- Mặc định
- Lớn hơn
Thiết kế homestay kiểu nhà ống là mô hình kinh doanh khu nghỉ dưỡng được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay, đặc biệt là ở khu vực đô thị và trung tâm thành phố. Vậy Homestay nhà ống là gì? Có những phong cách nội thất nào được ưa chuộng trong thiết kế homestay nhà ống? Hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn khám phá qua bài viết dưới đây!
Homestay nhà ống là gì? Những đặc trưng của loại hình này?
Homestay nhà ống là mô hình căn hộ cho thuê được thiết kế dựa trên cơ sở kiến trúc nhà ống có bề ngang hạn chế, thuôn dài về phía sau cùng tiện nghi của một homestay. Thông thường thiết kế homestay nhà ống mang đến không gian sống khá hẹp nhưng đầy đủ các tiện nghi như phòng khách, phòng bếp, phòng tắm, phòng ngủ hiện đại.
Thiết kế homestay kiểu nhà ống xuất hiện phổ biến ở các khu dân cư đông đúc, nhiều tiện ích và điểm du lịch để khách hàng di chuyển. Thiết kế nội thất homestay này cần đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế trong cách sắp xếp bố cục công năng và trang trí tối ưu hóa diện tích, từ đó mang đến trải nghiệm thoải mái, dễ chịu cho khách hàng khi sử dụng.
Báo giá thiết kế nội thất homestay nhà ống mới nhất 2024
Ưu, nhược điểm của mô hình homestay nhà ống
Xu hướng lựa chọn homestay nhà ống đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Cùng tìm hiểu những ưu – nhược điểm của loại hình này:
Ưu điểm
Thiết kế homestay nhà ống được đánh giá cao về tính phù hợp với thời đại hiện nay. Ngoài ra, loại hình này còn có một số ưu điểm nổi bật sau:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư
Thiết kế homestay nhà ống thường được cải tạo từ mẫu nhà ống có sẵn, chủ đầu tư cần cải tạo và tu sửa, trang trí theo phong cách homestay hướng tới. Điều này giúp chủ đầu tư giảm thiểu được chi phí thi công ban đầu đáng kể.
- Tối ưu diện tích
Nhà ống có diện tích không quá lớn, mặt tiền homestay dao động từ 5 – 15m trong khu đô thị, thành phố. Điều này cho thấy với diện tích xây dựng không quá lớn có thể xây dựng căn homestay đầy đủ tiện nghi, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Thời gian thi công nhanh chóng
Diện tích nhà ống tương đối nhỏ, kiến trúc đơn giản nên thời gian thiết kế thi công thường nhanh chóng khoảng 1 – 2 tháng. Bên cạnh đó, nội thất homestay ưu tiên vật dụng có kiểu dáng đơn giản, hiện đại nên dẫn đến việc đến việc thiết kế thi công được rút ngắn thời gian.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, thiết kế nhà ống homestay còn tồn tại những hạn chế sau:
- Không gian hạn chế: Đặc trưng của nhà ống có diện tích hạn chế về bề ngang nên phòng ngủ chỉ có thể chứa 2 – 3 khách hàng, điều này khiến nhóm du khách khi muốn ngủ cùng nhau gặp khó khăn.
- Hạn chế ánh sáng tự nhiên: Homestay nhà ống được xây dựng trong khu đô thị, xung quanh là nhà cao tầng nên khá kín gió và ít ánh sáng tự nhiên, với những khách hàng yêu thích không gian nghỉ ngơi gần gũi với thiên nhiên thì đây có thể không phải là lựa chọn thích hợp.
- Hạn chế trong thiết kế, trang trí nội thất: Diện tích phòng homestay khá nhỏ nên các tiện ích trong phòng đòi hỏi sắp xếp khoa học, trang trí đơn giản để tạo nhiều khoảng trống nhưng vẫn đảm bảo tiện ích, mang đến cảm giác thoải mái và dễ chịu khi nghỉ ngơi.
- Gặp khó khăn khi thay đổi cách trang trí, nội thất: Phòng homestay có diện tích hạn chế nên khi có ý tưởng thay đổi phong cách sẽ tốn nhiều chi phí. Điều này có thể gây cảm giác nhàm chán cho khách hàng khi lựa chọn lưu trú vào những lần tiếp theo.
BTS các mẫu thiết kế homestay nhà ống đẹp, thu hút khách hàng
Mẫu thiết kế nhà ống homestay hơi hướng tối giản
Phong cách nội thất tối giản đang là xu hướng thiết kế homestay nhà ống được nhiều chủ đầu tư lựa chọn hiện nay. Bố cục không gian chức năng được thiết kế khoa học, nội thất có kiểu dáng đơn giản, đa chức năng và giản lược đi những chi tiết trang trí cầu kỳ nhưng không làm mất đi vẻ đẹp thanh lịch, tao nhã cho căn phòng.
Mẫu thiết kế homestay nhà ống theo phong cách vintage
Thiết kế homestay kiểu nhà ống theo phong cách vintage được kết hợp các yếu tố cổ điển, retro và có chút hoài cổ tạo nên địa điểm nghỉ chân thu hút, gây ấn tượng tốt với khách hàng. Tổng thể không gian được tô điểm với tông màu pastel nhẹ nhàng kết hợp với các tông màu đỏ, vàng để làm điểm nhấn.
