Gỗ lũa là gì? Đặc điểm, mức giá và những ứng dụng trong nội thất

Cập Nhật 03/12/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đối với những người có kinh nghiệm “chơi” gỗ tự nhiên lâu năm, chắc chắn không quá xa lạ với cái tên gỗ lũa. Đây là loại gỗ được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất bởi những đặc điểm nổi bật. Hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết hơn về loại gỗ lũa này qua bài viết dưới đây. 

Gỗ lũa là gì?

Thực tế, gỗ lũa không phải là một giống cây chuyên biệt. Đây là tên gọi chỉ phần lõi của các gốc cây cổ thụ đã chết. Thế nên, đặc điểm của gỗ lũa là rất cứng, không thể bị mục nát hoặc mối mọt. Ngoài ra, những tác động bên ngoài như côn trùng hoặc thiên nhiên như: mưa nắng, nước chả,… cũng khó có thể ảnh hưởng đến chất lượng của loại gỗ này. 

Gỗ lũa là tên gọi phần gốc cây lâu năm đã chết, có đặc điểm rất cứng và hình dáng đặc biệt
Gỗ lũa là tên gọi phần gốc cây lâu năm đã chết, có đặc điểm rất cứng và hình dáng đặc biệt

Phần lớn gỗ lũa chỉ xuất hiện ở những giống cây tốt, quý hiếm hoặc những gốc cây cổ thụ phát triển ở vùng đất cằn cỗi. Một vài loại cây quý hiếm thường có gỗ lũa như: cây gỗ trai, cây gỗ đinh hương, cây đinh, cây gỗ nghiến,…

Đặc điêm nhận biết gỗ lũa

So với những giống cây khác, gỗ lũa có hình dạng vô cùng độc đáo và ấn tượng. Hình thù của gỗ lũa không đồng nhất, chúng sẽ có sự thay đổi đa dạng dựa vào mỗi giống cây hình thành nên chúng. Vì vậy, có thể nói hình dạng của gỗ lũa là “độc nhất vô nhị”. 

Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhận biết gỗ lũa thông qua những đặc điểm phổ biến có thể quan sát bằng mắt thường như sau:

Tùy thuộc vào yếu tố thiên nhiên tác động, mà gỗ lãu được hình thành có màu sắc khác nhau
Tùy thuộc vào yếu tố thiên nhiên tác động, mà gỗ lãu được hình thành có màu sắc khác nhau
  • Hình dạng: Mỗi khối gỗ lũa đều có hình dạng và kiểu dáng hoàn toàn khác nhau, không tuân theo bất kỳ quy luật nào.
  • Độ cứng: Gỗ lũa là kết quả của việc thiên nhiên tác động đến những gốc cây đã chết, thế nên loại gỗ này vô cùng chắc chắn, cứng và không bị mục rỗng hay mối mọt.
  • Màu sắc: Tuỳ thuộc vào yếu tố thiên nhiên tác động hình thành nên gỗ lũa, mà màu sắc của loại gỗ này sẽ có sự thay đổi. Cụ thể, gỗ lũa ngâm dưới bùn có màu thẫm pha xám, nếu hình thành do mưa gió thì gỗ có màu sáng hơn.

Ưu và nhược điểm của gỗ lũa

Sau khi tìm hiểu qua về khái niệm và đặc điểm của gỗ lũa. Chắc hẳn, bạn cũng muốn biết thêm về ưu nhược điểm của loại gỗ độc đáo này.

 Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của loại gỗ lũa đặc biệt
Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu về những ưu và nhược điểm của loại gỗ lũa đặc biệt

Ưu điểm gỗ lũa

Dưới đây là những ưu điểm nổi bật khiến gỗ lũa trở thành loại gỗ được yêu thích avf ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất:

