- Mặc định
- Lớn hơn
Phong thủy khu vực phòng bếp quan trọng không kém gì phòng khách trong nhà. Một phòng bếp được bố trí theo đúng những nguyên tắc phong thủy sẽ thu hút được nhiều vượng khí, từ đó mang lại may mắn, bình an hay thậm chí là tài lộc cho gia đình. Sau đây là những cách sắp xếp nhà bếp theo phong thủy được chia sẻ bởi chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm từ Nội Thất Điểm Nhấn.
Lý do cần sắp xếp nhà bếp theo phong thủy
Theo quan niệm của phong thủy thì khu vực nhà bếp chính là nơi tập trung tài lộc của gia đình. Bên cạnh đó, nhà bếp cũng là nơi để chế biến những bữa ăn hàng ngày hay để mọi người ngồi quây quần cùng nhau bên mâm cơm. Do đó, phong thủy nhà bếp còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Chính vì những lý do trên, gia chủ cần phải đảm bảo khu vực bếp được thiết kế sao cho thu hút được nhiều khí tốt và tiêu trừ nhiều khí xấu. Có như vậy, gia đình sẽ càng ấm no, hạnh phúc hơn nữa.
Cách bố trí, sắp xếp nhà bếp theo phong thủy
Khi nói đến cách bố trí bếp theo phong thủy thì chúng ta cần bàn đến vị trí và phương hướng của các vật dụng trong bếp. Đồng thời, cần phải chú ý đến hướng nhà để chọn được cách sắp xếp phù hợp nhất.
Những lưu ý về vị trí và hướng đặt bếp
Theo phong thủy thì hướng bếp được xác định bằng hướng lưng của người đứng bếp, có nghĩa là lưng quay về hướng nào thì đó chính là hướng bếp. Theo đó, hướng bếp tốt nhất chính là Đông và Đông Nam, bởi vì chúng thuộc hành Mộc mà trong bếp chúng ta có bồn rửa tượng trưng cho Thủy và bếp nấu tượng trưng cho Hỏa. Theo Ngũ Hành, Thủy sinh Mộc và Mộc sinh Hỏa. Khi bổ sung thêm hành Mộc thì chúng ta sẽ có ba hành bổ trợ lẫn nhau giúp năng lượng có thể luân chuyển bên trong nhà bếp.
Như vậy, cần tránh bố trí bếp hướng về phía Nam, bởi vì hướng này đại diện cho hành Hỏa. Vốn dĩ nhà bếp đang cân bằng giữa Hỏa và Thủy, nhưng khi thêm nhân tố Hỏa vào thì sẽ gây mất cân bằng. Một nhà bếp có quá nhiều “lửa” thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tài lộc của gia đình.
Ngoài ra, khi bố trí khu vực bếp thì cần phải tránh những trường hợp sau:
- Bếp nấu đối diện phòng vệ sinh thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lý do là vì nhà vệ sinh tập trung nhiều khí uế và vi khuẩn gây bệnh khi bám vào đồ ăn, thức uống.
- Bếp nấu quá gần cửa sổ hoặc phía sau có khoảng trống sẽ khiến ngọn lửa khi nấu ăn không ổn định hay thậm chí là bị dập tắt. Cách bố trí này không hợp phong thủy là vì ngọn lửa này tượng trưng cho tình cảm gia đình, nếu bị dập tắt thì đồng nghĩa với việc mọi người sẽ dần trở nên lạnh nhạt với nhau.
- Bếp nấu thuộc hành Hỏa khi đặt gần bồn rửa, bình nước hoặc ống dẫn nước thuộc hành Thủy thì sẽ gây xung khắc ảnh hưởng không tốt đến dòng năng lượng trong phòng bếp. Khoảng cách tối thiểu từ bếp đến các vật dụng này cần đảm bảo ít nhất là 60cm.
