- Mặc định
- Lớn hơn
Để tối ưu diện tích, nhiều người lựa chọn xây tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau. Tuy nhiên, thiết kế này lại vô tình phạm phải điều tối kỵ trong phong thủy. Vậy có nên xây bếp và nhà vệ sinh chung tường hay không? Nếu không thì cần hóa giải như thế nào? Hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau được không?
Tường bếp và nhà vệ sinh dùng chung với nhau là thiết kế khá phổ biến, nhất là với những căn hộ nhỏ, nhà ống hoặc nhà phố. Tuy nhiên, xét về phong thủy và thực tiễn, việc bố trí tường chung như trên được đánh giá không tốt. Cụ thể:
Về phong thủy
Theo phong thủy, bếp mang hành Hỏa còn nhà vệ sinh mang hành Thủy. Khi sử dụng tường chung cho 2 khu vực này sẽ dẫn đến tình trạng xung khắc, ảnh hưởng đến vận khí của gia đình.
- Ảnh hưởng đến tài lộc của gia đình, dễ hao tốn tiền bạc
- Nguồn năng lượng trong nhà hỗn loạn, dễ dẫn đến tranh cãi, bất hòa
- Mất cân bằng phong thủy do “Hỏa khắc Thủy” gây nên vấn đề về sức khỏe
Ngoài ra, nhà vệ sinh bị xem là nơi tích tụ uế khí, ngược lại bếp lại được xem là nơi cung cấp nguồn sinh khí nuôi dưỡng cả gia đình. Việc thiết kế tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau có thể làm ảnh hưởng đến nguồn khí tốt trong nhà.
Về thực tiễn
Xét về mặt công năng, việc hai không gian bếp – nhà vệ sinh dùng chung tường còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt như sau:
- Mùi hôi và tiếng ồn từ nhà vệ sinh dễ lan sang khu vực bếp, làm ảnh hưởng đến việc nấu nướng.
- Nhà vệ sinh có độ ẩm cao nên có thể làm hỏng tường bếp, gây ẩm mốc ảnh hưởng đến thiết bị bếp.
- Gây khó chịu khi nấu nướng bởi cảm giác mất vệ sinh, không an toàn cho việc sơ chế thức ăn.
8 cách hóa giải tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau
Với những ảnh hưởng tiêu cực về phong thủy lẫn thực tiễn khi sử dụng chung tường cho 2 khu vực bếp và nhà vệ sinh. Việc tìm cách hóa giải là điều cần thiết:
Sử dụng tấm ngăn, vách kính hoặc rèm cửa
Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất là dùng tấm ngăn, vách kính mờ hoặc rèm vải để phân tách rõ ràng khu vực bếp và nhà vệ sinh. Vật dụng này không chỉ giúp ngăn luồng khí xấu, cải thiện thẩm mỹ mà còn tạo cảm giác hơn cho không gian nhà vệ sinh.
Đặt chậu rửa bát gần nhà vệ sinh
Nếu không gian sống có diện tích hạn chế, khó thay đổi thiết kế tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau. Gia chủ có thể đặt chậu rửa bát (hành Thủy) gần nhà vệ sinh. Cách bố trí này giúp hóa giải xung khắc giữa bếp (hành Hỏa) và nhà vệ sinh (hành Thủy), cân bằng ngũ hành giúp cải thiện vận khí.
>>> Xem thêm: Cách bố trí và sắp xếp nhà bếp theo phong thủy
Đặt đá thạch anh trong nhà vệ sinh
Đá thạch anh trong phong thủy được xem là tinh tế có khả năng hấp thụ và tẩy đi các năng lượng xấu. Vì vậy, để hóa giải thiết kế tường bếp – nhà vệ sinh dùng chung, bạn có thể đặt một viên thạch anh tại góc nhà vệ sinh. Điều này giúp thanh lọc uế khí, trả lại sự sạch sẽ cho không gian.
Giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ và thông thoáng
Theo phong thủy, bếp là nơi cung cấp nguồn sống cho gia đình. Vì vậy, nếu đặt cạnh nhà vệ sinh cần chú ý đến việc giữ cho không gian luôn sạch sẽ, tránh sự ô uế gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Ngoài ra, nhà vệ sinh ẩm thấp và bốc mùi còn ảnh hưởng đến việc nấu nướng, dễ gặp các vấn đề về lây nhiễm vi khuẩn, không an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thế nên, nếu xây dựng tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau, bạn cần vệ sinh định kỳ, bố trí hệ thống thông gió hoạt động tốt và thường xuyên và sử dụng tinh dầu, sáp thơm để giữ không gian luôn sạch sẽ và dễ chịu.
Đảo hướng bếp
Nếu có thể, tốt nhất bạn nên xoay hướng bếp để không đối diện hoặc tựa lưng vào tường nhà vệ sinh. Tuy nhiên, vị trí hướng bếp trong nhà rất quan trọng, ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình. Vậy, trước khi đảo hướng bếp gia chủ cần xem xét kỹ lưỡng về tuổi mệnh để đảm bảo phong thủy tổng thể của ngôi nhà.
Sử dụng vật liệu và màu sắc phù hợp
Khi thiết kế dùng chung tường cho bếp và nhà vệ sinh, cần lựa chọn vật liệu phù hợp có khả năng cách âm và chống thấm tốt để đảm bảo độ bền và thẩm mỹ không gian. Bên cạnh đó, nên ưu tiên lựa chọn màu sắc nhẹ nhàng như các gam trung tính hoặc pastel để tạo cảm giác dễ chịu và thanh lọc năng lượng.
Có thể bạn quan tâm về thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt hiện đại, đầy đủ tiện nghi
Đặt cây xanh
Trong phong thủy, cây xanh có tác dụng thanh lọc không khí và cân bằng năng lượng. Vậy nếu phạm phải lỗi thiết kế tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau, bạn có thể hóa giải bằng cách đặt chậu cây nhỏ ở gần khu vực nhà vệ sinh hoặc nhà bếp. Nên ưu tiên các loại cây chịu bóng tốt: lưỡi hổ, trầu bà, lan ý…
Hệ thống thông gió
Cuối cùng, đừng quên đầu tư hệ thống hút mùi và thông gió hiệu quả cho cả nhà vệ sinh và khu bếp. Điều này giúp không khí luôn trong lành, tránh lan tỏa mùi và luồng khí xấu và hạn chế sự xung đột Hỏa – Thủy giữa hai khu vực.
Những điều tối kỵ khác khi đặt bếp và nhà vệ sinh
Ngoài việc tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau, khi thiết kế 2 khu vực này bạn cũng cần lưu ý tránh các lỗi phong thủy nghiêm trọng như sau:
- Không đặt bếp diện cửa nhà vệ sinh dễ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự nghiệp của các thành viên trong gia đình.
- Không để cửa bếp và cửa nhà vệ sinh thẳng hàng, vì dễ gây xung khắc Hỏa và Thủy làm mấy cân bằng ngũ hành trong không gian sống.
- Không đặt bếp dưới nhà vệ sinh tầng trên, vì năng lượng tiêu cực từ nhà vệ sinh đè lên khu vực phạm phải lỗi lỗi phong thủy nghiêm trọng.
- Không sử dụng chung hệ thống nước nhà vệ sinh và bếp vì dễ nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
- Lựa chọn màu sắc hợp lý để tránh làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và gây xung khắc phong thủy.
- Lựa chọn vật liệu phù hợp chống ẩm, cách nhiệt để đảm bảo vệ sinh và độ bền đẹp trong không gian sống.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thiết kế nhà bếp – nhà vệ sinh hợp phong thủy, khoa học và tối ưu thẩm mỹ. Hãy liên hệ ngay đến Nội Thất Điểm Nhấn thông qua hotline 1800 9398 để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ, mang đến các giải pháp bố trí không gian phong thủy, phù hợp với phong cách sống và ngân sách của bạn.
Trên đây là toàn bộ những cách hóa giải lỗi phong thủy tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau hiệu quả, đơn giản mà Nội thất Điểm Nhấn muốn gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên, có thể giúp bạn bố trí không gian sống thẩm mỹ, tiện nghi và chuẩn phong thủy.
Bài viết cùng chủ đề
- Xây nhà 4 tầng có kiêng không? Các mẫu nhà 4 tầng hợp phong thuỷ
- Nhà 3 cột trước nhà có sao không? Cách thiết kế nhà 3 cột chuẩn phong thuỷ
- Sinh khí là gì? Cách xác định hướng nhà sinh khí đem lại tài lộc
- Nên đặt hướng giường ngủ như thế nào và điều kiêng kỵ cần biết
- Cách bố trí và sắp xếp nhà bếp theo phong thủy