Gỗ nghiến là một trong những nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành nội thất. Ngoài các loại gỗ quý hiếm như gỗ tần bì, gỗ sồi, gỗ óc chó,… thì đây là loại gỗ được nhiều khách hàng ưa chuộng. Chúng được ứng dụng từ decor, trang trí nội thất đến làm đẹp. Vậy nghiến là loại gỗ như thế nào? Chúng có tốt không? Hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây của Nội Thất Điểm Nhấn nhé.
Thông tin cơ bản về cây gỗ nghiến
Cây gỗ nghiến là gì?
Cây nghiến có tên khoa học là Burretiodendron hsienmu, một loài thực vật có hoa. Trước đây nó được phân loại trong họ Đoạn (Tiliaceae) nhưng hiện nay đã được cho vào phân họ Dombeyoideae thuộc họ Cẩm Quỳ (Malvaceae) theo nghĩa rộng.
Cây nghiến hiện phân bổ nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc. Đơn cử tại vườn Phong Nha – Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình chính là nơi có cây nghiến.
Đặc điểm của cây gỗ nghiến
Cây nghiến là cây có thân gỗ lớn, chiều cao trung bình khoảng 30 – 35 m và đường kính tới 80 – 90 cm. Cành non của cây không có lông như một số loại cây thân gỗ khác. Lá của chúng có hình trứng rộng, kích thước 10 – 12 x 7 – 10 cm, mép nguyên, gân lá bên từ 5 – 7 đôi trong đó có 3 gân là gốc, cuống của lá có chiều dài từ 3 – 5 cm. Hoa của cây thuộc dạng hoa đơn tính. Hoa đực sẽ có đường kính tầm 1,5 cm.
Đài hoa có hình chuông, ở đầu xẻ 5 thùy sâu, chiều dài 1,5 cm. Hoa có 5 cánh, chiều dài 1,3 cm. Nhị khoảng 25, chúng xếp thành 5 bó, chỉ nhị có chiều dài 1 – 1,3 cm. Bao phấn của hoa có hình bầu dục, dài 3 mm. Quả khô sẽ có 5 cạnh (tương tự quả khế), tự mở, đường kính 1,8 cm.
Thông tin cơ bản về gỗ nghiến
Gỗ nghiến là gỗ gì?
Gỗ nghiến là loại gỗ được khai thác từ cây nghiến. Chúng quý hiếm và có giá trị cao bởi các đường văn xoăn đẹp mắt. Loại gỗ này được sử dụng khá phổ biến để làm vật dụng nội thất và sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Người dân ở một số vùng núi đá cao (chủ yếu là vùng Tày, Nùng) còn thường sử dụng loại gỗ này để làm nhà sàn như: cột nhà, sàn nhà, hoành, kèo, vì,… Đi lại trên sàn làm từ chất liệu này không bao giờ nghe tiếng cót két. Đây chính là một trong những đặc trưng của những loại gỗ mềm dẻo. Cũng vì các đặc tính trên mà gỗ nghiến được ưa chuộng ứng dụng làm đồ nội thất trong nhà.
Gỗ nghiến cũng thuộc loại nặng, có tỷ trọng cao khoảng 950 – 1100 kg/m3 (cân trong môi trường có độ ẩm 15%). Vì thế khi cầm gỗ trên tay so với các loại gỗ khác sẽ thấy được sự chênh lệch đáng kể. Những tấm gỗ giác của nghiến sẽ có màu hơi sáng, mềm và nhẹ hơn các loại gỗ lõi một chút. Chúng thường được dùng làm nên các bộ phận trong nhà mà ít phải chịu lực nặng như tường ngăn, bàn thờ, giá, bàn ghế,… Lõi của gỗ nghiến sẽ có màu nâu sẫm khá đồng đều, vòng vân rất mờ, có cấu tạo dạng lớp.
Gỗ Nu Nghiến là gì?
Gỗ nu là một từ dùng để chỉ cách hình thành của một loại gỗ đặc biệt trên thân của các cây gỗ quý. Cho nên, bạn có hiểu đơn giản rằng gỗ Nu nghiến là loại gỗ hình thành trực tiếp trên thân cây nghiến lâu năm (cổ thụ) với đặc trưng là những cục u sần sùi và rất cứng. Đây được xem là loại gỗ được hình thành do tác động ngoại sinh.