- Vị trí bếp cần đảm bảo rằng hướng bếp không được ngược với hướng nhà. Theo phong thủy thì cách bố trí này sẽ tác động tiêu cực đến công danh và sự nghiệp của các thành viên trong gia đình.
- Đặt bếp ngay trung tâm căn nhà theo Bát trạch là điều tối kỵ. Chính giữa căn nhà nên là nơi tĩnh lặng nhất chứ không nên để bị khuấy động bởi khói lửa và mùi đồ ăn.
Vị trí các khu vực trong bếp
Khi sắp xếp nhà bếp theo phong thủy, ngoài vị trí và hướng bếp thì chúng ta cũng cần quan tâm đến các bố trí các khu vực trong bếp. Cụ thể là bạn cần quan tâm bốn khu vực chính đó là: bếp nấu, bồn rửa, tủ lạnh và lò nướng.
Khu vực bếp nấu
Như đã nói, khi bố trí bếp nấu thì cần đảm bảo rằng khu vực này không đối diện với cửa ra vào. Nếu vừa mở cửa nhà ra mà đã nhìn thấy phòng bếp thì cần phải tìm cách hóa giải ngay. Theo chuyên gia phong thủy thì nếu như không thể thay đổi được vị trí đặt bếp thì gia chủ có thể xử lý dễ dàng bằng cách che chắn bằng rèm, vách ngăn hoặc bình phong. Cách làm này giúp ngăn khí xấu vào sâu bên trong bếp.
Khu vực bồn rửa
Nếu có thể thì không nên đặt bồn rửa quá gần với bếp nấu vì sẽ gây xung khắc làm nhiễu loạn dòng chảy năng lượng trong bếp. Lý tưởng nhất là phòng bếp lớn thì hãy bố trí chúng vuông góc nhau tạo thành hình chữ L thì sẽ mang đến thịnh vượng cho gia đình. Nếu không thể bố trí theo kiểu này vì không gian nhà bếp hạn chế thì ít nhất hãy đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữ chúng là 60cm.
Về phương vị thì bồn rửa thuộc hành Thủy nên sẽ phù hợp với những hướng đại diện cho hành Kim. Như vậy, nên đặt bồn rửa theo hướng Tây tứ trạch (bao gồm hướng Tây và Tây Bắc.
Khu vực tủ lạnh
Không chỉ bếp nấu hay bồn rửa mà vị trí tủa lạnh cũng ảnh hưởng đến phong thủy phòng bếp. Tuy nhiên, có khá nhiều người không quan tâm đến phương vị của tủ lạnh khiến may mắn của gia đình tiêu tan.
Cần lưu ý là không đặt tủ lạnh gần với bếp nấu, bởi vì hơi lạnh từ tủ lạnh sẽ phản ứng với hơi nóng từ bếp nấu gây xung đột mạnh mẽ. Theo phong thủy thì cách bố trí này khiến lửa bếp yếu đi đáng kể và ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, cũng cần phải đảm bảo khoảng cách giữa tủ lạnh với tường khoảng 10cm và với vật dụng nội thất khác hai bên hông tối thiểu là 20cm để nhiệt tỏa ra từ tủ lạnh có thể lưu thông dễ dàng.
Ngoài ra, vì tủ lạnh là thiết bị điện hoạt động liên tục nên cần tránh đặt ở những vị trí mà ánh sáng mặt không chiếu trực tiếp vào, bởi vì vị trí này khiến tủ lạnh khó làm lạnh thực phẩm bên trong. Bên cạnh đó, đừng quên việc vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh tạng trạng thức ăn bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khu vực lò nướng
Tròng thời gian gần đây, lò nướng đã trở thành thiết bị quen thuộc bên trong nhà bếp hiện đại. Thiết bị nhà bếp này không quá cồng kềnh và kích thước cũng không lớn, nhưng không vì thế mà chúng ta không quan tâm đến vấn đề phong thủy khi bố trí lò nướng trong phòng bếp.