Mẫu thiết kế homestay nhà ống mang phong cách Indochine
Homestay nhà ống phong cách Đông Dương thu hút khách hàng bởi vẻ đẹp giữa nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Nội thất theo “style” này thường sử dụng những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên có đặc trưng riêng biệt như gỗ, mây, tre, gạch có họa tiết,…cùng lối trang trí đơn giản. Từ đó mang đến cảm giác thân thuộc không kém phần tinh tế khi khách hàng nghỉ dưỡng.
Mẫu thiết kế nội thất nhà ống kiểu đồng quê
Thiết kế homestay nhà ống phong cách đồng quê tập trung mang đến trải nghiệm thoải mái và dễ chịu cho khách hàng. Trang trí không gian phòng ngủ với tông màu ấm cúng như màu vàng, màu đỏ cùng tông màu xanh dương nhẹ nhàng, đồng thời tạo điểm nhấn đơn giản với chiếc đèn thả trần kiểu Châu Âu và tranh treo tường nghệ thuật.
Mẫu homestay nhà ống phong cách Bohemian
Với đặc trưng hạn chế về diện tích, thiết kế nhà ống phong cách Bohemian thường sử dụng nội thất đơn giản, đa chức năng và được làm vật liệu thiên nhiên. Những mảng tường được làm từ gỗ tạo cảm giác mộc mạc, đơn sơ, trang trí bọc ghế, khăn trải bàn bằng những họa tiết sặc sỡ, nổi bật để tạo điểm nhấn dấu ấn truyền thống của dân tộc.
Ngoài ra, bạn có thế tham khảo thêm các mẫu thiết kế homestay nhà vườn, home stay nhà gỗ,… để có thêm nhiều ý tưởng đa dạng.
Những lưu ý khi thiết kế homestay nhà ống
Để kiến tạo được không gian nghỉ dưỡng đẹp và đầy đủ tiện nghi, chủ đầu tư cần lưu ý những vấn đề sau đây khi thiết kế homestay nhà ống:
Chọn vị trí phù hợp
Khi kinh doanh mô hình lưu trú homestay, lựa chọn vị trí phù hợp đóng vai trò quan trọng để thu hút và mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng. Chủ đầu tư nên lựa chọn vị trí có giao thông thuận tiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận như nhà hàng, siêu thị. Bên cạnh đó, cần đảm bảo tuân thủ đầy đủ những thủ tục pháp lý, quy định về sử dụng đất đai tại vị trí kinh doanh.
Lựa chọn phong cách thiết kế thống nhất có chất riêng
Phong cách thiết kế đóng vai trò quan trọng để thể hiện chất riêng, tạo sự khác biệt so với những mô hình khác trên thị trường. Hơn nữa, lựa chọn được lối thiết kế phù hợp sẽ tăng thêm tính thẩm mỹ, kết nối hài hòa giữa các không gian chức năng, điều đó được thể hiện qua màu sắc, đồ nội thất, chất liệu, cách bố trí…
Một số phong cách thiết kế homestay nhà ống được ưa chuộng hiện nay gồm phong cách hiện đại, tối giản, Bắc Âu, Hàn Quốc,…Những style này đặc biệt phù hợp với thiết kế homestay diện tích nhỏ nhà ống và mang đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho khách du lịch.
Thiết kế mặt tiền homestay nhà ống thu hút
Mặt tiền homestay được xem là điểm thu hút khách hàng, thể hiện phong cách và giá trị của kiến trúc. Chủ đầu tư cần tạo điểm nhấn độc đáo qua bảng hiệu, logo, thiết kế đặc biệt cho mặt tiền để tạo sự nhận diện cho homestay.
Bên cạnh đó, thiết kế mặt tiền homestay nhà ống cần có sự hài hòa, thống nhất với phong cách tổng thể công trình. Sử dụng màu sắc trang nhã, thanh lịch, lựa chọn vật liệu tự nhiên như gỗ, gạch, tre để tạo điểm nhấn ấn tượng. Kết hợp hài hòa những yếu tố trang trí trên sẽ tạo nên sự đặc biệt, gắn kết với môi trường xung quanh.
Sử dụng vật liệu thích hợp
Lựa chọn vật liệu thiết kế homestay nhà ống phù hợp không chỉ mang đến không gian sống đẹp mắt mà còn giúp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Mô hình homestay nhà ống để kinh doanh thì chủ đầu tư nên cân nhắc lựa chọn những loại vật liệu chất lượng, có độ bền cao và dễ dàng bảo trì. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí tu sửa, bảo dưỡng hiệu quả.
Ngoài ra cần phụ thuộc vào yếu tố thời tiết tại địa phương để lựa chọn vật liệu phù hợp. Một số loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong thi công homestay nhà ống như gạch men, đá, gỗ, tấm ốp PVC,…;phân khúc cao cấp hơn là đá marble, kính cường lực.
Sử dụng đồ nội thất tối giản tối ưu không gian
Bởi diện tích nhà ống khá hạn chế nên chủ đầu tư cần thiết kế, lựa chọn nội thất đơn giản để tối ưu không gian sống hiệu quả. Bố cục các khu vực chức năng được phân chia khoa học, từ không gian sinh hoạt chung, phòng bếp đến phòng ngủ. Đặc biệt cần đảm bảo luồng di chuyển thuận tiện, không chồng chéo để không mất nhiều thời gian khi di chuyển, tạo sự thoải mái tới khách hàng.
Nội thất có thiết kế đơn giản, kiểu dáng nhỏ gọn và đa chức năng như bộ ghế sofa có thể trải thành giường ngủ, bàn ăn gấp gọn. Tận dụng tối đa hóa những góc chết để kê giá sách, tiện ích nhỏ, điều này sẽ giúp tổng thể kiến trúc trở nên tối ưu và thẩm mỹ hơn.
Trang trí homestay nhà ống thu hút
Để không gian phòng homestay trở nên thu hút, ấn tượng hơn, chủ đầu tư có thể bố trí những cây xanh nhỏ trong phòng. Ngoài ra, tạo điểm nhấn nghệ thuật với những bức tranh treo tường hoặc tượng điêu khắc. Hoặc có thể trang trí kết hợp những đồ vật handmade decor nhỏ xinh cùng đèn thả trần, gương lớn để không gian trở nên hài hòa, tinh tế hơn.
Lựa chọn gam màu dễ chịu
Yếu tố màu sắc đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tâm trạng của khách hàng khi trải nghiệm dịch vụ. Tông màu chủ đạo cho không gian nên là gam màu nhẹ nhàng như màu trắng trung tính, màu be, pastel để tạo cảm giác thoải mái và dễ dàng kết hợp với những món đồ trang trí.
Bên cạnh đó, sử dụng các mảng màu đậm hơn để tạo điểm nhấn cho không gian như màu xanh lá cây, vàng nhạt, hồng…Những gam màu này có thể được thể hiện qua bức tranh treo tường nghệ thuật, cây xanh, gối tựa, hoa văn trang trí hay những đồ vật decor nhỏ khác.
Đảm bảo ánh sáng tự nhiên và gió thông thoáng
Homestay nhà ống có thiết kế đảm bảo ánh sáng tự nhiên và gió trời sẽ khiến không gian nghỉ ngơi trở nên thông thoáng, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Chủ đầu tư có thể lắp đặt giếng trời, hệ thống cửa sổ kính trượt để tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên.
Thiết kế homestay nhà ống dạng mở là giải pháp lý tưởng để không gian sống trở nên thông thoáng. Hạn chế phân chia không gian bằng bức tường truyền thống, thay vào đó thiết kế vách ngăn bằng gỗ, kính hoặc chậu cây xanh để nguồn không khí lưu thông tốt hơn. Bên cạnh đó, ở phần sân thượng, chủ đầu tư có thể tạo không gian sinh hoạt ngoài trời để khách hàng có thể thư giãn thoải mái cùng bạn bè.
Để kiến tạo được không gian homestay nhà ống đẹp, thu hút khách, chủ đầu tư cần lựa chọn được đơn vị thiết kế chuyên nghiệp trong lĩnh vực, gợi ý không thể bỏ qua tới chủ đầu tư là công ty Nội Thất Điểm Nhấn. Với hơn 10 năm hoạt động, đơn vị đã thực hiện thành công hơn 1000+ dự án homestay với đa dạng quy mô và phong cách thiết kế đón đầu xu hướng.
Quy tụ đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm thực chiến và có tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết với nghề, Nội Thất Điểm Nhấn tự hào là đơn vị chuyên nghiệp trong thiết kế nội thất homestay nói chung và thiết kế, thi công nhà ở nói riêng.
Trên đây là bài viết chia sẻ tổng hợp những mẫu thiết kế homestay nhà ống đẹp cùng các lưu ý quan trọng. Nếu bạn có nhu cầu hoặc cần giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với Nội Thất Điểm Nhấn qua hotline 1800 9398 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết cùng chủ đề
- Tổng hợp 50+ mẫu thiết kế khách sạn mini 5×20 đẹp, hiện đại
- TOP 10 mẫu thiết kế khách sạn trên núi đẳng cấp view tuyệt đẹp
- Khách sạn phong cách indochine là gì? Đặc trưng và xu hướng thiết kế hiện nay
- BST 30+ mẫu thiết kế khách sạn 2 sao đẹp, hiện đại nhất 2024
- Top 10 công ty thiết kế nội thất khách sạn chuyên nghiệp TPHCM
- Các loại phòng khách sạn, phân loại và đặc điểm cụ thể
- Phòng superior là gì? Phân loại và đối tượng sử dụng phòng
- 30+ Mẫu thiết kế homestay cho diện tích nhỏ đẹp và ấn tượng nhất
- Bảng báo giá thiết kế nội thất khách sạn chi tiết T6/2024
- 99+ Mẫu thiết kế bảng hiệu khách sạn đẹp, thu hút khách hàng