- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ sú vân thị là một loại gỗ tự nhiên còn khá xa lạ với nhiều người, mặc dù chất gỗ này được ứng dụng khá phổ biến làm đồ nội thất. Bởi chúng có thớ gỗ mịn, tương đối mềm và dễ dàng cho việc gia công. Vậy gỗ sú là gì? Chúng có tốt không? Cây sú trong tự nhiên có các đặc tính gì? Hãy cùng tìm hiểu mọi thông tin qua bài viết dưới đây của noithatdiemnhan.vn nhé.
Thông tin tổng quan cơ bản về gỗ sú
Đặc điểm giúp nhận diện cây sú
Cây sú hay còn được gọi với cái tên khác là Re trắng lá hình nêm, là cây thân gỗ có chiều cao lên đến 40 m. Thân cây lớn, đường kính lên đến 66 cm. Nhánh cây mảnh dài, chồi non sẽ đầy lông vàng. Lá sẽ thường tập hợp ngọn của các nhánh, phiến xoan ngược, dài từ 8 – 22 cm, rộng 4 – 8 cm, mặt trên lá màu nâu đen, mặt dưới sẽ phủ đầy lông màu đỏ. Gân phụ của lá khoảng 12 – 13 cặp, cuống lá dài 1cm, chúng có lông mịn. Chùy có chiều dài từ 6 – 8 cm. Quả căng mọng, tròn tròn, to khoảng 6 -8 mm, mọc trên bao hoa còn lại.
Cây gỗ sú vân thị phân bổ ở đâu?
Loài cây thân gỗ này được phân bổ chủ yếu tại vùng phía Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt, chúng sinh trưởng và phát triển trong những cánh rừng thường xanh, ở độ cao từ 700 – 2500 m so với mực nước biển. Ở nước ta, cây thường được bắt gặp ở Đông Hà (Quảng Trị).
Đặc điểm đặc trưng của gỗ sú
Dòng gỗ sú vân thị có các đặc điểm khá tương đồng với những dòng gỗ thuộc chi Bời Lời. Tâm của gỗ rất đa dạng, chúng có các màu từ màu vàng rơm nhạt đến nâu đỏ, nâu oliu. Dát gỗ không quá rõ ràng. Kết cấu gỗ tốt vừa phải nhưng khá đồng đều. Hạt lồng vào nhau hoặc dạng gợn sóng, bề mặt gỗ khá xỉn màu. Thực chất nếu không có sự gia công kỹ lưỡng, quy trình sản xuất nghiêm ngặt thì loại gỗ này không được đánh giá cao về độ bền. Mặc dù vậy, chúng lại khá mềm, nên dễ để tạo hình, cắt chéo vừa phải, dễ bào phẳng. Bề mặt khi được sản xuất có độ mịn và độ nhẵn vừa phải.
Gỗ sú vân thị thuộc nhóm mấy?
Theo bảng phân loại gỗ Việt Nam ta thì gỗ sú sẽ được xếp vào nhóm gỗ số IV. Trong nhóm này đa số là các loại gỗ có màu sắc tự nhiên, thớ gỗ mịn màng, có độ bền cao, dễ gia công, chế tác thành các món đồ nội thất sang trọng hay những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đậm nét tinh xảo. Gỗ sú được xếp chung với các loại gỗ như gỗ dầu mít, gỗ dổi, bời lời,…
Gỗ sú có thực sự tốt hay không?
Gỗ sú vân thị là một trong những loại gỗ thuộc nhóm IV. Vì thế, chúng mang những ưu điểm của nhóm gỗ này. Chẳng hạn như gỗ có độ bền cao, khá chắc chắn và chịu được lực tốt. Chúng khó bị mối mọt tấn công cũng như hạn chế được các trường hợp bị gãy mục. Gỗ cũng khó bị ảnh hưởng bởi những tác động của thời tiết, như cong vênh, nứt nẻ nếu chúng được tẩm sấy kỹ lưỡng.
Tương tự như các loại gỗ tự nhiên khác, gỗ sú tự nhiên mang đến vẻ đẹp, giá trị thẩm mỹ cao. Màu sắc gỗ nhã nhặn, sang trọng, vân gỗ rõ nét, đem lại sự ấn tượng. Khi sử dụng loại gỗ này bạn có thể an tâm về mặt chất lượng mà chúng đem đến.