  • Gỗ lũa được hình thành từ gốc cây đã chết, là phần cứng nhất của cây bởi quá trình bào mòn tự nhiên. Do đó, loại gỗ này có độ bền cao, khả năng chống mối mọt và chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt. 
  • Mỗi khúc gốc lũa đều có hình dáng vô cùng độc lạ, không tuân theo bất kỳ quy tắc nào. Có thể xem, mỗi một khối gỗ lũa là một tác phẩm nghệ thuật độc nhất, mang giá trị nghệ thuật cao. 
  • Sử dụng gỗ lũa để làm đồ nội thất, đồ thủ công hoặc điêu khắc là cách khai thác gỗ bền vững từ những gốc cây đã chết lâu năm. Điều này giúp giảm thiểu tác động lên nguồn tài nguyên rừng tự nhiên.
 Ưu điểm của gỗ lũa là có độ bền và khả năng chịu mối mọt cao cùng hình dáng độc đáo
Ưu điểm của gỗ lũa là có độ bền và khả năng chịu mối mọt cao cùng hình dáng độc đáo

Nhược điểm gỗ lũa

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, loại gỗ độc đáo này cũng có những nhược điểm cần lưu ý như sau:

  • Là loại gỗ được hình thành từ tác động tự nhiên của môi trường, thế nên việc tìm kiếm và khai thác gỗ lũa cùng khó khăn hơn so với những loại gỗ thông thường. Điều này khiến loại gỗ này có giá thành cao, nhất là các mảnh gỗ lũa có hình dáng và chất lượng đặc biệt tốt.
  • Gỗ lũa thường có kích thước không đồng đều, thế nên việc chế tác nội thất trở nên khó khăn hơn. 
  • Với hình dạng đặc biệt và độ cứng cao khó đẽo gọt nên thường giới hạn sự sáng tạo trong thiết kế nội thất. Điều này đòi hỏi nghệ nhân có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm thực hiện chế tác.
 Nhược điểm của gỗ lũa là khó khăn trong việc đẽo gọt, giới hạn sự sáng tạo trong thiết kế nội thất
Nhược điểm của gỗ lũa là khó khăn trong việc đẽo gọt, giới hạn sự sáng tạo trong thiết kế nội thất

Gỗ lũa có những loại nào?

Thực tế, gỗ lũa được hình thành từ sự mài mòn và tác động của đa dạng hiện tượng tự nhiên khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là 3 loại dưới đây:

Gỗ lũa nằm trong lòng đất

Gỗ lũa nằm trong lòng đất được hình thành từ phần gỗ hoặc rễ cây đã chết từ lâu. Lúc này, chúng được bao bọc bởi lớp đất đá bên dưới là chịu áp lực lớn từ môi trường. Từ đó, gốc cây hấp thụ khoáng chất sâu trong lòng đất và cứng lại thành gỗ lũa. 

Loại gỗ này rất khó để khai thác, nếu không có kinh nghiệm và thực hiện không khéo sẽ rất dễ làm hư gãy rễ gỗ. Cũng chính vì quá trình khai thác khó khăn, thế nên giá thành của gỗ lũa dưới lòng đất rất cao, đặc biệt là đối với những gốc rễ có kích thước lớn hoặc từ giống cây gỗ quý hiếm lâu năm. 

Gỗ lũa nằm trong đất thường có màu đắc đậm và tối hơn bởi hấp thụ nhiều khoáng chất trong lòng đất
Gỗ lũa nằm trong đất thường có màu đắc đậm và tối hơn bởi hấp thụ nhiều khoáng chất trong lòng đất

Gỗ lũa ngâm dưới bùn, lòng suối

Loại gỗ lũa ngâm dưới bùn hoặc sóng suối là loại phổ biến và dễ tìm thấy nhất trong tự nhiên. Những gốc gây bị lũ cuốn đi, qua nhiều năm nước và bùn đất bào mòn phần mềm bên ngoài chỉ để lại phần lõ gỗ cứng và rắn chắc nhất. 

Do bị vùi lâu trong nước và bùn, thế nên màu sắc của loại gỗ này thường sậm hơn. Với vẻ đẹp bóng bẩy và đặc điểm nên gỗ lũa ngâm dưới bùn thường được dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ. Ngoài ra, đây cũng là loại gỗ có chi phí thấp nhất so với những loại gỗ lũa khác trên thị trường.