Một trong những điều cấm kỵ mà nhiều người mắc phải đó là đặt lò nướng ngay phía trên đầu tủ lạnh. Cách sắp xếp vật dụng nội thất này là không đúng cả về khoa học lẫn phong thủy. Thứ nhất, hơi nóng từ lò nướng chắc chắn có ảnh hưởng khiến tủ lạnh hoạt động không bình thường. Thứ hai, lò nướng đại diện cho hành Hỏa và tủ lạnh đại diện cho hành Kim, mà Hỏa khắc Kim gây xung khắc mạnh mẽ tác động xấu đến chất lượng thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
Khi bố trí lò nướng trong phòng bếp thì nên đặt cách xa những thiết bị phát ra sóng điện từ và những nơi có nhiệt độ quá cao. Bên cạnh đó, cần đảm bảo rằng lò nướng được đặt ở thuận tiện để sử dụng nhưng cũng không ảnh hưởng xấu đến phong thủy phòng bếp.
Thông thường thì tủ bếp hiện đại sẽ được thiết kế một vị trí dành cho lò nướng. Thiết bị này sẽ được lắp ở tủ bếp dưới hoặc bàn bếp vừa với tầm với. Đồng thời, vị trí này cũng cần đủ cao để tránh côn trùng bò vào hay mặt nền ẩm ướt gây chập điện.
Cửa bếp
Trong các khu vực trong bếp, cửa bếp là nơi ít được chú ý nhất nhưng cũng không kém phần quan trọng đối với phong thủy. Theo các chuyên gia thì cửa bếp nên tránh lắp đặt ở vị trí đối diện với cửa chính hoặc cửa phòng ngủ. Theo lý giải thì luồng năng lượng hai khu vực này chảy ngược chiều nhau nên sẽ gây nhiễu loạn không tốt cho sức khỏe gia chủ.
Bên cạnh đó, cửa phòng bếp cũng không nên thẳng hàng với cửa sổ hay cửa ra vào ban công. Vị trí này khiến khí di chuyển nhanh chóng làm tiêu hao tài vận của gia đình.
Cách bố trí các vật dụng trong bếp
Cách bố trí các vật dụng trong nhà bếp sao cho phù hợp với không gian cũng rất quan trọng. Khi đó vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ cho căn bếp, vừa thể hiện được tính phong thuỷ. Dưới đây là cách bố trí các vật dụng trong nhà bếp mà bạn có thể tham khảo:
- Vị trí đặt bếp: Cần tránh đặt bếp nấu ăn ở cạnh cửa sổ và tránh vật nhọn hướng về phía bếp, sẽ ảnh hưởng tới phong thuỷ cũng như hoà khí của gia chủ. Đối với bếp từ và bếp điện không nên đặt cạnh cửa sổ và nên đặt ở gần nguồn điện sẽ thuận tiện khi sử dụng. Với bếp gas nên chọn vị trí đặt bếp nơi khô ráo và thoáng mát để đảm bảo an toàn khi nấu nướng.
- Vị trí đặt tủ lạnh: Sắp xếp nhà bếp theo phong thuỷ bạn cũng nên lưu ý vị trí đặt tủ lạnh sao cho phù hợp. Theo phong thuỷ tủ lạnh là mệnh Kim, do đó nên tránh đặt ở gần hoặc đối diện bếp nấu. Vì hai mệnh Kim và Hoả khắc nhau, nếu đặt cạnh nhau sẽ ảnh hưởng tới hoà khí giữa các thành viên trong gia đình.
- Vị trí đặt bồn rửa: Nên đặt bồn rửa có vị trí xa với bếp nấu, vì một bên là mệnh Thuỷ và bồn rửa là mệnh Hoả sẽ tương khắc. Nếu đặt hai vật dụng này ở gần nhau sẽ gây ra những điều rắc rối và phiền toái đối với gia chủ.