Với tình trạng những dòng gỗ nhóm I, II, III ngày càng khan hiếm thì nhóm IV cũng là một sự lựa chọn khá lý tưởng cho những gia đình Việt. Tuy nhiên, vẫn chỉ nên sử dụng gỗ sú vân thị để đóng đồ nội thất. Không nên dùng chúng trong xây dựng nặng, cần sự kiên cố, bởi gỗ không đủ độ vững chãi cho các công trình này.
Giá gỗ sú trên thị trường hiện nay?
Gỗ sú là một trong những nguồn nguyên liệu mang đến giá trị sử dụng vô cùng phong phú trên thị trường hiện nay. Để có thể sở hữu các sản phẩm được chế tác từ chất liệu gỗ này thì chi phí của các bạn bỏ ra thực sự không quá đắt đỏ như các loại gỗ tự nhiên nhóm quý hiếm.
Hiện nay giá thành trung bình của gỗ sú vân thị vào khoảng 1.800.000 vnđ/m3 – giá đối với những khối gỗ có hình dạng tròn (đường kính > 30cm, chiều dài > 1m). Còn đối với những khối gỗ có dạng xẻ, quy cách dài > 3m thì giá của chúng sẽ khoảng 2.700.000 vnđ/m3. Tuy nhiên, mức giá gỗ này sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào thời điểm khác nhau trên thị trường.
Ứng dụng của gỗ sú vân thị
Đầu tiên, có thể thấy gỗ thích hợp cho các công trình trang trí, thiết kế nội thất nhà ở. Bạn có thể sử dụng gỗ để ốp tường, gờ, chế tác các sản phẩm nội thất như làm tủ, giường, bàn, ghế,… Ngoài ra, chúng còn được dùng làm chất liệu để xây dựng cầu thang, đóng tàu thuyền, các phụ kiện trang trí. Chúng còn được sử dụng làm bút chì, tay cầm của các loại dụng cụ và ván ép.
Cách bảo quản các món đồ gỗ sú lâu bền
Hạn chế tối đa các trường hợp để nắng chiếu trực tiếp
Các sản phẩm ngoại thất làm từ gỗ tự nhiên, đặc biệt là dòng gỗ sú vân thị thường khá cao cấp, giá trị kinh tế cũng khá đắt đỏ. Gỗ sẽ có đặc điểm chống chịu khá tốt, đặc biệt là đối với sự thay đổi của khí hậu, thời tiết, khí hậu bên ngoài như nắng, mưa.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn lơ là trong việc bảo quản các sản phẩm đồ gỗ này. Bởi dưới tác động của ánh nắng mặt trời, kèm theo nhiệt độ thời tiết có lúc lên đến 40 độ C, các sản phẩm làm từ gỗ, đặc biệt là các loại cửa ra vào, cửa sổ hoặc đồ dùng ngoại thất sẽ chịu tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Từ đó, khiến chúng bị giảm tuổi thọ nhanh chóng.
Ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân làm hỏng lớp sơn PU được phủ bên ngoài. Vì thế khiến gỗ bị xỉn màu theo thời gian, xuất hiện các vết bong tróc, sần sùi ngay trên bề mặt đồ dùng. Do đó, đối với các loại cửa gỗ sú dùng ngoài trời, bạn nên sử dụng thêm một tấm màn che, giúp hạn chế tối đa tác động của yếu tố môi trường, thời tiết gây ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.
Ngăn ngừa những loại côn trùng làm hỏng đồ gỗ
Cách bảo quản gỗ tự nhiên, đặc biệt là loại gỗ nhóm IV như gỗ sú vân thị thì không thể bỏ qua vấn đề ngăn chặn côn trùng nhất là mối mọt,… tấn công gỗ. Đây là các loại côn trùng có kích thước rất nhỏ, chúng khá dễ dàng xâm nhập vào nhà bạn và làm ảnh hưởng đến chất lượng các món đồ gỗ.
Hầu hết tất cả các sản phẩm làm từ nguyên liệu gỗ ngày nay đều cần trải qua quá trình tẩm sấy, bôi hóa chất kỹ lưỡng nhằm phòng tránh các động vật nhỏ này và các trường hợp bị ẩm mốc trước khi lắp đặt chúng cho nhà bạn. Tuy nhiên, điều này không đảm bảo 100% nguy cơ gây hại này.
Nếu bạn phát hiện các dấu hiệu như: có chấm đen, nốt rỗ, các lỗ đục trên bề mặt,… rất có thể, mối mọt đã xâm nhập được vào thớ gỗ, từ đó bắt đầu đục khoét sâu bên trong. Lúc này bạn có thể áp dụng các cách như sau để xử lý:
- Nhúng đầu bút lông vào dung dịch chống côn trùng chuyên dụng cho đồ gỗ, sau đó bạn ấn nhẹ vào các lỗ rỗ mối mọt.
- Hoặc bạn có thể xoa dầu hỏa vào các vết tích có dấu hiệu bị côn trùng xâm nhập.
- Trám các loại kẽ hở, lỗ đục có trên bề mặt đồ gỗ bằng loại keo chuyên dụng.
- Phết ớt tươi lên các bề mặt gỗ sẽ giúp tránh côn trùng xâm nhập và lây lan theo diện rộng.
Tránh để đồ gỗ bị ẩm mốc theo thời gian sử dụng
Nước và độ ẩm cao chính là 2 yếu tố kẻ thù số một của các dòng gỗ tự nhiên. Và gỗ sú vân thị cũng không ngoại lệ. Chúng khiến kéo theo hàng loạt các vấn đề như khiến gỗ phồng rộp, bề mặt gỗ bị nứt toạc, làm giảm độ bền của gỗ. Không chỉ vật, môi trường có độ ẩm cao, nhiều hơi nước cũng sẽ khiến gỗ sinh ra nấm mốc. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng mà còn khiến giá trị thẩm mỹ của gỗ bị giảm, đồng thời không tốt cho sức khỏe người dùng.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần lưu ý nơi bố trí, sắp xếp các đồ dùng gỗ tại các nơi khô ráo, tránh xa các khu vực ẩm ướt, mưa hắt vào. Tuyệt đối, không được sử dụng các loại khăn đẫm nước, quá ướt, lau trực tiếp lên trên các bề mặt của gỗ. Điều này sẽ khiến mất tác dụng của lớp sơn phủ bóng, từ đó giảm chất lượng gỗ.
Thay vào đó, bạn hãy sử dụng một chiếc khăn ẩm, lau bề mặt, sau đó dùng khăn mềm lau lại một lần nữa cho khô thoáng. Nếu có đủ điều kiện kinh tế, gia đình có thể lựa chọn trang bị thêm những thiết bị hút ẩm trong không gian. Duy trì ở mức 50% ẩm để có thể bảo quản những món đồ này tốt nhất.
Các sản phẩm gỗ tự nhiên nói chung và gỗ sú vân thị nói riêng đều mang một giá trị khá cao. Không những thế, chúng còn có nét đẹp ấn tượng, nhã nhặn, khiến không gian thêm ấm cúng. Vì thế, nếu đã lựa chọn sử dụng các loại đồ dùng này, bạn nên biết cách bảo quản chúng để đảm bảo chất lượng và giá trị thẩm mỹ mà chúng mang đến.
Tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác:
Gỗ bách xanh | Gỗ me tây | Gỗ trầm hương |
Gỗ óc chó | Gỗ tần bì | Gỗ hương đỏ Nam Phi |
Gỗ Gụ | Gỗ mun | Gỗ chiu liu |
Gỗ đàn hương | Gỗ đinh hương | Gỗ keo |
Gỗ teak | Gỗ vàng tâm | Gỗ hương đá |
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ sồi là gì? Có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá gỗ sồi?
- Gỗ chò chỉ là gì? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu 1 khối?
- Gỗ pơ mu là gì? Giá bao nhiêu? Nhóm mấy? Có mấy loại?
- Gỗ trắc là gì? Gỗ trắc bách diệp giá bao nhiêu và nhóm mấy?
- Gỗ thuỷ tùng thuộc nhóm mấy? Gỗ thủy tùng đỏ giá bao nhiêu?
- Gỗ xoan đào là gì? Có mấy loại gỗ? Gỗ xoan đào có tốt không?
- Gỗ táu là gì? Thuộc nhóm mấy? Giá gỗ táu trên thị trường?
- Gỗ sa mu là gì? Tác dụng và giá gỗ sa mu trên thị trường
- Gỗ phay là gỗ gì? Giá bao nhiêu? Đặc điểm nhân dạng.