên cũng được tối ưu hóa nhất để giúp kiểu nhà thêm thanh thoát và vững chắc. Đồng thời, tỷ lệ này sẽ đảm bảo rằng phần mái không gặp phải lực cản của gió.

Với những đặc điểm trên, kiến trúc nhà rông Tây Nguyên luôn là niềm tự hào của người dân tộc vùng núi. Đồng thời, đây cũng luôn được xem là nét đẹp truyền thống văn hóa được nhiều người công nhận.

Xem thêm các bài viết khác về nội thất tại chuyên mục Tin Tức

282

Bài viết hữu ích ?
5/5 - (1 bình chọn)

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15