- Mặc định
- Lớn hơn
Bạn có bao giờ choáng ngợp trước một không gian lộng lẫy, sang trọng cùng nội thất hoành tráng, tinh xảo? Hay những ngôi nhà với màu sắc đơn giản nhưng nội thất được sắp xếp tối ưu, gọn gàng? Tất cả những vẻ đẹp trên, đều nhờ hết vào khâu thiết kế nội thất từ những thiết kế sư tài ba. Vậy thiết kế nội thất là gì, và điều gì đã làm nên những tuyệt tác trên? Chúng ta hãy cùng bắt đầu “chuyến hành trình kiến thức” qua bài viết này nhé.
Thiết kế nội thất là gì?
Bạn có thể hiểu, thiết kế nội thất là sự kết hợp giữa sáng tạo, con mắt thẩm mỹ tinh tường, cùng kinh nghiệm và trình độ kiến thức về kỹ thuật để cho “ra đời” những mẫu thiết kế đẹp mắt và phù hợp người sử dụng. Các kiến trúc sư phải là người nắm rất rõ về màu sắc, ánh sáng, có óc logic và sắp xếp bố cục khoa học.
Trên hết, người đó cần nhạy bén với các xu hướng, thường xuyên cập nhật nhiều phong cách thiết kế đa dạng. Quá trình thiết kế nội thất không đơn giản chỉ là phân phòng theo từng chức năng hay sắp xếp bố cục nội thất, mà còn phải kết hợp nhiều yếu tố nội thất với nhau để tạo ra một không gian chức năng như mong muốn.
Có thể nói thiết kế nội thất là công việc đòi hỏi sự kết hợp của hai yếu tố không “ăn nhập” với nhau, đó là kỹ thuật và mỹ thuật. Vì vậy, người thực hiện thiết kế phải là người có niềm đam mê sâu sắc cùng nghệ thuật sắp xếp, bố trí.
Bên cạnh đó, thiết kế nội thất cần phải có tính kỷ luật, biết chịu trách nhiệm, nhanh nhẹn, có khả năng sáng tạo và tương thích tốt. Với không gian có sẵn và yêu cầu của khách hàng, người thiết kế phải làm sao để biến những ý tưởng ban đầu thành sản phẩm là bản thiết kế sau cùng sao cho vừa đáp ứng yêu cầu về mặt sáng tạo, vừa tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Vai trò của thiết kế nội thất
Đối với lĩnh vực nội thất, dù một công trình với quy mô to lớn, diện tích rộng, nhưng nếu cách bố trí và sắp xếp các yếu tố như không gian, đường nét, ánh sáng hay màu sắc… thì không thể đạt được sự hài hòa, thì đó vẫn là một sản phẩm thiết sót và chưa hoàn thiện.
Nếu bạn còn băn khoăn thiết kế nội thất là gì, thì có thể nói đây là bước quan trọng không thể tách rời với công đoạn thi công xây dựng căn nhà công nhà. Đó chính là “người bạn đồng hành không thể thiếu” trong quá trình xây dựng nói riêng, và trong ngành kiến trúc nói chung.
Hãy hình dung: Bạn có một mảnh đất trống cần xây nhà. Kiến trúc sư sẽ là người được mời đến đầu tiên, họ sẽ vẽ ra để bạn hình dung được ngôi nhà sẽ được xây trên mảnh đất đó ra sao. Tiếp theo, đơn vị nhà thầu xây dựng sẽ dựa trên bản vẽ kỹ thuật của kiến trúc sư để tiến hành xây nhà. Công trình hoàn thiện được lúc này chỉ có phần thô (bao gồm sàn, trần tường) cùng hệ thống kỹ thuật (đường dây điện – nước – mạng, hệ thống thông khí,…). Khi đó, ngôi nhà sẽ tương đối thành hình nhưng vẫn chưa thể dọn vào ở, vì thiếu các yếu tố cần thiết để cấu thành môi trường sống.
Đây là lúc mà đơn vị thiết kế nội thất “lên sàn”. Đơn vị thiết kế có thể đồng thời là công ty thi công hoặc thuê một bên khác để thi công hoàn thiện căn nhà. Các nhà thiết kế sư sẽ đến ngôi nhà đó, cùng chủ đầu tư hoặc gia chủ thảo luận về các khu vực công năng, cùng với phối cảnh cần có. Sau đó đơn vị thiết kế nội thất sẽ tiến hành đo đạc và đưa ra bản thiết kế phù hợp.
Sản phẩm thiết kế nội thất ở giai đoạn này sẽ bao gồm bản vẽ phối cảnh 3D nhà – một hình ảnh nhà sẽ hoàn thiện trong tương lai và sát với thực tế nhất. Đi kèm theo đó sẽ là bản vẽ 2D chỉ ra vị trí đồ nội thất sẽ được bố trí như thế nào. Nếu nói rằng phần kiến trúc bên ngoài là “phần xác”, thì linh hồn chính là nội thất bên trong không gian đồ sộ kia. Chính những kiến trúc sư sẽ “thổi sự sống”, mang vẻ đẹp đến các công trình khô cứng kia, biến ngôi nhà bạn trở nên ấm áp, an bình.