Một trong những tác động chính hình thành nên gỗ Nu nghiến chính là do mối mọt làm tổ dẫn đến tổn thương bên trong lõi. Từ đó, quá trình nuôi dưỡng cây bị ảnh hưởng và tắc nghẽn tạo nên những nốt sần u trên thân cây. Kích thước của nốt sần cũng thể hiện tuổi thọ của cây Nghiến.
Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết: Gỗ nu là gì? Có những loại nào?
Gỗ nghiến thuộc nhóm mấy?
Gỗ nghiến được xếp vào nhóm IIA trong các nhóm gỗ Việt Nam. Nhóm gỗ này cũng thuộc nhóm gỗ có tỷ trọng nặng, có chất lượng tốt, màu sắc và vân gỗ đẹp mắt, ấn tượng. Đồng thời đây là một trong những nhóm gỗ bị cấm khai thác, cần được bảo tồn.
Gỗ nghiến có tốt không?
Để biết được gỗ nghiến có tốt không thì chúng ta cần đi sâu vào xem xét các ưu điểm và nhược điểm của chúng.
Ưu điểm
- Độ bền cao: Gỗ nghiến nổi tiếng với độ bền, khả năng chống nước và chống mối mọt cao. Vì thế, gỗ có tuổi thọ tương đối cao so với các dòng gỗ khác nên chúng được sử dụng rất nhiều trong xây dựng, nhà cửa và thiết kế nội thất. Chúng còn có thể thách thức thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều của Việt Nam.
- Tính thẩm mỹ tương đối cao: Mặc dù không quá nổi bật nhưng màu sắc của gỗ nghiến vẫn có sự nổi bật. Đặc biệt, các phần được gọi là nu nghiến được ứng dụng nhiều trong ngành thủ công mỹ nghệ vì chúng có giá trị thẩm mỹ tương đối cao. Hơn thế nữa, những thớ gỗ đẹp với các đường vân cực kỳ chất lượng. Đây cũng chính là đặc điểm chung của những dòng gỗ quý hiếm thuộc nhóm IIA.
- Dễ dàng chế tác: Dù có những phẩm chất tốt về các chất gỗ nhưng những loại gỗ thuộc nhóm IIA vẫn khá chế tác. Chúng giúp tạo thành những loại sản phẩm hoàn thiện vô cùng đẹp mắt, tinh xảo hơn so với các loại gỗ thông thường khác. Đặc biệt các sản phẩm làm nên từ gỗ nghiến sẽ tạo nên vô số sản phẩm cực kỳ nghệ thuật.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, gỗ nghiến vẫn có các nhược điểm nhất định. Nếu chúng dùng để chế gỗ bằng các tấm ván mỏng thì dưới những tác động của độ ẩm và nước sẽ xuất hiện trong gỗ những nội lực lớn. Điều này dễ làm chúng gặp các trường hợp bị cong, vênh, thậm chí có thể bị nứt vỡ. Tuy nhiên, đây là một điều có thể khắc phục được. Vì thế gỗ nghiến vẫn là một loại gỗ tốt, bạn nên sở hữu nếu có khả năng.
Gỗ nghiến có mấy loại?
Hiện nay, trên thế giới chỉ mới có thể ghi nhận một loại gỗ nghiến duy nhất. Tuy nhiên, để dễ dàng nhận biết, người ta thường phân loại gỗ nghiến theo 2 cách là xuất xứ và đặc điểm sinh học:
Phân loại gỗ nghiến theo xuất xứ
Gỗ nghiến là loại cây ưa độ ẩm nên xuất hiện nhiều ở các khu rừng của những quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Dựa theo nguồn gốc xuất xứ này mà người ta thường chia thành gỗ nghiến Việt Nam, gỗ nghiến Trung Quốc, gỗ nghiến Nhật Bản, gỗ nghiến Lào, gỗ nghiến Campuchia,… Ở Tại Việt Nam, tuỳ theo từng vùng mà còn có thể chia làm gỗ nghiến Bắc Kạn, gỗ nghiến Cao Bằng,… Tuy nơi sinh trưởng khác nhau nhưng chất lượng và đặc điểm gỗ tương đối giống nhau.
Cũng có một số sản phẩm gỗ cây nghiến từ Nam Phi nhưng vẫn chưa có thông tin cụ thể. Tại nước ta, do số lượng của cây nghiến bị khai thác quá nhiều, buôn lậu trái phép nên chúng giảm mạnh. Do đó, sản lượng gỗ Nghiến ở Việt Nam ngày càng hiếm nên cần nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Phân loại gỗ nghiến theo đặc điểm bên ngoài
Do nơi sinh trưởng không quyết định đến chất lượng gỗ nên mọi người thường phân loại theo đặc điểm, có 2 loại gỗ nghiến là: Loại thường và Nu nghiến.
- Loại thường: Có các vân gỗ to màu đen, thân gỗ cứng nhưng có tính dẻo…
- Loại Nu nghiến: Là các loại gỗ có những nốt sần, bên ngoài mềm nhưng lõi cứng…
Gỗ nghiến bao nhiêu tiền 1m3?
Hiện nay, giá gỗ nghiến dao động khoảng 10 – 25 triệu/1m3. Sở dĩ gỗ nghiến có giá thành cao như vậy là do độ quý hiếm. Chính vì giá thành khá cao nên các sản phẩm nội thất từ gỗ nghiến rất đắt. Ví dụ một bộ bàn ghế gỗ nghiến có thể dao động từ 400 triệu đến vài tỷ đồng.
Bên cạnh chế tác thành những nội thất lớn thì gỗ nghiến lẻ cũng được sản xuất thành thớt gỗ và được nhiều gia đình lựa chọn.
Giá thớt gỗ nghiến rất đa dạng, tùy theo kích thước nên các bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây:
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 25x4cm giá 230.000 đồng
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 30x4cm giá 330.000 đồng
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 30x4cm (có đai) giá 390.000 đồng
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 35x5cm giá 500.000 đồng
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 35x5cm (có đai) giá 570.000 đồng
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 40x6cm (có đai) giá 800.000 đồng
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 45x7cm (có đai) giá 1.350.000 đồng
- Thớt gỗ cây nghiến có kích thước: 50x8cm (có đai) giá 1.850.000 đồng
Những ứng dụng của gỗ nghiến trong cuộc sống
Hiện nay, gỗ cây nghiến có tác dụng trong khá nhiều lĩnh vực, trong đó làm đồ nội thất, đồ decor trang trí và làm thớt là phổ biến nhất.
Ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất
Các sản phẩm từ gỗ nghiến phổ biến nhất là bàn ghế và sập gỗ. Những sản phẩm này có mức giá thành khá cao, chúng có thể lên đến cả trăm triệu đồng cho tới cả tỷ đồng. Kích thước các sản phẩm này càng lớn thì mức giá thành này lại càng tăng cao. Nhưng đi cùng với đó tất nhiên chính là vẻ đẹp tuyệt vời của gỗ nghiến, chất lượng tốt, vân và màu sắc đặc biệt ấn tượng.
Ứng dụng trong trang trí nhà ở
Nổi bật không kém ngành thiết kế nội thất, gỗ còn được sử dụng làm nên các món phụ kiện trang trí, decor nhà ở. Chẳng hạn như các loại lục bình, tượng gỗ,… Trong đó lục bình phổ biến hơn. Các khối gỗ kích thước nhỏ được tận dụng làm nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ này. Kích thước của những mẫu lục bình gỗ nghiến càng lớn thì giá thành càng cao.
Ứng dụng làm thớt
Các sản phẩm thớt gỗ cây nghiến được ưa chuộng bậc nhất trong số các loại thớt. Đơn giản, chúng có chất lượng gỗ tốt, ít bị mối mọt, không bị cong vênh ngay cả khi sử dụng trong điều kiện ẩm ướt. Chính vì các lý do này mà khiến thớt làm từ gỗ nghiến gần như khách hàng nào cũng muốn sở hữu.
