- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ bằng lăng được lấy từ thân cây bằng lăng. Với những ưu điểm vượt trội, loại gỗ này rất được ưa chuộng và có tính ứng dụng rộng rãi không chỉ trong ngành chế tác nội thất thông dụng mà còn trong công nghiệp đóng tàu. Qua bài viết dưới đây, Nội Thất Điểm Nhấn sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin về gỗ bằng lăng và ưu nhược điểm của loại gỗ này
Gỗ bằng lăng là gì?
Gỗ bằng lăng là loại gỗ được lấy từ cây bằng lăng, một loại cây thân gỗ lớn có nguồn gốc từ vùng rừng nước Ấn Độ. Cây bằng lăng có chiều cao trung bình từ 10 tới 15m, thuộc loại cây thân gỗ. Vỏ cây thường có màu nâu đen. Lá bằng lăng có hình bầu dục, nhẫn, cứng, phần cuống lá to dài, thường tròn ở gốc và nhọn ở đỉnh, dài khoảng 20cm. Hoa mọc thành chùm tán lớn, nhiều màu sắc như tím, hồng tím,…
- Tên gọi khác: Cây Săng Lẻ, Bàng Lang, kwer (dân tộc Ma, Tây Nguyên), Thao Lao, truol (Rađê, Tây Nguyên), Bằng Lăng lá hẹp, Bằng Lăng Tía, Bằng Lăng Lông, Bằng Lăng Ổi,.
- Tên khoa học: Lagerstroemia speciosa
- Tên tiếng anh: Giant Crape-myrtle, Queen’s Crape-myrtle, Pride of India, Queen’s flower
- Thuộc họ: Tử vi Lythraceae
- Thuộc bộ: Sim Myrtales
Đặc điểm của cây gỗ bằng lăng
Để hiểu hơn về gỗ bằng lăng có thể tìm hiểu về đặc điểm sinh thái và hình thái của loại cây này:
Đặc điểm sinh thái
- Cây bằng lăng thường sinh sống tại những khu rừng khô rụng lá, nửa rụng lá, đòi hỏi độ đất dày, sâu và có độ ẩm cao.
- Phân bố tại những khu rừng có độ cao không quá 700m trên mực nước biển, thường hay mọc tại những ven hồ, ven sông và các ven đầm nước ngọt.
- Cây bằng lăng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ ở địa hình đất ferarit đỏ vàng, phiến thạch sét và những khu vực có khí hậu nhiệt đới có 2 mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Thường mọc cùng những loại cây có đặc điểm rụng lá như câu gỗ chiu liu, gáo lá tim,..
- Thuộc nhóm cây ưa bóng khi còn non và ưa sáng khi trưởng thành, do vậy loại cây này có thể sinh trưởng tốt ở những khu rừng có tán lá cây che nhẹ.
- Có thể tự tái sinh tốt ở những địa hình quang đãng và thoáng mát.
- Cây gỗ bằng lăng có xuất xứ từ Ấn Độ, tại Việt Nam, cây thường có đặc tính mọc hoang, phân bố chủ yếu ở những tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ ở các tỉnh Bình – Trị – Thiên, và một số khu vực Tây Nguyên như Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk.
Đặc điểm hình thái
- Cây Bằng Lăng thuộc nhóm cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 10 – 15m khi trưởng thành, đường kính thân cây khoảng 40 – 80cm.
- Vỏ cây bằng lăng thường có màu nâu đen, thị gỗ màu vàng nhạt và nhiều xơ, cành mảnh, có lông màu vàng.
- Tan lá cây rậm rạp, chu kỳ lá rụng thường vào mùa khô. Lá cây hình bầu dục, gốc tù, hơi lệch, đỉnh kéo dài tạo thành múi, kích thước chiều dài lá tưg 7 – 14cm, rộng 2 – 5cm; gân bên trong dài 10 – 13cm; cuống lá dài khoảng 3 – 5mm, có lông.
- Hoa cây bằng lăng mọc theo chùm dạng chuỳ, có nhiều lông vàng, dài từ 12 – 20cm, cánh đài hình chuông nhiều lông hình sao, phần trên có 6 thuỳ hình tam giác; cánh tràng 6, hình tim ngược hoặc hình tròn, chiều rộng 2.5mm; nhị hoa nhiều, kích thước gần bằng nhau, bầu có 5 hoặc 6 ô, có lông ở đỉnh và vòi dài.
- Quả cây bằng lăng có hình trứng, kích thước dài 12mm, chìm ⅓ phần trong đài, khi nút chia thành 6 mảnh, hạt dài 8mm.
Gỗ bằng lăng mọc ở đâu?
Ở nước ta, gỗ bằng lăng được mọc hoang, phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Huế. Ngoài ra, cây gỗ này cũng được tìm thấy ở một số tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kontum, Daklak. Ngày nay, cây bằng lăng còn được sử dụng như loại cây che bóng mát, được trồng nhiều hai bên đường, góp phần tạo cảnh quan cho đô thị.
Gỗ bằng lăng có mấy loại?
Dựa vào đặc điểm hình thái, phân bố,…. gỗ bằng lăng được phân chia thành 3 loại sau đây:
Gỗ bằng lăng cườm
Gỗ bằng lăng cườm có chiều cao từ 5 -10m khi trưởng thành, đường kính thân cây từ 30-35cm, đối với những cây già hơn sẽ có kích thước khoảng 80cm. Lõi gỗ có màu xám hoặc nâu nhạt, phần giác có màu trắng, thuộc nhóm I và tỷ trọng độ cứng là 0.9
Có độ cứng cao, loại gỗ này có khả năng chống mối mọt và thấm nước tốt nên được ứng nhiều trong xây dựng nhà ở như ốp, lát sàn nhà hay cửa gỗ. Đồng thời, gỗ bằng lăng cườm có kết cấu bền vững nên không bị cong vênh, nứt nẻ khi chế tạo và có tuổi thọ cao
Gỗ bằng lăng tím
Cây bằng lăng tím có chiều cao khoảng 20m khi trưởng thành, phân cành cao, thẳng và tán lá rậm, dày. Bên cạnh công dụng chính là lấy gỗ, loại cây này còn được trồng chạy dọc 2 bên ven đường lớn để là tạo cảnh qua thẩm mỹ, tạo bóng mát và làm sạch nguồn không khí cho đô thị
Gỗ bằng lăng nước
Gỗ bằng lăng nước có đặc điểm hình thái và sinh thái giống bằng lăng tím. Không chỉ với công dụng chính là lấy gỗ, loại cây này còn được ứng dụng trong Y học cổ truyền Châu Á, lá bằng lăng được sử dụng để làm nước trà để uống giúp điều trị bệnh đau dạ dày và tiểu đường
Ưu điểm và nhược điểm của gỗ bằng lăng
Gỗ bằng lăng là loại gỗ tự nhiên phổ biến ở nước ta với những ưu điểm và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm của gỗ bằng lăng
- Chịu lực tốt, độ bền cao: Gỗ bằng lăng cườm có kết cấu vẫn gỗ đặc biệt, cứng chắc giúp gỗ chịu tải trọng lớn mà ít bị biến dạng.
- Mang vẻ đẹp tự nhiên: Màu sắc và vân gỗ tự nhiên đẹp, tạo nên những sản phẩm nội thất độc đáo, ấn tượng.
- Thớ gỗ mịn, chắc: Bề mặt gỗ bằng lăng mịn, đem lại cảm giác trơn tru và dễ chịu khi tiếp xúc.
- Khả năng chống nước tốt: Sản phẩm nội thất bằng gỗ bằng lăng kháng nước tốt, ít bị biến dạng hay cong vênh.
- Có độ mềm dẻo: Đặc tính này giữ được độ ổn định cho sản phẩm trong việc chế tác, gia công bề mặt gỗ, tạo được sản phẩm với các chi tiết tinh xảo.
- Mang hương thơm tự nhiên: Gỗ bằng lăng mang hương tự nhiên vô cùng dễ chịu, tăng thêm sức hấp dẫn cho các sản phẩm nội thất. Mùi hương từ đồ nội thất gỗ bằng lăng đem lại sự thoải mái, thư giãn cho gia chủ.
- Tính ứng dụng cao: Được ứng dụng cho nhiều lĩnh vực như sản xuất nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ, thiết kế cảnh quan, bonsai,…
- Dễ vệ sinh, bảo quản: Bề mặt gỗ láng mịn dễ dàng làm sạch, giúp sản phẩm nội thất luôn như mới.
Nhược điểm gỗ bằng lăng
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, gỗ bằng lăng vẫn có một số nhược điểm sau đây:
- Giá thành cao: Gỗ bằng lăng cườm có giá thành cao nhờ sở hữu màu sắc và vân gỗ độc đáo.
- Khó vận chuyển và chế tạo: Gỗ bằng lăng khá cứng và nặng nên khó vận chuyển và chế tác. Gỗ cũng dễ bị chuyển màu nếu tiếp xúc nhiệt độ cao quá lâu.
- Mối mọt, cong vênh: Dù cứng, chắc nhưng bằng lăng vẫn là loại gỗ tự nhiên, khó tránh khỏi tình trạng ẩm mốc, cong vênh.
Cách nhận biết gỗ bằng lăng
Có thể nhận biết gỗ bằng lăng chất lượng thông qua mùi hương, hình dáng và màu sắc vân gỗ. Cụ thể như sau:
Dựa vào mùi hương
Gỗ bằng lăng có mùi hương thơm tự nhiên nhẹ nhàng đặc trưng bởi lượng tinh dầu được tiết ra từ hoa và vỏ thân gỗ. Vì thế các món đồ nội thất làm từ gỗ bằng lăng có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu. Chính đặc điểm này giúp chúng ta dễ dàng nhận biết gỗ bằng lăng chất lượng.
Dựa vào hình dáng và màu sắc vân gỗ
Khi lựa chọn gỗ bằng lăng, bạn cần quan sát, nếu cây gỗ có lá màu xanh lục, kích thước dài 8-15cm, rộng 3-7cm, đồng thời có hoa màu tím và mọc thành từng chùm. Loại gỗ này có màu tự nhiên đẹp, sang trọng và có khả năng chống mối mọt tốt nên được ứng dụng nhiều trong chế tác nội thất và ngành công nghiệp đóng thuyền.
Giá gỗ bằng lăng bao nhiêu tiền một khối?
Giá gỗ bằng lăng hiện nay như sau:
- Giá gỗ bằng lăng cườm: 14.000.000 – 20.000.000 đồng/m3 (loại gỗ quý hiếm nhất, có giá cao nhất).
- Giá gỗ bằng lăng tím: 10.000.000 – 15.000.000 đồng/m3 (loại gỗ phổ biến nhất, có giá thấp hơn gỗ bằng lăng cườm).
- Giá gỗ bằng lăng nước: 5.000.000 – 10.000.000 đồng/m3 (loại gỗ có giá trị thấp nhất).
Ngoài ra, giá gỗ bằng lăng còn phụ thuộc vào kích thước và chất lượng của gỗ. Gỗ có kích thước lớn, chất lượng tốt sẽ có giá cao hơn gỗ có kích thước nhỏ, chất lượng kém.
Giá gỗ bằng lăng cũng có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm. Giá gỗ thường cao hơn vào mùa khô, thấp hơn vào mùa mưa. Để biết chính xác giá gỗ bằng lăng tại thời điểm hiện tại, bạn có thể liên hệ với các cơ sở kinh doanh gỗ.
Ứng dụng của gỗ bằng lăng
Gỗ bằng lăng có tính ứng dụng cao, được sử dụng trong sản xuất nội thất với nhiều mẫu mã đẹp, thiết kế đa dạng. Ngoài ra, gỗ bằng lăng còn được dùng trong thiết kế cảnh quan – bonsai tạo quan cảnh thiên nhiên đẹp đầy thu hút.
Sản xuất nội thất
Sở hữu những ưu điểm về tính chất độ cứng và độ bền cao, gỗ bằng lăng được ứng dụng rộng rãi trong chế tác đồ dùng nội thất và đồ mỹ nghệ như giường, tủ – kệ, chạm trổ, điêu khắc tượng, tiện lục bình và bàn ghế…
Thiết kế cảnh quan – bonsai
Cây bằng lăng được ưa chuộng trong thiết kế kế cảnh quan – bonsai trong nhà, khu dân cư, khu xí nghiệp và ứng dụng nhiều trong công trình xây dựng cảnh quan đô thị, có tác dụng tạo bóng mát, cảnh đẹp và thanh lọc không khí môi trường…
Một số câu hỏi thường gặp
- Gỗ bằng lăng thuộc nhóm mấy?
Gỗ bằng lăng thuộc nhóm I và III trong Bảng phân loại gỗ tự nhiên. Trong đó, gỗ bằng lăng cườm thuộc nhóm I, gỗ quý hiếm có tỷ trọng nặng, tính chất gỗ cứng, có khả năng chống thấm nước tốt nên rất được ưa chuộng trong chế tác và sản xuất nội thất. Gỗ bằng lăng tím và nước thuộc nhóm III, tỷ trọng gỗ nặng trung bình do đó độ bền cũng ở mức trung bình, thích hợp với những công trình không đòi hỏi chất lượng tốt như công nghiệp bóc và lạng hoặc sản xuất đồ mộc thông dụng
- Gỗ bằng lăng có bị mối mọt không?
Gỗ bằng lăng có khả năng chống mối mọt và cong vênh, chống thấm nước tương đối tốt, do đó những món đồ nội thất được làm từ loại gỗ bằng lăng cườm được nhiều người ưa chuộng. Về bằng lăng tím và bằng lăng nước, ít phổ biến hơn trong thiết kế nội thất nhưng lại được ứng dụng nhiều trong thiết kế cảnh quan và y học.
- Gỗ bằng lăng có ghép lan được không?
Gỗ bằng lăng được sử dụng dụng ghép lan phổ biến ở những nhà vườn trồng phong lan. Ghép lan bằng loại gỗ này có giá thành vừa phải nhưng mang lại chất lượng ổn định, bởi loại gỗ này khá thích hợp cho sự sinh trưởng của những nhóm cây cộng sinh, đặc biệt, dinh dưỡng trong gỗ tốt nên những cây lan có thể phát triển ổn định lâu dài
Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về gỗ bằng lăng. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình tìm hiểu về loại gỗ này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc có nhu cầu tìm xưởng gỗ nội thất, hãy liên hệ Nội Thất Điểm Nhấn qua HOTLINE 1800 9398 nhé!
Tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác:
Bài viết cùng chủ đề
- [CHIÊM NGƯỠNG] Top 5 những bộ bàn ghế gỗ đẹp nhất Việt Nam
- Gỗ bạch dương là gì? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?
- Gỗ cà te là gì? Có tốt không và các ứng dụng nội thất phổ biến
- Gỗ hoàng dương là gì? ĐẶC ĐIỂM và ỨNG DỤNG của gỗ ra sao
- Gỗ xoài là gì? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu? Dùng làm gì?
- Gỗ hương xám là gì? Ưu nhược điểm và bảng báo giá mới nhất
- Gỗ sơn huyết là gì? Ưu nhược điểm kèm báo giá mới nhất 2024
- Gỗ cà chít là gì? Thuộc nhóm mấy? Bao nhiêu tiền 1 khối?
- Gỗ muồng đen là gì? Có tốt không? Giá gỗ muồng đen
- Gỗ lũa là gì? Đặc điểm, mức giá và những ứng dụng trong nội thất