Chắc hẳn nhiều người sẽ còn xa lạ với gỗ gụ. Khi có nhu cầu về nội thất gỗ tự nhiên, các đơn vị nội thất thường tư vấn những sản phẩm làm từ loại gỗ này. Bạn có biết vì sao gỗ gụ lại phổ biến như vậy không? Giá thành bao nhiêu? Có tốt không? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Gỗ gụ là gỗ gì? Thuộc nhóm mấy tại Việt Nam?
Gỗ gụ là sản phẩm được khai thác từ thân cây gụ là cây thân gỗ lớn. Ngoài ra, loại gỗ này còn có một số tên phổ biến khác đó là gỗ gõ dầu, gụ hương,… Gỗ gụ được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm nội thất. Hiện nay, dòng gỗ này đang rất khan hiếm tại Việt Nam và nằm trong sách đỏ nên trên thị trường sẽ là dòng gỗ gụ từ Nam Phi hoặc Lào
Trong bảng phân loại gỗ Việt Nam, gỗ gụ thuộc nhóm I vì thân cây lớn lên đến 30m. Tỷ trọng gỗ nặng, cấp A. Độ bền thuộc nhóm đầu với khả năng chống mối mọt, chịu ngoại lực, không cong vênh trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, có mùi thơm đặc trưng nên giá trị kinh tế khá cao.
>> Tham khảo thông số trọng lượng & khối lượng riêng của những loại gỗ phổ biến nhất
Gỗ gụ có tốt không?
Gỗ gụ là một trong những loại gỗ tự nhiên quý hiếm được ứng dụng nhiều trong nội thất.
Ưu điểm
Gỗ gụ nằm trong nhóm I thuộc loại gỗ cao cấp với độ quý hiếm. Tại Việt Nam, chúng được ứng dụng nhiều trong đồ nội thất, những sản phẩm này có tính thẩm mỹ cao và mang đến nhiều ưu điểm như:
- Sở hữu những hoa văn trên bề mặt độc đáo, đan xen giữa các nét vân thẳng và gợn sóng vô cùng bắt mắt.
- Thân gỗ to, dễ dàng chế tác thành những nội thất lớn như: bàn, ghế, giường, tủ…
- Bề mặt gỗ dễ dàng đánh bóng, đặc biệt thớ gỗ mịn cứng nên không bị mối mọt tấn công.
- Các sản phẩm từ gỗ gụ có độ chống chịu ngoại lực rất tốt giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.
- Có khả năng chống nước tốt, hạn chế tình trạng ẩm mốc.
Nhược điểm
Tuy rằng gỗ gụ mang đến nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó chất liệu này cũng có những nhược điểm bạn cần lưu ý trước khi lựa chọn:
- Sản lượng khan hiếm do nhu cầu tăng cao nên đa phần là sản phẩm nhập khẩu từ những quốc gia lân cận, giá thành của loại gỗ này cũng tăng cao.
- Nhu cầu sử dụng tăng cao nên nhiều bên cung cấp sản phẩm nhái khiến khách hàng dễ mua phải hàng giả, gỗ kém chất lượng.
- Sử dụng gỗ gụ ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng tự nhiên.
*Qua những thông tin trên đây, có thể thấy rằng gỗ gụ có nhiều ưu điểm nổi bật. Có thể nói rằng đây là loại gỗ tự nhiên rất tốt trong sản xuất.
Gỗ gụ có mấy loại?
Hiện nay, trên thị trường có 4 loại gỗ gụ phổ biến:
Gỗ gụ ta
Gỗ gụ ta hay còn gọi là gỗ gụ bông lau. Đây là dòng gỗ gụ truyền thống xuất hiện chủ yếu ở Quảng Bình.
Gỗ gụ Lào
Sản lượng gỗ gụ ở Việt Nam rất khan hiếm. Do đó, hiện nay gỗ gụ đa phần được nhập khẩu từ Lào. Đây là loại gỗ được khai thác tại các khu rừng Việt Nam.
Gỗ gụ mật
Gỗ gụ mật có nguồn gốc từ Gia Lai hoặc Campuchia. Đây là loại gỗ được trồng theo quy mô công nghiệp để xuất khẩu và sử dụng.