Gỗ lũa được hình thành dưới nước thường có màu sắc sẫm và có độ bóng tự nhiên rất đẹp
Gỗ lũa được hình thành dưới nước thường có màu sắc sẫm và có độ bóng tự nhiên rất đẹp

Gỗ lũa tạo thành dưới trời mưa, gió

Do được hình thành từ tác động của mưa, nắng và gió nên bề mặt của loại gỗ lũa này có phần thô ráp hơn. Tuy nhiên, đây cũng chính là yếu tố tạo nên những đường nét độc đáo cho gỗ do bị nứt nẻ, biến dạng. 

Màu sắc của gỗ lũa được hình thành do thời tiết cũng tươi sáng và đẹp mắt hơn, nên thường được sử dụng làm đồ thủ công hoặc chế tác nội thất. Phần lớn gỗ lũa được tạo nên bởi mưa gió được tìm thấy và khai thác ở những vùng đất bán sa mạc. 

Gỗ lũa được tạo thành từ tác động của mưa, gió và nắng thường được khai thác khu vực bán sa mạc
Gỗ lũa được tạo thành từ tác động của mưa, gió và nắng thường được khai thác khu vực bán sa mạc

Gỗ lũa giá bao nhiêu?

Như Nội Thất Điểm Nhấn vừa chia sẻ, gỗ lúa được phân thành 3 loại với những đặc điểm về hình dáng, vẫn gỗ, màu sắc và quy trình khai thác khác nhau. Do đó, giá của gỗ lũa cũng có sự chênh lệch từ 5.000.000 – 20.000.000 VNĐ/m3 tuỳ theo loại gỗ lũa mà bạn lựa chọn. Cụ thể, dưới đây là những yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí gỗ lũa:

 Giá gỗ lũa trên thị trường hiện đang dao động từ 5 đến 20 triệu đồng Việt Nam
Giá gỗ lũa trên thị trường hiện đang dao động từ 5 đến 20 triệu đồng Việt Nam
  • Loại gỗ: 3 loại gỗ lũa đều có chất lượng khá tương đồng, tuy nhiên do quá trình khai thác phức tạp nên một vài loại có giá trị cao hơn. Ngoài ra, nếu gỗ lũa được hình thành từ gốc rễ của những giống cây hiếm thì giá thành lại càng cao hơn.
  • Kích thước: Những loại gỗ lũa có kích thước gốc rễ càng to thì việc khai cũng như vận chuyển trở nên khó khăn hơn, mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, chi phí của những khối gỗ lũa có kích thước lớn cũng vì vậy mà cao hơn. 
  • Hình dáng: Tuỳ vào quá trình hình thành, độ mài mòn mà mỗi khối gỗ lũa sẽ có hình dạng, vân gỗ, và màu sắc khác nhau. Hình dạng của khối gỗ càng độc đáo, ấn tượng thì giá thành của khối gỗ đó cũng cao hơn.

Kinh nghiệm chơi gỗ lũa có giá trị

Gỗ lũa là loại gỗ có giá trị cao, thế nên khi chọn mua hoặc sưu tầm loại gỗ này bạn cần quan tâm đến nhiều yếu tố để đảm bảo gỗ lũa có chất lượng cao, thẩm mỹ độc đáo và có giá trị nghệ thuật. Dưới đây là những kinh nghiệm chơi gỗ lũa mà bạn nên biết:

Nếu bắt đầu chơi và sưu tầm gỗ lũa ban cần lưu ý những điều dưới đây
Nếu bắt đầu chơi và sưu tầm gỗ lũa ban cần lưu ý những điều dưới đây

Xác định loại gỗ 

Trước hết, bạn cần xác định gỗ lũa được hình thành từ giống gỗ nào vì nếu được hình thành từ những giống cây quý như: cẩm lai, lim, trắc, hay gỗ hương sẽ có giá trị cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu xem loại gỗ lũa này được hình thành do tác động đất, nước hoặc mưa gió. Bởi đây là yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc, vân gỗ cũng như tính chất của gỗ.

Kiểm tra độ bền và màu sắc

Đặc trưng của gỗ lũa là có độ bền vượt trội so với gỗ thông thường. Thế nên, trước khi mua, bạn cần kiểm tra xem gỗ có bị mối mọt, mục ruỗng hay không. Vì đây là những yếu tố trên ảnh hưởng đến giá trị và tuổi thọ của gỗ. 