- Trong trường hợp phòng bếp có diện tích nhỏ, nên đặt bồn rửa thẳng hàng với bếp nấu và có khoảng cách ít nhất 60cm. Với không gian bếp rộng rãi, bạn có thể bố trí hai khu vực này theo hình chữ L, vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ, vừa mang tới nhiều may mắn, tài lộc cho gia chủ.
- Vị trí đặt lò vi sóng: Vì lò vi sóng khi hoạt động sẽ phát ra tia sóng có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Do đó, bạn nên đặt lò vi sóng ở vị trí tránh gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và thuận tiện khi sử dụng. Có thể đặt lò vi sóng ở trên hay dưới tủ bếp sẽ có phong thuỷ tốt.
Màu sắc và ánh sáng của bếp
Để bố trí không gian bếp hợp phong thuỷ, bạn cũng nên lưu ý tới yếu tố ánh sáng. Nên kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên bằng cách thiết kế cửa sổ rộng lớn giúp cho phòng bếp được thông thoáng. Cùng với ánh sáng tự nhiên, bạn cũng nên kết hợp với ánh sáng nhân tạo đó là sử dụng đèn chiếu sáng. Tùy theo sở thích bạn có thể lựa chọn đèn chùm, đèn thả, đèn gắn tường…
Bên cạnh yếu tố về ánh sáng, bạn cũng nên quan tâm tới màu sắc hợp mệnh theo phong thuỷ. Cụ thể:
- Mệnh Kim: Nên trang trí nhà bếp theo tông màu trắng, vàng hoặc ghi nhạt. Ngoài ra, gia chủ có thể phối nhiều màu với nhau như: Vàng với trắng hay ghi phối trắng. Nên tránh những tông màu của mệnh Hoả, vì sẽ tương khắc.
- Mệnh Mộc: Thích hợp trang trí phòng bếp màu xanh mạ, xanh lá, xanh rêu, xanh non. Gia chỉ mệnh Mộc cũng thích hợp với các màu trang trí bếp tương sinh với mệnh Thuỷ như: Xanh biển, xanh dương, xanh da trời hay xanh biển.
- Mệnh Thuỷ: Nên sơn bếp màu xanh da trời, xanh biển hay xanh dương sẽ mang tới nhiều may mắn và tài lộc. Bên cạnh những màu hợp mệnh, gia chủ mệnh Thuỷ có thể chọn màu tương sinh với mệnh Kim như vàng hay ghi.
- Mệnh Hoả: Hợp các gam màu cam đỏ, hồng, đỏ đun, đỏ tươi, đỏ bã trầu. Khi gia chủ chọn màu bếp này sẽ gặp nhiều thuận lợi và may mắn trong công việc, gia đình hoà thuận.
- Mệnh Thổ: Gia chủ mệnh Thổ hợp các mệnh có tông màu trầm như nâu đen, nâu hay cam đất. Hoặc chọn các màu thuộc mệnh Hoả như hồng, đỏ hay đỏ tươi để trang trí bếp.
Trang trí cho phòng bếp
Có rất nhiều cách để trang trí cho phòng bếp. Thông thường thì gia chủ sẽ chọn loại đá tự nhiên phù hợp với phong thủy để ốp tường. Một số người khác thì lắp đặt đèn thả trần với thiết kế độc đáo vừa để chiếu sáng, vừa tạo điểm nhấn cho căn phòng. Tuy nhiên, cách đơn giản nhất chính là bố trí cây xanh bên trong phòng bếp.
Thêm mảng xanh vào phòng bếp giúp không gian nội thất luôn tươi mới, giàu sức sống và mang lại vượng khí cho ngôi nhà. Có rất nhiều loại cây để lựa chọn, trong đó phải kể đến là:
- Hương thảo: Loài cây có mùi hương dễ chịu và có độ lan tỏa rộng. Khi trồng hương thảo trong bếp, hương thơm thoang thoảng sẽ mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn và giảm căng thẳng hiệu quả.
