Gỗ lim là gì? Ưu nhược điểm và báo giá gỗ lim 2023

Các sản phẩm nội thất từ gỗ lim tự nhiên có giá trị kinh tế và tính thẩm mỹ cao. Chính vì vậy, nhiều gia đình rất quan tâm đến các sản phẩm làm từ loại gỗ này. Tuy nhiên, trước khi chọn mua những món nội thất gỗ lim, các bạn cần hiểu những ưu và nhược điểm cũng như tính ứng dụng của loại gỗ này.

Gỗ lim là gì? Có nguồn gốc từ đâu?

Gỗ lim là một trong những loại gỗ thiên nhiên được khai thác phổ biến tại Việt Nam là: lim Nam Phi, lim Lào, lim xanh, lim Campuchia,… Hệ thống rừng của Việt Nam phổ biến nhất vẫn là loại lim xanh với các tên gọi khác chẳng hạn như “Erythrophleum Fordii”. Loại gỗ này cũng được biết đến là một trong 4 loại gỗ quý tại Việt Nam (đinh, sến, táu)

Thân cây gỗ lim mọc thẳng và cao lên đến 30m với phần gốc bạnh nhỏ. Màu sắc khá đẹp, phần vỏ do tiếp xúc với ánh nắng lâu nên có màu nâu nhạt hơi cháy. Bên trong thân gỗ là màu nâu sẫm đặc trưng của gỗ tự nhiên rất đẹp, thích hợp chế tác thành nhiều sản phẩm nội thất đẹp mắt.

Lim là loại gỗ tự nhiên với độ quý hiếm cao
Lim là loại gỗ tự nhiên với độ quý hiếm cao

Gỗ lim thường mọc theo nhóm và cây sẽ trưởng thành sau vài năm, lúc này màu gỗ đạt chất lượng đẹp nhất. Độ cứng cũng phù hợp để chế tác nội thất. Chúng rất ưa ánh sáng tự nhiên và có khả năng chịu nhiệt cao nên thường xuất hiện ở các khu vực mang khí hậu nhiệt đới.

Vì vậy nguồn gốc của gỗ lim thường xuất hiện ở Việt Nam hay các nước Đông Nam Á như: Lào, Campuchia, Thái Lan… Tuy nhiên, sản lượng gỗ ở khu vực Đông Nam Á cũng dần khan hiếm. Đa phần nguồn gỗ hiện nay là nhập khẩu từ Nam Phi.

Gỗ lim thuộc nhóm mấy? Có đặc điểm thế nào?

Trong bảng phân loại gỗ Việt Nam, các dòng gỗ lim được phân vào nhóm II. Đây là nhóm gỗ nặng khá quý hiếm với độ cứng, độ bền cao, tỷ trọng lớn, và ít bị mối mọt.

Cấu trúc gỗ lim rất cứng chắc và khối lượng cũng nặng hơn so với các loại gỗ tự nhiên cùng kích thước. Đây là loại gỗ có khả năng chịu tác động ngoại lực khá cao, nên thường được dùng để xây nhà, cột, trụ,… Đặc biệt, dòng gỗ này sở hữu các vân gỗ tự nhiên có độ xoắn chia đều với nhau màu sắc nổi bật.

Gỗ lim thuộc nhóm II với độ cứng, bền và hoa vân đẹp mắt
Gỗ lim thuộc nhóm II với độ cứng, bền và hoa vân đẹp mắt

Thêm một điểm đặc biệt của gỗ lim chính là màu sắc chuyển từ nâu sang đen sang trọng khi được ngâm dưới bùn đủ thời gian. Lúc này có thể gia công thành nhiều sản phẩm nội thất sang trọng. Có mùi tương tự như trầm, xoan đào, nhưng nồng và hắc hơn có thể gây khó chịu mũi khi chưa xử lý kỹ.

Kiến thức gỗ mà bạn cần biết: Cách phéo tính trọng lượng riêng của gỗ

Gỗ lim có tốt không? Ưu và nhược điểm của gỗ lim?

Tìm hiểu về ưu và nhược điểm của gỗ lim sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp về vật liệu của nội thất. Sau đây là những đặc điểm của loại gỗ này:

Ưu điểm của gỗ lim

Gỗ lim thuộc nhóm II trong bảng phân loại gỗ VIệt Nam. Đây là một loại gỗ tự nhiên mang đến nhiều ưu điểm:

  • Khối lượng nặng, ruột đặc độ cứng cực cao nên có thể chịu lực tác động tốt.
  • Độ cứng của gỗ cao nên tăng khả năng chống mối mọt, mùi hắc cũng là ưu điểm giúp hạn chế côn trùng tấn công gỗ.
  • Là một trong những dòng gỗ tự nhiên có vân gỗ tự nhiên đẹp, các vòng xoắn gỗ đều màu sắc nổi bật và rõ rệt.
  • Màu nâu sẫm đặc trưng cũng là ưu điểm giúp vật liệu này được ưa chuộng.
  • Thời gian giữ vân gỗ lim hơn các dòng gỗ tự nhiên khác do khả năng chống cong vênh.
  • Đặc biệt, nếu được xử lý tốt có thể có thể chuyển sang màu đen trầm đẹp mắt và sang trọng, giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm từ gỗ lim.
Gỗ lim có khối lượng nặng, dễ chế tác thành nhiều nội thất
Gỗ lim có khối lượng nặng, dễ chế tác thành nhiều nội thất

Nhược điểm của gỗ lim

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, dòng gõ lim vẫn có những nhược điểm nhất định:

  • Mùi hắc cửa gỗ lim nếu không được xử lý sẽ gây khó chịu, thậm chí dị ứng đối với cơ địa nhạy cảm.
  • Dòng gỗ này đang dần khan hiếm nên giá thành của các sản phẩm nội thất sản xuất từ chúng rất cao.
  • Bên cạnh đó, quá trình chế tác cũng rất cầu kỳ vì gỗ có độ cứng cao nên các vật dụng bằng gỗ lim thường không nhiều trên thị trường
  • Đặc biệt, gỗ lim ngâm bùn có thể chuyển đen nếu không xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của gỗ.
Gỗ lim có mùi nồng hắc đặc trưng
Gỗ lim có mùi nồng hắc đặc trưng

Gỗ lim có mấy loại? Loại nào tốt nhất?

Gỗ lim được chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo xuất xứ và hình dáng. Sau đây là 4 loại thường gặp:

  • Gỗ lim Nam Phi: Đây là loại lim phổ biến trên thị trường hiện nay, khi mà các khu vực Đông Nam Á đang dần trở nên khan hiếm.
  • Gỗ lim Lào: Được đánh giá loại gỗ nổi bật cả về hình dáng, thẩm mỹ lẫn độ bền cứng. Vì loại này thường là quá trình phát triển tự nhiên trong rừng, không bị tác động bởi yếu tố con người nên chúng phát triển rất mạnh.
  • Gỗ lim xẹt: rất được ưa chuộng vào nhiều năm trước, về độ bền chắc thì cũng khá giống với các loại gỗ lim khác. Tuy nhiên, cấu trúc vỏ màu trắng xám là đặc điểm nhận dạng của loại gỗ này.
  • Gỗ lim xanh: Đây là loại xuất hiện nhiều ở các khu rừng Việt Nam. Về ngoại hình và độ cứng chắc cũng tương đồng với những dòng lim còn lại. Nổi bật với nâu đặc trưng của gỗ và mùi hơi hắc.
Gỗ lim Lào nổi bật về mặt thẩm mỹ 
Gỗ lim Lào nổi bật về mặt thẩm mỹ

Bốn loại gỗ lim trên đây đều có độ bền và độ cứng cao nên thích hợp để chế tác thành nhiều sản phẩm nội thất sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, gỗ Lào luôn được đánh giá cao hơn cả vì màu sắc của gỗ đạt chuẩn nâu tự nhiên với các vân gỗ hiển thị đẹp và đều nhau ít xuất hiện đốm trên mặt gỗ. Bên cạnh đó, gỗ xuất hiện ở rừng tự nhiên nên thân thường cao lớn, dáng thắng dễ dàng sản xuất thành nhiều nội thất.

Tính ứng dụng của gỗ lim

Gỗ lim dùng để làm gì? Với đặc điểm nổi bật là độ cứng, chắc và thẩm mỹ cao nên dòng gỗ này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nội thất.

  • Đũa gỗ lim
Ưu điểm màu nâu đẹp mắt, chống mối mọt và ẩm mốc hiệu quả
Ưu điểm màu nâu đẹp mắt, chống mối mọt và ẩm mốc hiệu quả
  • Bàn ăn gỗ lim Nam Phi
Vân gỗ tự nhiên, tăng độ sang trọng cho nội thất trong gia đình
Vân gỗ tự nhiên, tăng độ sang trọng cho nội thất trong gia đình
  • Cửa gỗ lim Nam Phi
Cửa gỗ lim với độ bền cứng cao, cách âm cách nhiệt tốt
Cửa gỗ lim với độ bền cứng cao, cách âm cách nhiệt tốt
  • Tủ gỗ lim
Tủ gỗ lim đa dạng màu sắc và mẫu mã, chống ẩm mốc
Tủ gỗ lim đa dạng màu sắc và mẫu mã, chống ẩm mốc

Bảng giá gỗ lim mới nhất 2023

Hiện nay sản lượng của chúng đang dần khan hiếm nên giá thành luôn biến động. Vậy gỗ lim giá bao nhiêu?

  • Giá gỗ lim Nam Phi nguyên cây tròn khoảng 15 triệu cho một mét khối.
  • Giá gỗ xẻ theo yêu cầu khoảng 35 triệu đồng cho một mét khối.
  • Các loại gỗ lim đóng kiện khoảng 25 triệu đồng cho một mét khối.

Lưu ý: Mức giá này sẽ thay đổi tùy theo độ khan hiếm và chất lượng như thế nào.

Gỗ lim có giá thành đắt hơn so với các loại gỗ công nghiệp
Gỗ lim có giá thành đắt hơn so với các loại gỗ công nghiệp

Nội Thất Điểm Nhấn hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ giúp các bạn đã nắm rõ về đặc điểm và mức giá của gỗ lim. Từ đó, đưa ra lựa chọn phù hợp về vật liệu nội thất trong gia đình.

Tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác tại đây: https://noithatdiemnhan.vn/tin-tuc/kien-thuc-go

Tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác:

Gỗ Acrylic Gỗ Beech Gỗ Bên Gỗ Cẩm Lai
Gỗ Cẩm Thị Xanh Gỗ Căm Xe Gỗ Cây Thị Gỗ Cdf
Gỗ Công Nghiệp Gỗ Chiêu Liêu Gỗ Chò Đen Gỗ Đàn Hương Đỏ
Gỗ Dâu Gỗ Đinh Hương Gỗ Dổi Gỗ Du Sam
Gỗ Gõ Đỏ Gỗ Gội Gỗ Gõ Nam Phi Gỗ Gõ Pachy
Gỗ Gụ Gỗ Hdf Gỗ Hoàng Đàn Gỗ Hoàng Đàn Tuyết
Gỗ Hương Gỗ Huỳnh Đàn Vàng Gỗ Ké Đen Gỗ Kháo Đỏ
Gỗ Laminate Gỗ Lát Chun Gỗ Lát Sàn Gỗ Lim
Gỗ Mahogany Gỗ Mdf Gỗ Mdf Phủ Laminate Gỗ Me Đá
Gỗ Mfc Gỗ Mun Gỗ Nu Gỗ Nghiến
Gỗ Nhai Bách Gỗ Nhựa Gỗ Óc Chó Gỗ Dán Plywood
Gỗ Pơ Mu Gỗ Phay Gỗ Sa Mu Gỗ Sến
Gỗ Sồi Tự Nhiên Gỗ Sưa Gỗ Sú Vân Thị Gỗ Tần Bì
Gỗ Táu Gỗ Tự Nhiên Gỗ Thông Gỗ Thuỷ Tùng
Gỗ Trai Gỗ Veneer Gỗ Xoan
5/5 - (1 bình chọn)

0941 823 322 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 0941 823 322 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

THAM KHẢO CHI PHÍ THIẾT KẾ NỘI THẤT
TẠI ĐIỂM NHẤN

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Số phòng: 1

Số nhà vệ sinh: 1

THAM KHẢO CHI PHÍ THIẾT KẾ NỘI THẤT
TẠI ĐIỂM NHẤN

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Số phòng: 1

Số nhà vệ sinh: 1