Gỗ gụ Nam Phi
Chất lượng giống với gỗ gụ Lào nhưng có nguồn gốc từ các quốc gia Nam Phi. Gỗ gụ Nam Phi có màu sắc sẫm hơn các loại gỗ khác vì để lâu và môi trường sinh trưởng khác biệt.
Báo giá gỗ gụ 2023
Hiện nay, gỗ gụ đa phần được nhập khẩu từ những quốc gia lân cận nên giá thành rất cao, tùy vào chất lượng của gỗ và kích thước mặt gỗ mà giá thành sẽ có phần chênh lệch. Hiện nay, giá gỗ gụ dao động từ 30.000.000 – 75.000.000 đồng/m3.
Ứng dụng của gỗ gụ trong nội thất
Với nhiều ưu điểm nổi bật cả về chất lượng lẫn thẩm mỹ nên gỗ gụ được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là nội thất. Sau đây là những ứng dụng của chúng trong sản xuất nội thất.
Bộ bàn ghế gỗ gụ
Những sản phẩm từ gỗ gụ, đặc biệt là bàn ghế sẽ mang đến những ưu điểm như: độ bền cao, hoa văn đẹp và màu sắc bắt mắt. Các sản phẩm từ chúng còn có khả năng chống mối mọt vô cùng tốt.
Giường gỗ gụ
Giường ngủ thường xuyên chịu một lực tác động rất lớn nên cần chất liệu bền cứng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng của giường ngủ. Sử dụng gỗ gụ làm vật liệu chính sẽ giúp giường ngủ bền đẹp và sáng bóng theo thời gian.
Tủ bếp bằng gỗ gụ
Tủ bếp được đặt ở vị trí có độ ẩm cao nên dễ ẩm mốc. Để khắc phục điều này bạn nên chọn các chất liệu tủ bếp từ gỗ gụ vì khả năng chống ẩm mốc. Bên cạnh đó, màu sắc trầm ấm của chúng sẽ giúp căn bếp nhà bạn thêm phần sang trọng.
Cách bảo quản gỗ gụ
Tuy gỗ gụ hoàn hảo về mặt thẩm mỹ, nhưng để các sản phẩm từ chúng bền đẹp, bạn cần lưu ý những cách bảo quản sau đây:
- Dùng các sản phẩm vệ sinh gỗ chuyên dụng lau bề mặt gỗ thường xuyên, sử dụng khăn bông mềm tránh làm trầy bề mặt gỗ.
- Hạn chế dùng nước để vệ sinh gỗ tránh tình trạng ẩm mốc.
- Dù gỗ gụ có khả năng chịu tác động ngoại lực nhưng nên hạn chế dùng vật cứng tác động vào gỗ.
- Sử dụng màn che chắn khi không sử dụng.
- Dùng tấm lót trước khi đặt đồ lên mặt gỗ giúp giảm tình trạng trầy mặt gỗ.
- Hạn chế để nội thất gỗ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời sẽ xảy ra tình trạng nứt gỗ.
Cách nhận biết gỗ gụ
Gỗ gụ được xếp vào nhóm I trong bảng phân loại gỗ Việt Nam. Chúng có những đặc điểm sinh học nổi bật như: tỷ trọng gỗ lớn, thớ gỗ mịn, mùi thơm,… Bên cạnh đó, chúng còn có những đặc điểm chuyên biệt như: màu vàng trắng hoặc vàng nhạt. Khi tiếp xúc với nhiệt độ lâu thân gỗ sẽ chuyển sang nâu thẫm đẹp mắt.
Để phân biệt gỗ gụ với những loại gỗ khác, các bạn có thể nhận biết thông qua mùi. Gỗ gụ có mùi chua nhẹ, không nồng mũi khi đánh bóng, có màu nâu đậm đẹp mắt. Vân của chúng là các vân hoa cùng vân thẳng.
Hy vọng với những thông tin từ Nội Thất Điểm Nhấn các bạn sẽ hiểu hơn về gỗ gụ. Từ đó, sẽ có lựa chọn phù hợp về chất liệu nội thất cho ngôi nhà của mình.
Tham khảo thêm thông tin kiến thức các loại gỗ khác: