- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ Hoàng Đàn là một trong số ít các loại gỗ tự nhiên quý giá đẹp, có tính ứng dụng cao mà nhiều đại gia ưa chuộng. Chất liệu này thường chỉ được tìm thấy trong các gia đình hoàng gia, quyền quý thời xưa. Đến nay, vẫn còn nhiều đại gia trong giới đồ gỗ săn đón và lựa chọn vật phẩm từ chủng gỗ này. Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu thêm về đặc điểm, phân loại, tác dụng và giá 1 kg gỗ Hoàng Đàn ngay trong bài viết này sau.
Gỗ Hoàng Đàn là gì?
Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ quý thuộc họ nhà thông, có tên khoa học là Cupressus torulosa. Phân bố chủ yếu ở các vùng núi cao của Việt Nam, như Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn,… Loại gỗ này có màu vàng nhạt, vân gỗ mịn, đẹp mắt và toả mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng, dễ chịu.
Ngày xưa, vua chúa thường dùng loại gỗ này để làm thiệp mời, bài vị nhằm cúng tế thần linh hoặc vật phẩm thờ cúng. Ngày nay, bởi chất liệu gỗ cứng cáp nên thường được sử dụng làm các sản phẩm nội thất cao cấp như bàn ghế, tủ, giường,…
Đặc điểm của cây gỗ Hoàng Đàn
Đặc điểm hình thái
- Cây Hoàng Đàn có kích thước khá nhỏ, độ cao từ 15 đến 20m, phần tán cây hình tháp, vỏ ngoài màu nâu đỏ với bề mặt nhẵn mịn.
- Cành cây thường mọc thẳng và có đỉnh đầu rủ xuống. Các cành nhỏ, dẹt và cùng nằm trên một mặt phẳng.
- Lá cây có hình vảy, màu lục lam được xếp 4 hàng lần lượt là ở phần lưng – bụng. Mỗi chiếc lá đều dẹt, xếp cành, mép lá là một đường viền răng cưa, mặt sau có tuyến không rõ với chiều dài từ 6 – 7mm.
- Nón cái đơn độc ở đầu cành, khi trưởng thành gần hình cầu, đường kính 1 – 2cm, cấu tạo từ 6 – 8 vảy, hình lăng trụ với 4 hoặc 5 cạnh, đỉnh hơi phẳng, ở giữa có chóp cong. Hạt có 3 – 5 hạt trên một vảy màu mỡ, hình thuôn dẹt, màu nâu đỏ, rộng hơn, nhọn ở đỉnh, có cánh rộng và có nhiều tuyến nhựa màu đỏ.
- Có màu đặc trưng là mày nâu sáng hoặc nâu đỏ, thường có vân gỗ đậm đặc và khá rõ nét.
- Vân gỗ Hoàng Đàn có thể hình xoắn, hình chữ V hoặc các hình gợn sóng tùy vào từng loại gỗ và vị trí địa lý trồng cây.
- Gỗ Hoàng Đàn có có khả năng biến đổi màu sắc với thời gian và điều kiện môi trường, khi mới lấy từ rừng thì màu sắc của gõ thường có độ tươi sáng và đậm hơn so với khi đã qua quá trình sử dụng và lão hóa.
Đặc điểm sinh thái
Cây Hoàng Đàn thường sống ở những khu vực khô nhiệt đới, có thể sống đến hàng trăm năm. Được xem là một loài cây cực kỳ quan trọng đối với việc duy trì đa dạng sinh học của rừng, hấp thụ cacbon và giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, sức sống của cây gỗ Hoàng Đàn rất mãnh liệt, nó có thể tự bảo vệ hạt giống của mình sau những vụ cháy rừng và tiếp tục nảy mầm và trưởng thành.
Vào mùa mưa, cây Hoàng Đàn thường mọc lẻ tẻ trong những cánh rừng thường xanh nhiệt đới, đặc biệt là ở các đai núi thấp và có đá vôi với độ cao từ 400 – 1500m. Phần nón cây sẽ xuất hiện vào tháng 3 – 4 và hạt chín vào tháng 7 – 8 sau đó khoảng 2 năm.
Gỗ Hoàng Đàn thuộc nhóm mấy?
Gỗ Hoàng Đàn là một loại gỗ quý hiếm được xếp vào nhóm 1 trong danh sách gỗ Việt Nam bởi có màu sắc đẹp, hương thơm và có giá trị kinh tế cao. Tương tự như một số loại gỗ quý trong nhóm 1 như Gỗ huệ mộc, Gỗ lát da đồng, Gỗ bằng lăng cườm…
Đặc biệt, Hoàng đàn là giống cây sở hữu một nguồn gen quý hiếm, chủng gỗ Hoàng Đàn đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam trong năm 1996 và 2007. Đây cũng là cái tên xuất hiện ở danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm nguy cấp nhóm I.
Gỗ Hoàng Đàn có mấy loại?
Gỗ Hoàng Đàn được chia thành các loại phổ biến sau đây:
Gỗ Hoàng Đàn đỏ
Đây là loại gỗ có giá trị cao nhất, với màu sắc đỏ đậm, vân gỗ uốn lượn tự nhiên và có mùi thơm đặc trưng. Thịt ngoài có màu vàng nhạt, bóng, mịn, lõi màu nâu nhạt nhạt và có khả năng chịu nước tốt. Hoàng đàn đỏ có mùi thơm rất đặc biệt, để được lâu, không sợ mối mọt. Do đó, loại gỗ này rất được nhiều người ưu tiên lựa chọn.
Gỗ Hoàng Đàn vàng
Loại gỗ này có màu vàng nhạt, vân gỗ không sắc nét như gỗ Hoàng Đàn đỏ nhưng vẫn có mùi thơm dễ chịu nên được sử dụng nhiều trong sản xuất tinh dầu hoặc dùng để làm nhang. Gỗ Hoàng Đàn vàng có độ bền và độ cứng cao, có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc tốt và rất bền nên được dùng để chế tác thành nhiều vật dụng nội thất, thủ công mỹ nghệ.
Gỗ Hoàng Đàn trắng
Loại gỗ này có màu trắng kem, lớp thịt dày hơn, màu sắc nhạt hơn. Thêm vào đó, hoa văn mảnh hơn không được sắc nét so loại Hoàng Đàn đỏ. Vì vậy, giá trị và độ phổ biến Hoàng Đàn trắng so với Hoàng Đàn đỏ có phần kém hơn.
Gỗ Hoàng Đàn Tuyết
Gỗ Hoàng Đàn Tuyết là một loại gỗ quý hiếm mà chỉ được tìm thấy ở vùng núi cao của tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam. Chúng có màu trắng kem, vân gỗ uốn lượn tự nhiên, có mùi thơm đặc trưng, rất dễ chịu và có thể lưu hương lâu dài.
Gỗ Hoàng Đàn có tốt không?
Gỗ Hoàng Đàn được đánh giá là một loại gỗ tốt có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Độ bền cao: Có độ cứng chắc cao, không bị mối mọt và có khả năng kháng khuẩn tốt. Do đó, gỗ Hoàng Đàn được sử dụng để làm các vật dụng có độ bền cao, như đồ thờ cúng, đồ nội thất,…
- Mùi thơm dễ chịu: Mùi thơm đặc trưng, rất dễ chịu và có thể lưu hương lâu dài. Mùi thơm của gỗ Hoàng Đàn được tạo nên bởi các tinh dầu có trong gỗ.
- Giá trị thẩm mỹ cao: Có màu sắc đẹp, vân gỗ tự nhiên, rất thích hợp để làm các đồ thủ công mỹ nghệ, như tượng gỗ, tranh gỗ,…
- Ý nghĩa phong thủy tốt: Theo quan niệm của người Việt, gỗ Hoàng Đàn có thể mang lại bình an, may mắn và xua đuổi tà khí. Do đó, gỗ Hoàng Đàn được sử dụng để làm đồ thờ cúng, vòng tay phong thủy,…
Tuy nhiên, dù có sức sống lên đến hàng trăm năm nhưng lại phát triển khá chậm, khả năng tái sinh kém. Với tình trạng khai thác hiện nay, nguồn gỗ Hoàng Đàn gần như cạn kiệt, rất hiếm thấy trong rừng tự nhiên. Do đó, cần có biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.
Nhiều người thường so sánh gỗ Hoàng Đàn và gỗ Ngọc Am, chúng tôi đã có 1 bài chi tiết về chủ đề này, bạn quan tâm thì tham khảo nhé!
Gỗ Hoàng Đàn có tác dụng gì?
Gỗ Hoàng Đàn là loại gỗ quý có nhiều tác dụng như:
- Chế tác đồ nội thất: Loại gỗ này rất được ưa chuộng trong lĩnh vực nội thất bởi đặc tính có độ bền cao, chống mối mọt và cong vênh. Thường được dùng làm đồ nội thất mỹ nghệ hoặc các tác phẩm nghệ thuật theo nhiều hình dáng và kích thước. Ngày xưa, chúng còn được vua chúa sử dụng để làm bài vị, đồ tế tự.
- Sử dụng làm tinh dầu tự nhiên: Mùi thơm của loại gỗ này thường rất dễ chịu nên được các gia chủ sử dụng trong nhà, tủ quần áo, ô tô,… nhằm mục đích giúp khử mùi tốt. Người ta còn chiết xuất tinh dầu Hoàng Đàn để làm nước hoa bởi chúng sở hữu tác dụng lưu giữ hương thơm rất tốt.
- Ứng dụng trong y học: Từ xưa, mọi người đã sử dụng vỏ cây Hoàng Đàn để nấu cao để xoa bóp những bệnh liên quan đến xương khớp, bong gân hay sưng và bầm tím. Bên cạnh đó, cao được nấu từ vỏ cây còn có tác dụng chữa bệnh đau bụng rất hiệu quả được nhiều người dân sử dụng.
- Giá trị phong thuỷ: Gỗ Hoàng Đàn được coi như một loại cây thần thánh với tác dụng xua đuổi tà ma. Loại cây này cũng là một trong 5 loại gỗ mà các tín đồ Phật giáo dùng để đúc tượng Phật, làm chuỗi hạt, vòng tay,… Hoàng Đàn còn có chức năng thu hút tài lộc và mang lại may mắn cho người sử dụng. Chính vì vậy, những chiếc vòng tay, tượng phật, đồ mỹ nghệ bằng giống cây này luôn là lựa chọn hàng đầu để làm quà tặng cho sếp, người thân và bạn bè.
Giá 1kg gỗ Hoàng Đàn?
Thông thường, giá 1kg gỗ Hoàng Đàn dao động từ 18 triệu đến 30 triệu đồng. Riêng gỗ Hoàng Đàn Lạng Sơn, giá có thể lên đến 50 triệu đồng/kg. Mức giá này phụ thuộc vào các yếu tố như loại gỗ, nguồn gốc, kích thước và độ tuổi.
Ví dụ, giá 1kg gỗ Hoàng Đàn đỏ Lạng Sơn khô có độ tuổi từ 100 đến 200 năm có thể lên đến 40 triệu đồng. Giá 1kg gỗ Hoàng Đàn vàng Lạng Sơn khô có độ tuổi từ 50 đến 100 năm có thể dao động từ 20 đến 25 triệu đồng.
Do giá thành cao, nên gỗ Hoàng Đàn thường được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp, đồ thờ cúng và các loại vòng tay phong thủy.
Cách nhận biết gỗ Hoàng Đàn như thế nào?
Có thể thấy, giá gỗ Hoàng Đàn trên thị trường vô cùng đắt đỏ, 1kg có thể lên tới hàng chục triệu nên hàng giả cũng rất nhiều. Để tránh hàng kém chất lượng gây ra tiền mất tật mang, mọi người nên nắm vững các phương pháp nhận biết và phân biệt thật giả như sau:
Thông qua đặc điểm:
- Màu sắc: Tùy theo từng loại mà có màu sắc khác nhau. Gỗ Hoàng Đàn đỏ có màu đỏ nâu, Hoàng Đàn vàng có màu vàng nhạt và Hoàng Đàn trắng có màu trắng kem.
- Hệ vân: Vân gỗ rõ ràng, tinh xảo, rất đẹp và tự nhiên, uốn lượn theo nhiều hướng khác nhau.
- Mùi thơm: Được tạo nên bởi các tinh dầu có trong gỗ, rất đặc trưng, dễ chịu và có thể lưu hương lâu dài.
- Độ cứng: Cao, không bị mối mọt và có khả năng kháng khuẩn tốt. Khi cắt sẽ có màu sắc tươi sáng, không bị xước hay sứt mẻ.
Thông qua cách đốt: Gỗ Hoàng Đàn thật khi đốt sẽ có mùi thơm đặc trưng, khói trắng và tàn tro trắng. Với hàng giả khi đốt sẽ có mùi khét, khói đen và tàn tro đen.
Ngoài ra, có thể sử dụng máy đo độ cứng để kiểm tra độ cứng của gỗ. Hàng thật có độ cứng cao hơn giả.
Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn cần mua gỗ tại các cơ sở uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Với những thông tin về gỗ Hoàng Đàn trên đây, hy vọng ít nhiều sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu còn thắc mắc gì cần giải đáp, có thể để lại câu hỏi cho Nội Thất Điểm Nhấn biết nhé! Ngoài ra, chúng tôi còn có xưởng mộc làm dồ gỗ nội thất theo yêu cầu, bạn quan tâm có thể liên hệ 1800 9398 để được tư vấn cụ thể hơn.
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ huỳnh đàn là gỗ gì? Màu trắng hay đỏ? Giá bao nhiêu 1kg?
- Gỗ lát chun có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?
- Gỗ nghiến là gì? Thuộc nhóm mấy? 1m3 gỗ nghiến giá bao nhiêu?
- Gỗ hoàng đàn tuyết “vị vua” trong giới gỗ thơm được săn lùng
- Gỗ dâu là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và giá bán 2024
- Gỗ nhai bách
- Gỗ me đá là gỗ gì? Có tốt không? Gỗ me đá giá bao nhiêu?
- Gỗ Mahogany là gỗ gì? Có tốt không? Giá gỗ mahogany?
- Gỗ du sam có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?