- Mặc định
- Lớn hơn
Một trong những xu hướng thiết kế – thi công văn phòng hiện nay là mô hình “Hybrid”. Đây là mô hình hoàn hảo cho việc kết hợp giữa làm việc từ xa, tại nhà với làm việc tại công ty. Vậy với đặc trưng trên, văn phòng Hybrid có những ưu nhược gì? Có khác biệt gì với mô hình văn phòng mở? Hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về mô hình văn phòng Hybrid
“Hybrid” là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực, công nghệ khác nhau với ý nghĩa là sự kết hợp của hai yếu tố trái ngược nhau. Thế nên, văn phòng được thiết kế theo mô hình Hybrid nghĩa là sự kết hợp giữa “làm việc tại nhà, từ xa” và “làm việc tại công ty”. Hoặc có thể định nghĩa đơn giản hơn, văn phòng Hybrid là văn phòng mà nhân viên có nhiều không gian mở, thoải mái, tự do và linh động hơn.
Kể từ đại dịch Covid-19, văn phòng mô hình Hybrid đã dần trở nên phổ biến hơn tại các tập đoàn, công ty nhằm nâng cao hiệu quả làm việc từ xa, tại nhà. Kể cả hậu Covid-19, Hybrid vẫn là mô hình làm việc được yêu thích nhất bởi các nhân viên. Bởi tối ưu hoá được trải nghiệm khi có thể kết hợp linh hoạt giữa không gian mở và riêng tư của văn phòng khi cần thiết.
Ưu và nhược điểm của mô hình làm việc văn phòng Hybrid
Sau khi tìm hiểu về khái niệm văn phòng được thiết kế theo mô hình Hybrid, hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết hơn về ưu và nhược điểm của kiểu văn phòng này.
Ưu điểm
Không phải tự nhiên mà văn phòng Hybrid nhanh chóng trở thành xu hướng và được nhiều nhân viên đánh giá cao về trải nghiệm làm việc. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của kiểu văn phòng này:
- Tối ưu năng suất làm việc: Thiết kế Hybrid tạo nên sự linh hoạt giữa không gian mở và không gian riêng tư như tại nhà. Do đó, tạo nên không gian làm việc tự do, thoải mái từ đó nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Tăng tỷ lệ tuyển dụng: Một trong những yếu tố được ứng viên cân nhắc khi ứng tuyển vào công ty là không gian làm việc. Thế nên, với kiểu văn phòng Hybrid được thiết kế thông minh, thoải mái nhưng vẫn tôn trọng sự riêng tư. Công ty sẽ dễ dàng chiêu mộ và nuôi dưỡng nhân tài.
- Linh hoạt và cân bằng: Với thiết kế Hybrid, nhân viên có thể linh hoạt trong việc làm việc tại nhà hoặc tại công ty. Điều này giúp tinh thần nhân viên thoải mái, cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Không chỉ thúc đẩy hiệu suất công việc mà còn là yếu tố giữ chân nhân tài.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, văn phòng Hybrid vẫn có những nhược điểm mà bạn cần biết như sau:
- Khó quản lý và kiểm soát: Vì là mô hình làm việc linh hoạt và thoải mái, hướng đến sự tự do của nhân viên. Thế nên, mặt trái của mô hình văn phòng này là khó để kiểm soát và quản lý nhân sự trong giờ làm việc.
- Khó ứng dụng: Sự linh hoạt và thoải mái trong không gian văn phòng Hybrid có thể khiến cho nhân sự dễ mất tập trung trong khi làm việc. Do đó, nếu không bố trí và thiết kế hợp lý sẽ dễ làm giảm hiệu suất công việc.
- Bảo mật kém: Vì là môi trường khá tự do, cho phép nhân viên có thể thay đổi vị trí, chỗ ngồi hay thậm chí là thời gian làm việc. Thế nên việc bảo mật thông tin cũng trở nên kém hơn, vì nhân viên có thể truy cập ở nhiều nơi.
Những lĩnh vực, ngành nghề nào nên làm việc trong văn phòng Hybrid
Dựa vào khái niệm và ưu, nhược điểm của văn phòng được thiết kế theo mô hình Hybrid mà Nội Thất Điểm Nhấn vừa chia sẻ ở trên. Có thể thấy, kiểu văn phòng này phù hợp với những lĩnh vực, ngành nghề như sau:
- Công nghệ: Không gian mở rộng rãi và thoải mái là một trong những yếu tố giúp nhân viên làm trong lĩnh vực công nghệ hoạt động hiệu quả hơn.
- Marketing: Sự sáng tạo, độc đáo trong các ý tưởng truyền thông/quảng cáo thường xuất hiện trong không gian thoải mái, tự do và năng động.
- Thiết kế: Để đưa ra những ý tưởng mới trong việc thiết kế nội thất, kiến trúc, thời trang, ấn phẩm,… nhân viên cần không gian mới mẻ, linh hoạt và không gò bó như văn phòng Hybrid.
- Du lịch: Để tạo nên những tour du lịch hấp dẫn, những bài thuyết trình giới thiệu địa điểm tham quan thú vị,… nhân viên làm trong ngành du lịch rất thích văn phòng làm việc theo mô hình Hybrid.
Ngoài những lĩnh vực trên, vẫn có một vài công việc khác phù hợp văn phòng thiết kế theo kiểu Hybrid như: mỹ phẩm, nghệ thuật, đồ gia dụng,… Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những ngành nghề đòi hỏi tính bảo mật cao, đảm bảo đúng quy trình và có tính chất nghiêm túc như: tập đoàn nhà nước, quân đội, ngân hàng, tài chính,… không nên lựa chọn văn phòng thiết kế theo mô hình Hybrid.
Điểm khác biệt giữa văn phòng Hybrid và văn phòng mở
Khi tìm hiểu về khái niệm và đặc trưng của mô hình văn phòng phong cách Hybrid. Chắc hẳn, nhiều người sẽ lầm tưởng kiểu văn phòng này và văn phòng mở là giống nhau. Vậy, hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết về điểm khác biệt giữa 2 kiểu văn phòng này:
Mục đích
Nếu văn phòng Hybrid chú trọng vào việc tạo nên không gian, thời gian làm việc linh hoạt phù hợp với nhu cầu và sở thích để tạo sự thoải mái, cân bằng nhằm nâng cao hiệu suất công việc. Văn phòng mở lại tạo nên không gian thoáng đãng, rộng rãi để kích thích sự cộng tác và giao tiếp giữa các nhân viên.
Có thể thấy, với mục đích khác biệt trên, văn phòng mô hình Hybrid đề cao sự tự do hơn văn phòng mở. Tuy nhiên, văn phòng kiểu Hybrid lại khó kiểm soát và quản lý nhân viên hơn. Trong khi đây là một trong những ưu điểm nổi bật của văn phòng mở.
Thiết kế
Đặc trưng của văn phòng Hybrid là tính linh hoạt cao, có thiết kế kết hợp giữa văn phòng mở và văn phòng đóng. Do đó, vách ngăn bằng kính rất thường thất trong thiết kế văn phòng mô hình Hybrid. Việc này giúp nâng cao sự tùy chỉnh trong việc tạo không gian mở hoặc riêng tư tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi nhân viên, phòng ban. Ngoài ra, với tính chất kết hợp làm việc từ xa nên giữa các phòng cần được cách âm.
Trong khi đó, ăn phòng mở là loại bỏ những vách ngăn trong không gian làm việc. Từ đó, tạo nên một không gian làm việc chung rộng rãi và dễ dàng giao tiếp với nhau. Thông thường, mô hình văn phòng này sẽ được làm với trần rộng, sử dụng bàn làm việc chung với các vách ngăn bàn thấp. Đồng thời, thường ứng dụng thủ pháp ước lệ không gian để phân chia các phòng ban.
Không gian và chi phí
So với văn phòng Hybrid, văn phòng mở sẽ tiết kiệm chi phí hơn bởi thiết kế không gian mở, hạn chế xây dựng các vách ngăn trong khu vực làm việc. Ngoài ra, còn có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên một cách tối ưu.
Ngược lại, văn phòng mô hình Hybrid lại có chi phí cao hơn bởi vẫn cần bố trí những vách ngăn một cách hợp lý để tạo môi trường làm việc tự do. Đồng thời, bởi kết hợp với làm việc tại nhà và từ xa nên cần đầu tư thêm về công nghệ.
>>Xem thêm: Bảng báo giá thiết kế nội thất văn phòng chi tiết mới nhất
Những mẫu văn phòng Hybrid đẹp, tinh tế, năng động
Cùng Nội Thất Điểm Nhấn điểm qua một vài mẫu văn phòng được thiết kế theo phong cách Hybrid đẹp, tinh tế và năng động. Từ đó, tham khảo để tạo nên môi trường làm việc linh động, tự do nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, ý tưởng mới và nâng cao hiệu suất công việc:
Vậy là Nội Thất Điểm Nhấn đã chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản, cần biết về kiểu văn phòng Hybrid. Hy vọng, bài viết trên sẽ giúp bạn thiết kế và thi công môi trường làm đẹp phù hợp, không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn thúc đẩy được hiệu suất làm việc của nhân viên.