Trong căn nhà, cầu thang là bộ phận rất quan trọng, giúp mọi người di chuyển đến các tầng cao thấp khác nhau. Chính vì thế, đối với cầu thang thiết kế đẹp thì chưa đủ, cần chú trọng về vấn để phong thủy để tăng sự may mắn cho gia chủ vì đây là nơi động khí và đưa thực khí luân chuyển khắp nhà liên tục, song song đó phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu cách tính bậc cầu thang trong thiết kế và thi công nhà ở nhé.
Những lý do cần chia bậc cầu thang theo phong thủy
Trong quá trình thiết kế và thi công, nhiều gia chủ không mấy để ý và quan tâm tới cách chia bậc cầu thang. Không thể phủ nhận số bậc cầu thang sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến vẻ đẹp của ngôi nhà, đồng thời ảnh hưởng đến phong thủy, vận khí của gia chủ. Đối với những căn nhà cao tầng, thì cầu thang là bộ phận không thể không có.
Đây là nơi duy nhất kết nối giữa các tầng và là phương tiện di chuyển của các thành viên trong nhà khi muốn lên xuống giữa các lầu. Chính vì sự kết nối này đã tạo ra một dòng chảy năng lượng và lưu thông sinh khí trong căn nhà của bạn.
Vì những lý do trên, khi thiết kế hay thi công cũng nên đặc biệt quan tâm tới vị trí cầu thang, cách tính bậc cầu thang một cách tỉ mỉ. Chẳng hạn như nếu cầu thang có vị trí hướng ra cửa chính, theo phong thủy sẽ đẩy hết sinh khí ra khỏi căn nhà, không tốt cho gia chủ.
Tuy nhiên vẫn có những mẹo lách đi để khắc phục như đặt gương, chậu cây hay tấm bình phong trước cửa để chắn. Với những thông tin trên, có thể thấy các bạn nên đặc biệt lưu ý đến vị trí cũng như số bậc, hình dáng của cầu thang để mang may mắn, tránh sự xui xẻo và bệnh tật đến với gia đình. Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết hơn về khía cạnh cả phong thủy và cả khoa học trong vấn đề xây dựng cầu thang trong căn nhà nhé.
Xét về lý do phong thủy
Như đã nói ở phía trên, trong các căn nhà cao tầng không thể thiếu cầu thang vì chúng đóng vai trò quan trọng giúp kết nối và tạo lối lên xuống giữa các tầng. Vì thế trong phong thủy quan niệm cầu thang là dòng chảy năng lượng và luôn có sinh khí vô hình tại đây. Vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra khẳng định chính xác về vấn đề này.
Tuy nhiên, đối với văn hóa người Châu Á, rất xem trọng chuyện phong thủy và ông bà xưa cũng thường nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nên dù thông tin chưa được xác thực nhưng để vận khí gia đình tốt và tránh những tác động xấu tạo nên những năng lượng tiêu cực, sự xui xẻo thì vẫn nên quan tâm đến hình dạng, vị trí thi công và cách tính bậc cầu thang theo phong thủy.
Xét về lý do an toàn
Nếu phía trên là dựa theo phong thủy, thì đây sẽ dựa vào sự đảm bảo an toàn, sức khỏe cho trẻ em và người cao tuổi, thông tin được khoa học chứng thực rõ ràng. Thông thường, tùy vào chiều cao giữa các tầng trong nhà mà sẽ đưa ra cách tính số bậc cầu thang sao cho phù hợp và hợp lý nhất.
Không thể chỉ dùng một công thức tính duy nhất mà áp dụng lên tất cả công trình. Vì chiều cao thực tế giữa các tầng nhà sẽ có chênh lệch, không thể giống nhau 100%. Vậy nên cần tính toán cẩn thận để kích thước giữa các bậc đều nhau, không dẫn đến tình trạng bị hụt chân, đảm bảo về độ an toàn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em.
Đồng thời, rất nhiều nghiên cứu khoa học cũng đưa ra thông tin là số bậc cầu thang ảnh hưởng tương đối đến sức khỏe và cụ thể hơn là nhịp tim của người lưu thông cầu thang, đặc biệt là đối với người già. Khi thiết kế và thi công. Đơn vị thiết kế nên nắm chi tiết về vấn đề này để bố trí cũng như xây dựng cho hợp lý nhất.
Cách tính bậc cầu thang theo phong thủy
Có hai công thức tính bậc cầu thang theo phong thủy. Thứ nhất là tính theo vòng Trường Sinh và thứ hai là tính dựa trên quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Tuy nhiên, trong thiết kế và xây dựng, người ta thường sử dụng cách tính của vòng Trường Sinh hơn.
Cách tính bậc cầu thang dựa vào vòng Trường sinh
Để tính toán số bậc cầu thang theo phong thủy, các bạn cần nắm được chi tiết quy tắc ngũ hành và vòng trường sinh (hoặc còn gọi là “vòng tràng sinh”). Những nguyên tắc cơ bản này sẽ giúp bạn hiểu rõ, cũng như dễ dàng hơn trong việc tính toán.
Ý nghĩa của vòng trường sinh: Vòng trường sinh có tất cả là 12 giai đoạn. Có thể hiểu vòng trường sinh đại diện và biểu thị cho một vòng đời của con người, mỗi một giai đoạn thể hiện được quy luật bất biến của đời người là sinh trưởng, phát triển và kết thúc.
Các giai đoạn của vòng trường sinh: như đã nói thì vòng trường sinh có 12 giai đoạn gắn liền với 12 ý nghĩa đại diện cho vòng đời của con người, chi tiết như sau:
- Trường sinh: biểu hiện cho sự ra đời, xuất hiện và sinh sôi, năng lượng dồi dào và sinh lực mạnh mẽ.
- Mộc dục: thể hiện việc trẻ nhỏ đã biết tự lập, tự tắm rửa và chăm sóc bản thân.
- Quan đới: đại diện cho giai đoạn đã trưởng thành, cố gắng rèn giũa, trau dồi trong học tập và nỗ lực xây dựng sự nghiệp.
- Lâm quan: giai đoạn cuộc sống sung túc, công danh thịnh vượng như ý.
- Đế vượng: biểu hiện cho giai đoạn phát triển mạnh mẽ về cả thể chất lẫn tinh thần.
- Suy: giai đoạn bắt đầu mọi thứ đi xuống, bị suy thoái, không còn sự đẹp đẽ và thịnh vượng như lúc đầu.
- Bệnh: gắn với giai đoạn già hóa, bắt đầu ốm đau và bệnh tật.
- Tử: Kết thúc một vòng đời, chấm dứt giai đoạn
- Mộ: quay trở về với đất.
- Tuyệt: giai đoạn mọi thứ bị phân hủy, không còn tồn tại hình trạng.
- Thai: biểu hiện cho sự đầu thai, bắt đầu một hành trang và vòng đời mới.
- Dưỡng: giai đoạn hấp thu nguyên khí, chuẩn bị để bước vào một giai đoạn mới.
Căn cứ theo quy luật Trường Sinh: Mỗi nhà có hình dạng khác nhau, cung trường sinh sẽ rơi vào số bậc khác nhau. Ví dụ như nhà có hình Kim thì cung trường sinh của nhà sẽ là bậc số 9. Tương tự, nhà có hình Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì lần lượt có số bậc thứ 3, 1, 7, 5 là trường sinh. Dựa vào quy luật vòng trường sinh, các bạn sẽ tính bắt đầu từ bậc trường sinh theo ngũ hành vừa nêu trên. Cứ tiếp tục tính lần lượt.
Ví dụ như đối với hình nhà Kim có bậc 9 là trường sinh, thì bậc 10 của nhà là mộc dục và bậc 11 là quan đới, tương tự như thế tính tới theo quy luật. Số bậc cầu thang chuẩn đẹp theo phong thủy sẽ rơi vào các cung như trường sinh, quan đới, mộ, đế vượng, lâm quan, thai, còn các cung còn lại là hung và xấu, không nên xây dựng dừng ở các bậc đấy. Tùy vào số bậc sẽ có những thuận lợi về phong thủy như sau:
- Nếu số bậc rơi vào cung trường sinh – cung thai thì gia chủ giàu phúc đức.
- Nếu số bậc rơi vào cung quan đới thì sẽ thuận lợi – phát triển về con đường học hành, khoa cử và công danh.
- Nếu số bậc rơi vào cung lâm quan thì gia đình sẽ phát tài – thịnh vượng.
- Nếu số bậc rơi vào cung đế vượng thì sẽ thuận lợi về sự thăng quan tiến chức, địa vị.
- Nếu số bậc rơi vào cung Mộ thì giúp tăng cao tuổi thọ cho gia chủ.
Nói chung là căn cứ vào ngũ hành căn nhà và dựa vào 12 giai đoạn của vòng trường sinh để tính được số bậc thang phù hợp và đẹp, chuẩn phong thủy. Dựa vào luật trường sinh và căn cứ vào kiến trúc ngôi nhà:
- Bậc thứ 1 là trường sinh với nhà hình Thủy
- Bậc thứ 3 là trường sinh với nhà hình Mộc
- Bậc thứ 5 là trường sinh với nhà hình Thổ
- Bậc thứ 7 là trường sinh với nhà hình Hỏa
- Bậc thứ 9 là trường sinh với nhà hình Kim
Từ bậc trường sinh dựa theo ngũ hành của căn nhà, đếm liên tiếp mỗi bậc là một sao kế tiếp trong vòng trường sinh. Theo quy luật đó, chúng ta cứ tính hết 12 sao sẽ tiếp tục đếm một vòng mới:
- Số bậc của nhà hình Thủy: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23.
- Các bậc của nhà hình Thổ: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27.
- Nhà hình Hỏa sẽ có số bậc bao gồm: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27.
- Số bậc đối với nhà hình Kim: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25.
Bố trí các bậc của cầu thang
Trong phong thủy cầu thang được chia làm 2 phần là động khẩu và lai mạch. Động khẩu tính từ một đến 3 bậc đầu tiên còn Lai mạch là phần còn lại của cầu thang gồm cả thân và cả chiếu nghỉ của cầu thang.
Trong việc tính bậc cầu thang thì động khẩu quan trọng và cần được quan tâm hơn lai mạch. Lý do là động khẩu có vị trí tiếp thu khí tương tự như cửa chính vào nhà, còn lai mạch là nơi dẫn khí đi khắp các tầng.
- Phép bố trí động khẩu
Phần động khẩu của cầu thang cần phải được bố trí tại nơi có khí tốt nhất để đạt được giá trị phong thủy tốt. Có 3 phép bố trí dựa vào mức độ khí đến động khẩu.
Phép tiếp mạch: dùng cho trường hợp khí đến nơi bị yếu, đi trầm hoặc đế phục, ví dụ như bố trí cầu thang ở tận cùng của căn nhà, bị khuất, chật hẹp. Chính vì thế đối với phần động khẩu phải sử dụng ít nhất 3 bậc nằm trọn trong cung bậc tốt để đủ khả năng hấp thụ hết cát khí mà chuyển đến khu vực lai mạch.
Phép thừa khí: đối với trường hợp như khí đền mạnh, thô ngạch hoặc trực cấp. Ví dụ như những căn hộ bố trí cầu thang thẳng với cửa chính, thẳng hướng với nhà, thì phần động khẩu chỉ cần có một bậc trong cung tốt là đủ để hấp thụ cát khí mà chuyển qua lai mạch.
Phép khi mạch kiêm thu: đối với phép này sẽ sử dụng đối với trường hợp khí bình ổn, vừa đủ không quá mạnh cũng không quá yếu, không quá đê phục (ví dụ như nhà xây dựng cầu thang ở giữa nhà, gian thứ 2, không hướng ra cửa). Một bậc dùng để thụ khí còn bậc còn lại dùng để chuyển mạch, gọi tắt là khí mạch kiêm thu.
- Phép bố trí lai mạch
Như đã nói ở phần trên của bài viết, khi bố trí cầu thang thì động khẩu là phần cốt yếu và phải nằm trong cung tốt. Lai mạch là phần chạy dài thân cầu thang nên rất khó để nằm trong cung vị tốt. Vì thế người ta thường quan tâm chủ yếu vào vị trí động khẩu của cầu thang và hướng của cầu thang.
- Hướng cầu thang
Hướng của cầu thang không đơn giản chỉ là vị trí của cầu thang mà còn bao gồm cả hướng của động khẩu và lai mạch. Nếu cả hai đều rơi vào cung vị tốt thì sẽ tốt cho gia chủ. Hướng cầu thang được lấy từ trên xuống, đi ngược lại với hướng mũi tên trong bản vẽ. Hướng từ trên xuống là động khẩu làm hướng cầu thang và hướng đối diện sẽ là tọa cầu thang.
Cách tính bậc thang dựa trên quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử
Dựa vào quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử và cách tính bậc cầu thang theo phong thủy. Đây cũng là cách tính khá đơn giản và phổ biến, được nhiều người sử dụng khi thi công cầu thang. Quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử chính là quy luật một vòng đời của một người.
Với ý nghĩa như: sinh là sự chào đời, xuất phát, nhiều năng lượng, trẻ trung. Lão là giai đoạn già hóa, năng lượng giảm dần và trở nên yếu ớt. Bệnh nghĩa là bệnh tật, sức khỏe không tốt, ốm đau dẫn đến giai đoạn tử. Tử là kết thúc sự sống cũng như kết thúc một vòng đời, là dấu chấm hết. Qua đó có thể thấy nếu bậc thang rơi vào cung Sinh thì phong thủy sẽ đẹp và tràn đầy năng lượng.
Đối với quy luật này, tùy thuộc vào quan niệm của gia chủ. Có người chỉ quan tâm đến số bậc thang của một lầu, có người thì quan tâm đến số tổng của các bậc thang trong nhà. Cũng vì thế mà có nhiều trường hợp trái nhau.
Nếu tính bậc thang theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì các bậc sẽ tương ứng với các số như 5, 9, 17,… sẽ rơi vào cung sinh. Nhưng nếu tổng các bậc cầu thang trong nhà rơi vào 3 cung xấu còn lại thì dù phong thủy rất quan trọng, nhưng đừng vì thế mà không chú ý đến chiều cao thực tế của cầu thang.
Bạn có có cách đếm bậc như sau: theo thứ tự lần lượt như bậc 1 là cung sinh, bậc 2 là cung lão, bậc 3 là cung bệnh và bậc 4 là cung tử. Và tiếp tục lặp lại Sinh – Lão – Bệnh – Tử cho các bậc tiếp theo. Nếu bậc cuối cùng là cung sinh thì chuẩn đẹp và tốt cho phong thủy.
Với cách tính bậc cầu thang chi tiết trên, hy vọng các bạn có thể hiểu hơn về những phong thủy và kiêng kỵ trong quá trình thiết kế và thi công. Ngoài ra, khi thực hiện nên chọn đơn vị thi công uy tín để mang lại cho bạn giá trị tốt nhất về không gian nhà ở nhé.
Bài viết liên quan:
- Kích thước trụ cầu thang gỗ bao nhiêu là hợp lý?
- Báo giá tay vịn cầu thang gỗ 2022 mới nhất
- Các kiểu cầu thang tiết kiệm diện tích và tối ưu hóa không gian
- Phòng khách nhà ống 5m có cầu thang và những điều cần chú ý