Ứng dụng trong xây dựng nhà ở
Loại gỗ này còn được ứng dụng làm cột nhà, vì, kèo, sàn nhà,… Người dân ở các vùng núi đá sẽ dùng chúng để làm nhà sàn. Chất lượng gỗ mềm, dẻo nên việc đi lại trên sàn không bao giờ nghe tiếng cót két.
Các sản phẩm gỗ nghiến luôn là sự lựa chọn xứng đáng. Mặc dù giá tiền của chúng khá cao, song chất lượng gỗ tốt, cứng cáp, dẻo dai, không bị mối mọt, không nứt nẻ, cong vênh và có độ bền cao, có thể sử dụng dài lâu. Nhưng khi mua các sản phẩm gỗ này bạn nên lựa chọn các cửa hàng, đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, uy tín để hạn chế mua nhầm các loại gỗ giá rẻ khác.
So sánh gỗ lim và gỗ nghiến
Gỗ lim và gỗ nghiến là 2 loại gỗ rất được ưa chuộng trong sản xuất, để đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình các bạn có thể tham khảo những điểm khác biệt sau đây:
- Về độ bền: Cả hai loại gỗ này đều có độ bền cao với đặc điểm là thân gỗ cứng nhưng có tính dẻo dễ chế tác. Đặc biệt là gỗ nghiến và gỗ lim đều có khả năng chống mối mọt.
- Về đặc điểm: Gỗ lim có màu nâu thẫm và dần chuyển sang đậm hơn như được ngâm bùn. Gỗ nghiến màu sắc lại sáng hơn, các vân gỗ sậm màu đồng đều nhau.
- Về mùi hương: Gỗ lim có mùi hắc nồng nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe, còn gỗ nghiến có mùi thơm nhưng nồng khó ngửi (tương tự như mùi gỗ xoan).
- Ứng dụng: Gỗ nghiến và gỗ lim đều có vân gỗ đẹp nên tính ứng dụng rất đa dạng. Tuy nhiên, gỗ lim thường dùng để làm nội thất lớn như giường tủ. Gỗ nghiến phù hợp hơn với các nội thất vừa và nhỏ.
Câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về gỗ nghiến
Gỗ nghiến có mùi gì?
Mùi hương của gỗ nghiến có phần khác biệt vì thơm nhưng nồng nếu hít sâu sẽ gây khó chịu. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu dài mùi gỗ nghiến sẽ nhẹ đi rất nhiều.
Gỗ nghiến có bị cấm không?
Như đã nói ở trên gỗ Nghiến thuộc nhóm IIA, đây là nhóm gỗ rất quý và theo quy định pháp luật sẽ bị cấm khai thác và vận chuyển trái phép vì sản lượng gỗ nghiến đang còn rất ít.
Hiện nay, gỗ nghiến chỉ còn tập trung ở một vài vùng nhất định nên đa phần là gỗ nghiến nhập khẩu từ các quốc gia khác. Vì vậy, khi chọn gỗ nghiến các bạn nên tìm hiểu thật kỹ quy định xung quanh để tránh những sự việc không đáng có.
Gỗ nghiến có ghép lan được không?
Ghép lan vào gỗ được nhiều người yêu thích vì tăng giá trị thẩm mỹ của cây lan. Gỗ nghiến hoàn toàn có thể dùng để ghép lan vì nhựa cây và mủ cây nghiến khá ít sẽ hạn chế tình trạng thối rữa rễ lan khi ghép vào. Tuy nhiên, các bạn cần tìm hiểu thật kỹ quy trình để lan phát triển tốt trên thân gỗ nghiến nhé!
Hy vọng với các thông tin trên bạn đã hiểu hơn về gỗ nghiến. Ngoài ra, Nội Thất Điểm Nhấn có nhận làm đồ gỗ nội thất theo yêu cầu của khách hàng. Với xưởng gỗ gần 2000m2 cùng nhiều máy móc thiết bị hiện đại, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các sản phẩm tốt nhất. Liên hệ 094 182 3322 để được tư vấn chi tiết nhé!
Tìm hiểu thêm kiến thức về các loại gỗ khác: