Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản và đại kỵ cần tránh

Cập Nhật 05/12/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Đúng như câu nói: “Có thờ có thiêng”, gia chủ cần phải chú ý đến cách trang trí bàn thờ ngày tết sao cho thể hiện tấm lòng dành cho tổ tiên và thần linh. Đồng thời, bàn thờ cũng cần được bài trí sao cho thu hút vượng khí nhằm mang đến cho gia đình một năm mới ấm no, hạnh phúc. Sau đây là các bước trang trí bàn thờ ngày tết:

Bàn thờ ngày tết cần có những gì?

Trước khi tiến hành trang trí bàn thờ ngày tết, bạn cần phải chuẩn bị một số vật phẩm.

Theo truyền thống Việt Nam, vào ngày Tết Nguyên đán, nhiều gia đình chuẩn bị các vật trang trí cho bàn thờ, bao gồm đồ thờ cúng, mâm ngũ quả và mâm cơm thờ gia tiên.

Trong việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày tết, thông thường sẽ bao gồm:

  • 2 cây đèn cầy hoặc hai cây nến thơm, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời
  • 2 lọ hoa: một lọ để cắm hoa tươi, một lọ dùng để cắm cây vàng và cây bạc

Các vật phẩm cúng thường sẽ bao gồm:

  • 3 chén rượu và 3 chén nước
  • Hương
  • Hoa tươi
  • Mâm ngũ quả được bày trí một cách tinh tế và hợp lý, thể hiện quan niệm về năm yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả tượng trưng cho sự phong phú, hòa hợp và bảo vệ của tất cả mọi vật

Mẹo nhỏ: nên lựa chọn hương vòng để thuận tiện cho việc đốt liên tục trong ngày tết. Còn về hoa, nên ưu tiên lựa chọn những loại hoa đẹp, có khả năng duy trì độ tươi trong vài ngày Tết. Nên tránh sử dụng hoa giả khi trang trí bàn thờ Tết.

Việc trang trí và bày biện đúng cách cho bàn thờ gia tiên trong ngày Tết không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang đến sự yên bình, phú quý và sự bảo vệ của tổ tiên cho gia đình.

Ngoài những vật phẩm cơ bản ở trên ra thì tại mỗi miền Nam Bắc sẽ có thêm những thứ khác nhau, điều này tuỳ thuộc vào phong tục. Sau đây là một số thứ cần thiết:

Thứ cần có trên bàn thờ ngày tết miền Bắc

Ở miền Bắc, không thể thiếu chuối và bưởi trên mâm ngũ quả, vì chúng đại diện cho sự hỗ trợ và duy trì cân bằng. Chuối biểu thị cho sự bình an, sự che chở và tình thân thương giữa các thành viên trong gia đình. Quả bưởi tượng trưng cho sự kính trọng và tôn trọng của con cháu đối với tổ tiên. Bên cạnh những loại quả này, bạn cũng có thể bổ sung đào, hồng, cam, quýt,…

Trong phần thực phẩm cúng gia tiên, mâm cơm thường được sắp xếp tỉ mỉ với bốn bát, bốn đĩa được sắp xếp theo hình tứ trụ, tượng trưng cho bốn hướng và bốn mùa trong năm. Các món ăn thường bao gồm giò lụa, thịt gà, canh xương, dưa hành, bánh chưng và nước chấm,…

Mâm ngũ quả ở miền Bắc không thể thiếu chuối và bưởi
Mâm ngũ quả ở miền Bắc không thể thiếu chuối và bưởi

Thứ cần có trên bàn thờ ngày tết miền Nam

Ở miền Nam, trên bàn thờ gia tiên ngày Tết, mâm ngũ quả thường khác biệt so với miền Bắc, trong đó có 1 điều kiêng kỵ là đặt chuối và cam, do cho rằng chúng mang theo điều không may mắn, gây khó khăn. Thay vào đó, mâm ngũ quả miền Nam thường bao gồm cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài và sung, mang ý nghĩa về sự thịnh vượng, mang đến điều tốt lành và thành công trong kinh doanh.

Còn về mâm cỗ ở miền Nam, thường có những món đặc trưng như thịt kho hột vịt, củ kiệu, bánh chưng, mướp đắng nhồi thịt và ớt. Mỗi món ăn đại diện cho một hành của ngũ hành, bao gồm Thủy, Mộc, Thổ, Hỏa và Kim.

