Cách bố trí bếp chữ L tiện lợi khoa học, hợp phong thủy

Cập Nhật 08/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Cách bố trí bếp chữ L phù hợp với nhiều kiểu nhà và phong cách thiết kế nội thất. Đồng thời, cách sắp xếp nhà bếp này còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho người sử dụng. Khi được bố trí đúng cách, gian bếp chữ L không chỉ có tính thẩm mỹ cao, mà còn giúp cải thiện phong thủy nhà ở nhằm mang lại năng lượng tích cực cho gia đình.

Những ưu điểm của thiết kế bếp chữ L

Hiện nay, nhiều gia chủ chọn cách bố trí bếp chữ L để hoàn thiện khu vực này. Kiểu thiết kế này có nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Sắp xếp bếp dạng chữ L có tính linh hoạt cao với nhiều khu vực chức năng đa dạng.
  • Tận dụng tối đa không gian để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nấu nướng, ăn uống của các hộ gia đình.
  • Bố trí phòng bếp chữ L giúp không gian thông thoáng hơn, tạo điểm nhấn cho căn bếp ấn tượng.
  • Người nội trợ không còn phải di chuyển quá nhiều trong căn bếp và tối ưu hóa không gian lưu trữ.
  • Thích hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ ở các khu chung cư, nhà cấp 4.
Chọn cách bố trí bếp chữ L giúp sử dụng tối đa không gian phòng bếp
Chọn cách bố trí bếp chữ L giúp sử dụng tối đa không gian phòng bếp

Nội Thất Điểm Nhấn có cung cấp dịch vụ thiết kế thi công nội thất phòng bếp, bạn có nhu cầu để lại thông tin để được tư vấn và báo giá chi tiết miễn phí nhé



Cách bố trí bếp chữ L hợp phong thuỷ

Nếu chọn cách bố trí bếp chữ L thì gia chủ cần đảm bảo rằng khu bếp sau khi hoàn thiện đáp ứng được cả yêu cầu về chức năng lẫn yếu tố phong thủy.

Chọn hướng bếp

Theo quan điểm của các chuyên gia phong thủy, bếp là không gian quan trọng ảnh hưởng đến bản mệnh của chủ căn nhà. Bạn cần dựa vào nguyên lý tương sinh – tương khắc để chọn hướng đặt bếp sao cho thích hợp. Gợi ý hướng bếp hợp mệnh đem tới bình yên, sung túc cho gia đình:

  • Mệnh Kim: Nên chọn hướng tủ bếp về phía Tây.
  • Mệnh Mộc: Nên chọn hướng tủ bếp về phía Đông, Nam hoặc Đông Nam.
  • Mệnh Thủy: Nên chọn hướng tủ bếp về phía Bắc, Nam, Đông Nam.
  • Mệnh Hỏa: Nên chọn hướng tủ bếp về phía Nam, Tây Nam, Đông Bắc.
  • Mệnh Thổ: Nên chọn hướng tủ bếp về phía Đông Nam hoặc Tây.

Lựa chọn màu hợp phong thủy

Cũng như hướng bếp, màu sắc cũng phải đảm bảo hợp bản mệnh của gia chủ. Bạn nên dựa vào màu sắc chủ đạo của bản mệnh để bố trí phòng bếp phù hợp. Cụ thể cách chọn màu bếp như sau:

  • Mệnh Kim: Tủ bếp nên ưu tiên các gam màu như trắng, vàng kim, vàng nhạt hoặc nâu đất.
  • Mệnh Mộc: Tủ bếp nên ưu tiên các gam màu như nâu gỗ, xanh lá hoặc vàng chuối.
  • Mệnh Thủy: Tủ bếp nên ưu tiên các gam màu như đen, trắng, ánh kim hoặc xanh da trời.
  • Mệnh Hỏa: Tủ bếp nên ưu tiên các gam màu như đỏ, cam, hồng hoặc tím.
  • Mệnh Thổ: Tủ bếp nên ưu tiên các gam màu vàng, màu nâu và những màu sắc khác liên quan đến đất.
Gia chủ mệnh Thuỷ hợp với bếp màu đen
Gia chủ mệnh Thuỷ hợp với bếp màu đen

Tìm hiểu thêm về cách bố trí và sắp xếp nhà bếp theo phong thuỷ

Sắp xếp khu chức năng

Đối với bếp dạng chữ L, bếp phải được bố trí theo khu vực chức năng để thuận tiện cho việc nấu nướng. Không gian bếp đầy đủ chức năng nên được sắp xếp theo trình tự sau:

  • Khu bảo quản thực phẩm: Nên bố trí tủ lạnh và tủ chứa thực phẩm khô.
  • Khu lưu trữ dụng cụ: Tủ đựng chén bát, muỗng, ly,…
  • Khu rửa: Vị trí lắp chậu rửa hay máy rửa chén.
  • Khu sơ chế: Vị trí đặt các dụng cụ nhà bếp như thớt, dao, kéo,…
  • Khu nấu: Không gian bố trí lò vi sóng, lò nướng, máy hút mùi,…

Cách bố trí bếp chữ L giúp các bà nội trợ nấu nướng nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hơn. Không chỉ như vậy, vật dụng được sắp xếp gọn gàng, phù hợp thói quen sử dụng cũng hạn chế tối đa việc phải di chuyển quá nhiều trong không gian bếp.

Bố trí bếp theo luồng công việc giúp tiết kiệm thời gian di chuyển
Bố trí bếp theo luồng công việc giúp tiết kiệm thời gian di chuyển

Đảm bảo khoảng cách các khu chức năng

Bên cạnh bố trí các khu vực chức năng khoa học, bạn cần đảm bảo khoảng cách giữa những phần của căn bếp như:

  • Tuyệt đối không đặt bếp và chậu rửa dạng chữ L ở sát nhau bởi nơi nấu nướng đại diện cho hành Hỏa, bồn rửa lại thuộc hành Thủy. Đây là các yếu tố tương khắc nên khi đặt gần nhau làm vượng khí, may mắn suy giảm.
  • Không nên đặt khu vực nấu nướng và tủ lạnh ở sát nhau bởi bếp đại diện cho hành Hỏa, tủ lạnh lại thuộc hành Kim nên dễ làm hao tốn năng lượng của gia chủ.
  • Khi chuẩn bị món ăn, người nấu không nên quay lưng về phía cửa có thể ảnh hưởng không tốt đến tinh thần, suy nghĩ của người nội trợ.

Theo quan điểm của các kiến trúc sư, khu vực tam giác bếp nên có chiều dài cạnh dao động 1.2 – 2.7 m, ngoại tiếp với đường tròn có chu vi từ 4 – 7.9 m. Trong đó, cạnh huyền của tam giác không nên cắt vật chắn hay chướng ngại vật không được lấn sâu quá 0,3 m.

Chọn kích thước tủ bếp

Khi sắp xếp căn bếp chữ L nên chú ý đến kích thước tủ bếp chuẩn sao cho công năng được tối ưu hóa khi sử dụng. Kích thước chuẩn của tủ bếp như sau:

  • Cạnh ngắn nhất của tủ bếp: Độ dài ít nhất 1.5 m
  • Cạnh dài hơn của tủ bếp: Dao động từ 3 – 3.5 m
  • Chiều cao tủ bếp dưới: Nằm trong khoảng chiều cao từ 0.8 – 0.9 m
  • Chiều sâu tủ bếp dưới: Dao động trong khoảng 0.55 – 0.65 m
  • Kích thước mặt bếp: Nằm trong khoảng 0.6 m
  • Khoảng cách giữa hai tủ bếp: Tiêu chuẩn trong khoảng 0.6 – 0.65 m
  • Chiều cao tủ bếp trên: Nên nằm trong khoảng từ 0.35 – 0.7 m
  • Chiều sâu tủ bếp trên: Ít nhất phải đạt 0.35 m

Lối đi của bếp phải thoải mái với chiều rộng từ 0.9 – 1.5 m. Nếu có thiết kế thêm mặt bàn đảo bếp thì chiều cao nên nằm ngang mặt bếp với chiều rộng tối thiểu 0.5 m.

Cân nhắc chọn tủ bếp có kích thước vừa đủ
Cân nhắc chọn tủ bếp có kích thước vừa đủ

Top 15 mẫu tủ bếp chữ L được bố trí khoa học hợp phong thuỷ

Cách bố trí bếp chữ L có nhiều công năng và mang tính thẩm mỹ cao được nhiều gia đình lựa chọn. Sau đây là một số mẫu tủ bếp đẹp hình chữ L bố trí theo nhiều phong cách, bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho bếp của mình.

Phong cách này được ưa chuộng ở Việt Nam ở những năm 2018. Bố trí bếp hình chữ L phối hợp những gam màu nhẹ nhàng, trẻ trung giúp cho căn phòng thoáng mát và mới mẻ hơn.

Bố trí không gian rộng thoáng, thuận tiện cho việc di chuyển
Bố trí không gian rộng thoáng, thuận tiện cho việc di chuyển
Bếp chữ L được làm từ chất liệu gỗ màu nâu sáng sạch sẽ, thông thoáng
Bếp chữ L được làm từ chất liệu gỗ màu nâu sáng sạch sẽ, thông thoáng

Tối giản mọi thứ chính là đặc trưng của phong cách Bắc Âu. Kệ bếp không trang trí nhiều chi tiết rườm rà mà chỉ bày trí những khu vực cần thiết. Phong cách Bắc Âu sử dụng những gam màu đơn giản và có nhiều cửa sổ tạo không gian thoáng mát, thoải mái.

Cách bố trí bếp chữ L sang trọng với thiết kế tủ bếp đơn giản, hiện đại
Cách bố trí bếp chữ L sang trọng với thiết kế tủ bếp đơn giản, hiện đại
Cách bố trí bếp chữ L theo phong cách Bắc Âu tối giản, thanh lịch
Cách bố trí bếp chữ L theo phong cách Bắc Âu tối giản, thanh lịch

Cách bố trí bếp chữ L này đang được nhiều gia đình ưa chuộng bởi màu sắc đơn đơn giản nhưng tinh tế. Thiết kế bếp phong cách Indochine phù hợp với nhiều diện tích phòng bếp khác nhau nên bạn có thể tham khảo.

Mẫu bố trí bếp chữ L phong cách Indochine thiết kế đơn giản, trang nhã
Mẫu bố trí bếp chữ L phong cách Indochine thiết kế đơn giản, trang nhã
Bố trí bếp chữ L màu nâu kết hợp trắng hiện đại, tiện nghi
Bố trí bếp chữ L màu nâu kết hợp trắng hiện đại, tiện nghi

Nhiều người cho rằng bố trí bếp hình chữ L theo phong cách tân cổ điển chỉ phù hợp với những phòng bếp có diện tích rộng rãi với nhiều hoạ tiết cầu kì. Nhưng với căn bếp có diện tích vừa phải chúng ta cũng có thể làm được. Với tone gam màu tân cổ điển nhẹ nhàng, đơn giản vẫn mang tính thẩm mỹ cao tạo nên không gian tinh tế.

Thiết kế bếp chữ L phong cách tân cổ điển thanh lịch
Thiết kế bếp chữ L phong cách tân cổ điển thanh lịch
Cách bố trí bếp chữ L có quầy bar phù hợp với nhà vườn
Cách bố trí bếp chữ L có quầy bar phù hợp với nhà vườn

Tủ bếp hình chữ L được thiết kế theo phong cách Châu Âu luôn đảm bảo được sự thông thoáng và thoải mái. Sở hữu một nhà bếp rộng thì việc sử dụng những gam màu tối là một gợi ý tuyệt vời để có một không gian bếp sang trọng và đẳng cấp.

Cách bố trí bếp chữ L có cửa sổ phù hợp với nguyên tắc phong thuỷ của chủ nhà
Cách bố trí bếp chữ L có cửa sổ phù hợp với nguyên tắc phong thuỷ của chủ nhà
Thiết kế bếp chữ L màu trắng - đen cổ điển, sang trọng
Thiết kế bếp chữ L màu trắng – đen cổ điển, sang trọng

Những lưu ý khi thiết kế bếp chữ L 

Để không gian căn bếp chữ L đảm bảo đầy đủ tiện ích, bạn không nên bỏ qua một số lưu ý sau:

  • Bố trí không gian nấu nướng cạnh bồn rửa chén bát nhưng cần giữ khoảng cách tối thiểu 60cm.
  • Luôn đặt những đồ dùng sắc, nhọn của nhà bếp như dao, thớt, lò nướng,… tại những khu vực an toàn.
  • Nắm rõ kích thước chung của nhà bếp để bố trí phụ kiện sao cho phù hợp, tối ưu hóa diện tích không gian.
  • Ổ điện phải lắp đặt cách mặt bếp tối thiểu 15cm để tránh nguy cơ cháy nổ, chập điện.

Xem thêm: 100+ Mẫu tủ bếp chữ L đơn giản, tiện nghi và hiện đại

Như vậy, những thông tin từ bài viết đã giúp bạn hiểu rõ cách bố trí bếp chữ L sao cho đảm bảo về mặt thẩm mỹ và phong thủy. Nếu có nhu cầu tư vấn, thiết kế thi công nội thất phòng bếp, hãy liên hệ Nội Thất Điểm Nhấn qua số hotline: 1800 9398 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng.



Tham khảo thêm các thông tin về phong thuỷ nhà bếp và có thêm các mẫu bếp đẹp trong mục TIN TỨC NỘI THẤT nhé!

Đọc thêm:

85

Bài viết hữu ích ?
Chưa có đánh giá!
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15