Ngoài ra, cần lưu ý về màu sắc của gỗ lũa, thường sẽ có màu vàng, nâu hoặc xám, đen tùy thuộc vào môi trường mà nó hình thành. Những khối gỗ có màu sắc đậm và đồng đều theo từng vẫn gỗ thường có chất lượng và giá trị cao hơn.

Cần kiểm tra màu sắc cũng như độ bền của khối gỗ lũa, đây là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của gỗ
Cần kiểm tra màu sắc cũng như độ bền của khối gỗ lũa, đây là yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của gỗ

Kiểm tra vân gỗ và độ sáng bóng

Vân gỗ là một trong những yếu tố quan trọng để xác định giá trị của gỗ lũa. Với những khối gỗ có vân đẹp, rõ nét, độc đáo sẽ được đánh giá cao; đặc biệt là những đường vân lượn sóng, hình xoắn hoặc đối xứng. Bên cạnh đó, nếu bề mặt gỗ lũa càng bóng bẩy thì càng tăng thêm giá trị. Bạn có thể dễ bắt gặp gỗ lũa có độ bóng nếu được hình thành dưới nước, bùn. 

Kiểm tra trọng lượng

Do sự bào mòn, áp lực và tác động khắc nghiệt của thời tiết trong thời gian dài nên gỗ lụa thường có trọng lượng nặng hơn so với gỗ thông thường. Thế nên, khi chơi loại gỗ này bạn cần chú ý kiểm tra trọng lượng. Nếu cầm có cảm giác chắc, nặng tay thì đây là gỗ lũa có chất lượng tốt. Đặc biệt, những mảnh gỗ có kích thước nhỏ nhưng nặng lại càng được đánh giá cao hơn về giá trị. 

 Nên kiểm tra trọng lượng của gỗ lũa trước khi mua vì đây là 1 yếu tố quan trọng quyết định giá trị gỗ
Nên kiểm tra trọng lượng của gỗ lũa trước khi mua vì đây là 1 yếu tố quan trọng quyết định giá trị gỗ

Thông tin về nguồn gốc và quá trình khai thác

Điểm đặc biệt làm nên giá trị của gỗ lũa là nguồn gốc hình thành và quá trình khai thác. Với những loại gỗ lũa được hình thành từ những gốc cây quý hiếm hoặc cổ thụ trong rừng già khó tiếp cận và khai thác sẽ có giá trị cao hơn. 

Đồng thời, những khối gỗ lũa được khai thác một cách thủ công, bảo vệ được nguyên trạng và có nguồn gốc rõ ràng sẽ có giá trị hơn so với gỗ bị cắt gọt hoặc qua xử lý công nghiệp.

Ứng dụng của gỗ lũa trong thi công nội thất

Với những ưu điểm nổi bật về độ cứng, độ bền, khả năng chống mối mọt và giá trị thẩm mỹ cao. Gỗ lũa là một trong những chất liệu được ứng dụng phổ biến trong chế tác đồ thủ công, nội thất, điêu khắc,… 

 Có rất nhiều ứng dụng của gỗ lũa trong việc thiết kế và thi công đồ nội thất, trang trí
Có rất nhiều ứng dụng của gỗ lũa trong việc thiết kế và thi công đồ nội thất, trang trí

Gỗ lũa trang trí nội thất

Với hình dáng độc đáo, kích thước và màu sắc đa dạng. Gỗ lũa mang đến nhiều cảm hứng sáng tạo giúp nghệ nhân có những ý tưởng chế tác đồ trang trí nội thất mới lạ và ấn tượng. Một vài đồ trang trí nội thất được làm từ gỗ lũa điển hình mà gia chủ có thể tham khảo như: giá nến, đèn nghệ thuật, mảnh gỗ trưng bày,…

Gỗ lũa nguyên khối với hình dáng độc đáo được sử dụng làm đồ trang trí trong nhà
Gỗ lũa nguyên khối với hình dáng độc đáo được sử dụng làm đồ trang trí trong nhà
Mẫu mảnh gỗ lũa được sử dụng để làm vật trưng bày đơn giản, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà
Mẫu mảnh gỗ lũa được sử dụng để làm vật trưng bày đơn giản, tạo điểm nhấn cho ngôi nhà
Mảnh gỗ lũa có hình dạng bán nguyệt độc đáo, gây ấn tượng khi trang trí trong không gian sống
Mảnh gỗ lũa có hình dạng bán nguyệt độc đáo, gây ấn tượng khi trang trí trong không gian sống

Nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm gỗ lũa chất lượng, hãy ghé thăm xưởng mộc tại quận Tân Bình để khám phá những mẫu mã đa dạng và độc đáo

Bàn ghế gỗ lũa

Một trong những ứng dụng thiết kế nội thất phổ biến nhất của gỗ lũa là làm bàn ghế. Theo đó, bàn ghế được làm từ loại gỗ này sẽ làm tăng tính sang trọng, tinh tế cho không gian sống. Không chỉ đóng vai trò trong việc nâng cao tính thẩm mỹ, bàn ghế lũa còn thể hiện được đẳng cấp của gia chủ. 

Kiểu thiết kế bàn bằng gỗ lũa kết hợp với kính nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị nội thất
Kiểu thiết kế bàn bằng gỗ lũa kết hợp với kính nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị nội thất
Bộ bàn trà đào được thiết kế và chế tác từ gỗ lũa với độ bóng đẹp, gây ấn tượng với khách 
Bộ bàn trà đào được thiết kế và chế tác từ gỗ lũa với độ bóng đẹp, gây ấn tượng với khách
Mẫu bàn trà đạo nhỏ được thiết kế từ gỗ lũa kết hợp trưng bày cây cảnh mini
Mẫu bàn trà đạo nhỏ được thiết kế từ gỗ lũa kết hợp trưng bày cây cảnh mini

Tượng gỗ lũa

Đặc trưng của gỗ lũa là màu sắc đẹp, vân gỗ độc đáo và có độ bền cao nên được ứng dụng phổ biến trong việc điêu khắc tượng. Những bức tượng lũa được điêu khắc kỳ công, tỉ mỉ không chỉ mang giá trị cao về nghệ thuật mà còn cả về văn hoá và phong thuỷ.

Tương gỗ lũa không chỉ mang giá trị về nghệ thuật, kinh tế mà còn cả văn hóa tâm linh
Tương gỗ lũa không chỉ mang giá trị về nghệ thuật, kinh tế mà còn cả văn hóa tâm linh
Khúc gỗ lũa được điêu khắc tượng đẹp, ấn tượng sử dụng trang trí trong nhà
Khúc gỗ lũa được điêu khắc tượng đẹp, ấn tượng sử dụng trang trí trong nhà
Mẫu gỗ lũa được đúc thành tượng Phật nhỏ tinh tế, vô cùng tinh xảo
Mẫu gỗ lũa được đúc thành tượng Phật nhỏ tinh tế, vô cùng tinh xảo

Gỗ lũa thủy sinh trang trí bể cá

Nếu gia chủ muốn tạo điểm nhấn ấn tượng, thể hiện gu thẩm mỹ của mình một cách độc đáo hơn thì ứng dụng gỗ lũa trong trang trí bể cá sẽ là lựa chọn lý tưởng. Với kiểu trang trí này, bể cá thuỷ sinh của bạn sẽ trở nên sinh động hơn nhờ vào yếu tố tự nhiên. Hơn thế, việc sử dụng yếu tố thiên nhiên như nước và gỗ thật cũng liên quan đến phong thuỷ giúp thu hút được nhiều vận may hơn. 

 Sử dụng gỗ lũa để trang trí bể cá thủy sinh được nhiều “dân” chơi gỗ yêu thích
Sử dụng gỗ lũa để trang trí bể cá thủy sinh được nhiều “dân” chơi gỗ yêu thích
Mẫu hồ cá thủy sinh được trang trí ấn tượng và bắt mắt với khối gỗ lũa hình dạng độc đáo
Mẫu hồ cá thủy sinh được trang trí ấn tượng và bắt mắt với khối gỗ lũa hình dạng độc đáo
 Hồ cá được thiết kế tối giản với điểm nhấn là mảnh gỗ lũa nguyên khối hình dạng xoắn vòng ấn tượng
Hồ cá được thiết kế tối giản với điểm nhấn là mảnh gỗ lũa nguyên khối hình dạng xoắn vòng ấn tượng