Chuối với cam không có trong mâm quả trang trí bàn thờ tết miền nam
Chuối với cam không có trong mâm quả trang trí bàn thờ tết miền nam

Hạ bàn thờ và dọn dẹp đúng cách

Bàn thờ thể hiện lòng tôn kính của gia chủ với ông bà tổ tiên. Đây cũng là nơi mà bậc tổ tiên cư vị nên hạ bàn thờ để thuận tiện cho dọn dẹp, trang trí vào ngày tết cũng cần thực hiện đúng cách để tránh những điểm không may mắn.

Quá trình dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày tết bạn nên thực hiện như sau:

  • Bước đầu tiên cần làm là thắp hương để xin phép tổ tiên được mang những lễ vật trên bàn thờ xuống để bắt tay vào dọn dẹp.
  • Sau đó gia chủ nên bắt đầu bằng những vật phẩm bàn thờ khác, sau đó vệ sinh xung quanh bàn thờ.
  • Hướng dọn dẹp đúng là từ phía trên xuống dưới để tránh bụi bẩn bám vào những chi tiết đã được lau chùi.
  • Khi dọn bát hương, gia chủ nên chuẩn bị sẵn một cái bàn cao (đã lót vải hoặc thảm trải trang trọng) để có thể đặt bát hương, di ảnh,  chén nước lên trên…
  • Không rút tất cả chân nhang mà nên để lại một ít. Những chân nhang được rút ra nên được đốt hoàn toàn chứ không nên cho trực tiếp vào túi rác.
  • Sử dụng bông gòn thấm nước sạch hoặc rượu để lau những vết bám bẩn trên bàn thờ.

Có thể bạn quan tâm: Cách đặt Tỳ Hưu trên bàn thờ Thần Tài

Trang trí bàn thờ ngày tết

Trang trí bàn thờ vào dịp Tết là một việc làm mang nhiều ý nghĩa trong tâm linh, thể hiện lòng tôn kính của gia chủ với tổ tiên và các vị thần linh. Do nét đẹp đặc trưng văn hóa nên mỗi miền sẽ có cách bày trí tương đối khác nhau. Cụ thể:

Cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam

Miền Nam nổi bật với tinh thần mộc mạc, phóng khoáng và thân thiện, vì vậy cách trang trí bàn thờ ngày Tết ở đây cũng được tiếp cận một cách đơn giản. Thường, trên bàn thờ sẽ có bộ lư, bình bông, bát hương và chén nước thờ.

Các vật phẩm thờ cúng thường bao gồm đỉnh đồng, đôi chân nến hoặc cặp hạc ngự long quy, bát nhang, mâm bồng, lọ hoa, chóe đại, và kỷ chén. Tùy thuộc vào tình hình gia đình, có thể bổ sung hoặc giảm bớt các vật phẩm khác.

Trong ngày Tết, thường sẽ bày trí các loại hoa như hoa lay ơn. Đối với mâm ngũ quả, thường sẽ chọn những loại quả mang ý nghĩa đặc biệt để mang lại sự sung túc, sức khỏe và thịnh vượng cho gia đình. Các loại quả không thể thiếu bao gồm sung, đu đủ, mãng cầu, xoài và dừa, nhằm thể hiện sự mong muốn về sự phát đạt, đầy đủ và thịnh vượng cho gia đình.

Ngoài ra, trên bàn thờ gia tiên ở miền Nam, thường sẽ có hai quả dưa hấu dán chữ đỏ, đi kèm với những câu đối và cặp nến to để thể hiện tinh thần Tết trang trọng.

Cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam khá đơn giản
Cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Nam khá đơn giản

Cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Bắc

Khi trang trí bàn thờ ngày Tết ở miền Bắc, thường chú trọng và tuân thủ nhiều nguyên tắc hơn so với việc bày bàn thờ Tết tại miền Nam.

Cách trang trí bàn thờ ngày tết Miền Bắc thường được trang trí theo hướng cân xứng. Cụ thể:

  • Đầu tiên, hai bát hương nhỏ sẽ được đặt 2 bên, bát hương lớn đặt ở giữa, tùy thuộc vào kích thước của bàn thờ để sắp xếp vị trí của bát hương trên bàn thờ.
  • Tiếp theo, đặt 2 chiếc đèn dầu ở 2 bên ở vị trí ngoài cùng, mang đến sự ấm cúng và hài hoà cho gia đình.
  • Bố trí 2 lọ hoa tươi ở 2 bên, đặt sát vào vị trí trong cùng.
  • Bố trí và sắp đặt 3 chén nước trắng, 3 chén rượu nhỏ và bình hồ lô (có thể thay thế bằng chai rượu trắng).
  • Một số hộ gia đình người Bắc còn có tập tục bố trí 2 cây mía 2 cân đối 2 bên bàn thờ, mang ý nghĩa đầy đủ và giúp gia đình gặp nhiều may mắn và tài lộc.

Người Bắc thường sử dụng hương vòng kết hợp cùng nén hương thẳng, vì nó có mùi hương dễ chịu và thời gian cháy khá lâu. Bên cạnh đó, họ còn thắp cây hương trầm trước sân để mang đến hương thơm và sự ấm áp cho ngày Tết.

Trong mâm ngũ quả ở miền Bắc, bưởi và chuối là hai loại quả không thể thiếu. Nải chuối thể hiện hình ảnh con cháu đoàn kết, gắn bó và ấm áp, trong khi bưởi với màu vàng biểu thị sự may mắn, an khang và thịnh vượng.

Ngoài chuối và bưởi, trên mâm ngũ quả ở miền Bắc còn có hồng, quất và đào. Năm loại quả này mang ý nghĩa Phúc, Lộc, Thọ, Khang và Ninh. Trong trình bày mâm ngũ quả, những quả lớn thường được đặt phía trước, trong khi quả chuối thường đặt ở vị trí cuối cùng để tránh che phủ các quả khác. Các quả nhỏ như cam, quýt thường được sắp xếp xung quanh.

Cách trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc thường cầu kỳ và có nhiều món án truyền thống
Cách trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc thường cầu kỳ và có nhiều món án truyền thống

Cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Trung

Với cách trang trí bàn thờ ngày tết miền Trung, người dân thường không ưa chuộng sử dụng các loại trái cây có vị đắng như miền Bắc. Thay vào đó, họ thường lựa chọn những loại quả có hương vị ngọt ngào, tròn trịa và bền bỉ, nhằm mang đến lời cầu chúc về hạnh phúc và an lành. Tuy cách bày trí có thể khác nhau tùy theo từng gia đình.

Tuy nhiên, cam và quýt lại không phổ biến trong việc trang trí bàn thờ, bởi theo tâm linh dân gian “cam đành, quýt đoạn”. Người miền Trung thường sử dụng các loại bánh kẹo, nước ngọt, trà và cả hoa cúc vạn thọ hay hoa lay ơn để tạo nên bàn thờ trang nghiêm, trọn vẹn trong ngày Tết.

Cách trang trí bàn thờ ngày Tết có sự biến đổi khác nhau giữa các vùng miền
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết có sự biến đổi khác nhau giữa các vùng miền

Tham khảo thêm: Cách trang trí bàn thờ gia tiên đẹp

Những điều kiêng kỵ khi trang trí bàn thờ ngày Tết

Bạn đã biết cách trang trí bàn thờ ngày Tết và sau đây là những điều kiêng kỵ quan trọng cần biết trong quá trình bố trí bàn thờ.

  • Vị trí chọn bàn thờ: Chuyên gia khuyên rằng không nên bố trí phòng thờ,bàn thờ ở nơi mà người ngoài dễ dàng nhìn vào. Bên cạnh đó, vị trí bàn thờ cũng không nên đối diện với phòng tắm hay phòng ăn. Bởi vì, những vị trí này gây ảnh hưởng đến quá trình thờ cúng.
  • Đối với bát hương: Cần tránh bố trí bát hương thờ thần trên bàn thờ tổ tiên và ngược lại. Cách phân biệt giữa hai loại bát hương này đó là loại dùng để thờ cúng tổ tiên thường có thêm tay cầm. Ngược lại, loại dùng để thờ phụng thần linh không có tay cầm.
  • Đối với hoa trang trí: Chuyên gia khuyên rằng không nên trang trí hoa giả trên bàn thờ. Bên cạnh đó, chậu cây cảnh cũng không phải là lựa chọn phù hợp với bàn thờ tổ tiên hay bàn thờ thần linh.
  • Đối với việc thắp hương: Việc thắp hương số lẻ phạm phải điều cấm kỵ làm cho gia đạo đi xuống và vận may suy giảm. Do đó, dù là thắp hương ngày Tết hay vào ngày giỗ, người thực hiện cũng cần đếm kỹ số nhang được cắm.
  • Đối với việc lau dọn bàn thờ: Không nên xê dịch bát hương khi lau dọn. Ngoài ra, khi dọn chân hương, không nên rút hết mà cần để lại khoảng 9 cái. Số đã rút ra nên được hóa vàng và rải xuống sông.
  • Đối với đồ cúng trên bàn thờ ngày Tết: Các lễ vật được bày trên bàn thờ không nên chọn đồ giả vì hành động này được xem là bất kính. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý việc dọn xuống những món lễ vật đã được cúng. Tránh để nguyên đồ hỏng mà không dọn dẹp.
  • Đối với bát hương: Bát hương được xem là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ. Gia chủ nên đặt bát hương ở chính giữa bàn thờ và tuyệt đối không được tự ý di chuyển, đổi chỗ. Vì đây là nơi chứa “linh hồn” của ngôi nhà mang ý nghĩa rất lớn trong phong thủy. Bát hương nên chọn gốm sứ để dễ dàng vệ sinh và thể hiện sự trang trọng. Bên cạnh đó, gia chủ có thể sử dụng chất liệu đồng để thay thế. Các họa tiết bát hương nên đơn giản và màu sắc không quá nổi bật.

Một số câu hỏi thường gặp về cách trang trí bàn thờ ngày tết

Khi trang trí bàn thờ ngày Tết, sẽ có một số câu hỏi phát sinh bởi không hiểu rõ được phong tục và ý nghĩa của những việc mà mình thực hiện. Sau đây là các vấn đề thường gặp nhất:

Mâm ngũ quả cao hơn bát hương có sao không?

Đối với những mâm ngũ quả cúng trên bàn thờ gia đình thì gia chủ nên đặt thấp hơn bát hương. Đặt mâm ngũ quả cao hơn bát hương thường xuất hiện tại các đình, chùa, nhà thờ họ.

Đặt bát hương trước hay sau mâm ngũ quả?

Thông thường mâm ngũ quả sẽ đặt trước bát hương để thể hiện lòng thành kính của gia chủ với tổ tiên. Tuy nhiên, tùy theo văn hóa vùng miền mà mâm ngũ quả có thể linh động đặt phía sau hay trước bát hương. Quan trọng nhất vẫn là lòng thành của gia chủ đối với tổ tiên.

Lọ hoa đặt bên trái hay bên phải bàn thờ?

Lọ hoa thường đặt bên trái bàn thờ, vì theo nguyên tắc phong thủy phòng thờ nên đặt giữa nhà theo hướng nam. Nên khi đặt lọ hoa về hướng Đông (bên trái) sẽ giúp hoa tỏa hương khắp gian phòng.

Cách bày bánh kẹo trên bàn thờ gia tiên ngày Tết?

Trang trí bánh kẹo trên bàn thờ gia tiên ngày Tết rất phổ biến trong phong tục tập quán của người Việt. Bánh kẹo có rất nhiều loại với đa dạng màu sắc nên cần lựa chọn và sắp xếp phù hợp để tránh sự mất cân đối trên bàn thờ.

Thông thường, khi gia đình muốn sử dụng nhiều loại kẹo bánh với những gam màu khác nhau thì có thể gói gọn chúng lại thành một giỏ. Điều đó giúp bánh kẹo không bị rơi trong lúc thờ cúng, và cũng giúp bàn thờ tiết kiệm được diện tích trưng bày hơn.

Bên cạnh đó, một số gia đình lựa chọn thờ cúng những hộp bánh và sắp xếp đặt chồng lên nhau khi trang trí bàn thờ ngày Tết. Cách sắp xếp này khá đơn giản và giúp gia đình có thể trang trí được dễ dàng.

Trang trí bánh kẹo có nhiều màu sắc sẽ đón được nhiều phú quý cho gia đình
Trang trí bánh kẹo có nhiều màu sắc sẽ đón được nhiều phú quý cho gia đình

Nhìn chung, cách trang trí bàn thờ ngày tết không quá phức tạp. Chỉ cần tham khảo gợi ý từ Nội Thất Điểm Nhấn và thực hiện đúng là sẽ có được một bàn thờ đẹp hợp phong thủy. Đặc biệt, nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất phòng thờ để trở nên đẹp và độc đáo hơn thì có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 1800 9398 để được tư vấn cụ thể nhé!



Một số ý tưởng trang trí ngày tết:

119

Bài viết hữu ích ?
Chưa có đánh giá!
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15