- Húng bạc hà: Có khả năng loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn trong không khí hiệu quả. Loài cây này mang trong mình màu xanh tươi mát và tượng trưng cho hành Mộc mà Mộc lại sinh Hỏa. Do đó, có thể xem là trồng bạc hà trong phòng bếp góp phần giữ gìn bầu không khí ấm cúm, gần gũi của gia đình.
- Lưỡi hổ: Lá cây mảnh và nhọn đầu tạo nên hình dáng tương thự thanh gươm sắc nhọn có tác dụng xua đuổi tà ma. Bẹn cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng loài cây này có khả năng hấp thụ 107 loại độc tố khác nhau giúp đảm bảo không khí luôn trong lành.
- Húng quế: Cây có mùi thơm đặc trưng và có khả năng khử mùi phòng bếp hiệu quả. Bên cạnh đó. loài cây này còn có khả năng mang đến may mắn và tài lộc cho các thành viên trong gia đình.
- Ngải cứu: Loài cây có khả năng khử mùi hôi trong phòng bếp cực kỳ hiệu quả. Ngoai ra, ngải cứu còn có thể khử mùi ẩm mốc và hạn chế sự phát triển của các loài côn trùng có hại cho con người.
- Xô thơm: Loài cây có khả năng thanh lọc không khí và mang đến sự thoải mái cho con người. Ngoài ra cũng có thể sử dụng xô thơm như là một gia vị chế biến món ăn hấp dẫn.
- Hoa nhài: Sắc trắng hoa nhài thêm điểm nhấn thú vị vào không gian phòng bếp, đồng thời hương thơm cũng giúp lấn át mùi khó chịu khu vực này. Ngoài ra, theo quan niệm của người xưa thì hoa nhài tượng trưng cho tình yêu chung thủy và là biểu tượng của cái đẹp. Do đó, bố tí loài hoa này trong bếp như lời chúc phúc cho gia đình êm ấm và mọi người yêu thương lẫn nhau.
- Oải hương: Là loài hoa được sử dụng để làm tinh dầu thơm và nước hoa. Ngoài ra, oải hương còn tượng trưng co sự chung thủy trong tình yêu. Do đó, bố trí cây oải hương trong bếp được cho là mang đến hạnh phúc và sự hòa thuận của các thành viên trong gia đình.
- Nha đam: Cây nha đam được cho là có khả năng hấp thụ các loại khí độc phổ biến là CO2, SO2,… giúp không gian nhà bếp luôn trong lành. Ngoài ra, loài cây này khi bố trí trong bếp còn mang đến may mắn, phú quý và tài lộc cho gia đình.
Những loài cây trên có thể sinh trưởng tốt trong môi trường khép kín, tuy nhiên bạn cũng nên đưa chậu cây ra ngoài nắng khoảng 1 – 2 lần/tuần để chúng quang hợp. Bên cạnh đó, cũng đừng quên việc cắt tỉa cây thường xuyên và có biện pháp tránh sâu bệnh.
Trên đây là hướng dẫn sắp xếp nhà bếp theo phong thủy mà bất cứ ai cũng có thể áp dụng được. Hy vọng bạn sẽ tìm được ý tưởng để hoàn thiện không gian bếp của gia đình.
Bài viết cùng chủ đề
- Xây nhà 4 tầng có kiêng không? Các mẫu nhà 4 tầng hợp phong thuỷ
- Nhà 3 cột trước nhà có sao không? Cách thiết kế nhà 3 cột chuẩn phong thuỷ
- 11+ Điều kiêng kỵ trước cửa nhà cần tránh trong phong thuỷ
- 20+ Điều đại kỵ trong phong thủy nhà ở nên tránh và cách hoá giải
- Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau được không? 6 Cách hóa giải
- Trấn trạch là gì? Lễ trấn trạch gồm những gì?
- Sinh khí là gì? Cách xác định hướng sinh khí đem lại tài lộc
- Nên đặt hướng giường ngủ như thế nào và điều kiêng kỵ cần biết