Gỗ lũa bonsai

Rễ khối gỗ lúa thường có hình dạng độc đáo, nhiều hốc và lõm sâu. Chính vì thế, nhiều nghệ nhân đã nảy ra ý tưởng sử dụng gỗ lũa kết hợp cùng bonsai để làm chậu cây tiểu cảnh nghệ thuật đẹp mắt và có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, các nghệ nhân còn thường kết hợp với thác khói hoặc thác nước nhỏ để làm tiểu cảnh càng thêm sinh động, ấn tượng. 

Gỗ lũa bonsai là một trong những đồ trang trí nội thất phổ biến, được nhiều người yêu thích
Gỗ lũa bonsai là một trong những đồ trang trí nội thất phổ biến, được nhiều người yêu thích

Một mẫu gốc gỗ lũa được kết hợp với cây bonsai tạo nên tổng thể đặc sắc và bắt mắt
Một mẫu gốc gỗ lũa được kết hợp với cây bonsai tạo nên tổng thể đặc sắc và bắt mắt
Mẫu gỗ lũa bonsai mô phỏng tán cây Tùng với nhiều màu sắc khác nhau
Mẫu gỗ lũa bonsai mô phỏng tán cây Tùng với nhiều màu sắc khác nhau

Cách bày gỗ lũa trong nhà

Gỗ lũa là loại gỗ có giá trị thẩm mỹ và kinh tế cao, do đó bạn cần biết cách bày trí để thể hiện và làm nổi bật được giá trị của loại gỗ độc đáo này. Khi bày trí nội thất, đồ trang trí được làm bằng gỗ lũa bạn cần cân nhắc về sự đồng bộ của tổng thể kiến trúc không gian sống. Các gia chủ có thể tham khảo một vài kinh nghiệm trưng bày gỗ lũa như sau:

Dùng gỗ lũa để trang trí hồ cá thủy sinh là cách trưng bày gỗ lũa trong nhà phổ phiến nhất
Dùng gỗ lũa để trang trí hồ cá thủy sinh là cách trưng bày gỗ lũa trong nhà phổ phiến nhất
  • Bạn có thể trưng bày gỗ lũa trong nhà thông qua việc sử dụng nội thất được làm từ chất liệu gỗ này như: bàn ghế, kệ tủ, kệ tivi, kệ sách, giường,… Không chỉ thể hiện được sự sang trọng, đẳng cấp mà còn mang đến không gian ấm cúng cho ngôi nhà. 
  • Một cách bày gỗ lũa trong nhà tinh tế là sử dụng những đồ vật trang trí nhỏ được làm từ gỗ lũa như: giá nến, đèn nghệ thuật, khung ảnh, đồng hồ,… hoặc có thể làm tiểu cảnh trong bể cá thuỷ sinh, chậu cây bonsai. Không chỉ tạo được điểm nhấn ấn tượng cho không gian sống, mà còn mang đến cảm giác thư giãn và thoải mái gần gũi với thiên nhiên.
  • Cách trưng bày gỗ lũa một cách đơn giản và ấn tượng nhất là ốp tường hoặc lát sàn bằng gỗ lũa ở không gian chính của ngôi nhà như phòng khách, phòng ăn,… Đây là cách gây ấn tượng hiệu quả nhất đối với khách đến chơi nhà.
Đèn ngủ với kiểu dáng độc đáo, ấn tượng được chế tác từ gỗ lũa
Đèn ngủ với kiểu dáng độc đáo, ấn tượng được chế tác từ gỗ lũa

Trên đây là toàn bộ thông tin về gỗ lũa như đặc điểm, nguồn gốc hình thành, giá trị kinh tế và nghệ thuật mà Nội Thất Điểm Nhấn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng có thể giúp các gia chủ lựa chọn được gỗ lụa có chất lượng cao và biết cách trưng bày làm nổi bật loại gỗ giá trị và độc đáo này.

326

Bài viết hữu ích ?
5/5 - (1 bình chọn)
Nội Thất Điểm Nhấn
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15