Những công việc phải làm khi thiết nội thất
Thiết kế nội thất là quá trình tạo ra không gian sống và làm việc đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Công việc thiết kế nội thất có thể bao gồm những việc sau:
- Phân tích nhu cầu: Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và đưa ra phương án thiết kế phù hợp.
- Thiết kế không gian: Vẽ bản vẽ kỹ thuật, đặt mẫu và xây dựng mô hình 3D của không gian nội thất.
- Chọn vật liệu: Tìm kiếm các vật liệu phù hợp và giải thích cho khách hàng sự khác biệt giữa chúng.
- Tính toán chi phí: Tính toán chi phí thiết kế và chọn những giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.pháp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm b
- Điều chỉnh thiết kế: Điều chỉnh và thay đổi thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.
- Tạo mẫu: Tạo mẫu và bố trí vật dụng nội thất để xem trước kết quả cuối cùng.
- Kiểm tra và đảm bảo chất lượng: Kiểm tra và đảm bảo rằng các sản phẩm được sử dụng trong thiết kế nội thất đều đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. đảm bảo chất lượng: Kiểm tra và đảm bảo rằng các sản phẩm được sử dụng trong thiết kế nội thất đảm bảo chất lượng
- Hỗ trợ lắp đặt: Hỗ trợ khách hàng trong việc lắp đặt và sử dụng các sản phẩm nội thất.
- Tư vấn bảo trì: Cung cấp cho khách hàng các thông tin và tư vấn cần thiết để bảo trì và duy trì các sản phẩm nội thất trong thời gian dài.
Những thành phần chính trong thiết kế nội thất
Việc thiết kế nội thất bao gồm nhiều thành phần chính để tạo nên không gian sống đẹp và thoải mái cho chủ nhà. Dưới đây là một số thành phần chính trong việc thiết kế nội thất:
- Mục đích sử dụng: Việc thiết kế nội thất phải đáp ứng mục đích sử dụng của không gian, từ chức năng cơ bản như ngủ, ăn uống, sinh hoạt đến mục đích cụ thể như làm việc, giải trí hay nghỉ ngơi.
- Màu sắc: Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất, giúp tạo nên không gian sống ấn tượng và phù hợp với phong cách, cá tính của chủ nhà.
- Ánh sáng: Thiết kế ánh sáng phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo sự thoáng mát, dễ chịu và đảm bảo chức năng sử dụng của không gian.
- Đồ nội thất: Đồ nội thất cũng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất, từ việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, chất liệu đến vị trí đặt trong không gian.
- Vật liệu: Vật liệu được sử dụng để thiết kế nội thất cũng là một yếu tố quan trọng để tạo nên không gian sống đẹp và thoải mái. Chủ nhà có thể lựa chọn từ các loại gỗ tự nhiên, đá tự nhiên, vật liệu nhân tạo như sợi thủy tinh, sợi carbon, nhựa PVC,..
- Công nghệ: Công nghệ cũng được sử dụng trong thiết kế nội thất để đem lại tiện ích và sự tiện lợi cho chủ nhà. Các thiết bị điện tử như tivi, máy lạnh, đèn chiếu sáng, hệ thống âm thanh,..đều là các yếu tố không thể thiếu trong thiết kế nội thất hiện đại.
- Phong cách: Phong cách thiết kế cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên sự độc đáo và cá tính cho không gian sống. Chủ nhà có thể lựa chọn giữa các phong cách truyền thống như cổ điển, hiện đại, đương đại,…
Quy trình thiết kế, thi công nội thất
Quy trình thiết kế và thi công nội thất có thể khác nhau tùy thuộc vào phong cách thiết kế, yêu cầu của khách hàng và quy mô của dự án. Tuy nhiên, dưới đây là các bước chính thường được áp dụng trong quy trình thiết kế và thi công nội thất:
- Thu thập thông tin và đánh giá nhu cầu: Nhà thiết kế hoặc kiến trúc sư sẽ gặp gỡ khách hàng để hiểu về nhu cầu, yêu cầu và mục đích của dự án. Họ sẽ khảo sát và đo lường không gian để có một cái nhìn toàn cảnh về dự án.
- Lập kế hoạch thiết kế: Sau khi thu thập thông tin, nhà thiết kế sẽ lên kế hoạch cho thiết kế nội thất. Bao gồm các yếu tố như phong cách thiết kế, bố trí nội thất, chất liệu, màu sắc, ánh sáng, thiết bị điện tử và tiện ích khác.Sau khi thu thập thông tin, nhà thiết kế sẽ lên kế hoạch cho thiết kế nội thất.
- Trình bày bản vẽ thiết kế: Sau khi hoàn thành kế hoạch, nhà thiết kế sẽ trình bày bản vẽ thiết kế cho khách hàng. Bản vẽ này sẽ cho phép khách hàng hiểu rõ hơn về bố trí nội thất, màu sắc, chất liệu và các chi tiết khác.Sau khi hoàn thành kế hoạch, nhà thiết kế sẽ trình bày bản vẽ thiết kế cho khách hàng.
- Phê duyệt bản vẽ: Khách hàng sẽ xem xét và phê duyệt bản vẽ thiết kế. Sau khi được phê duyệt, nhà thiết kế sẽ tiến hành tính toán chi phí và lên kế hoạch thi công.
- Báo giá và sản xuất: Trong quá trình này, các vật liệu và thiết bị cần thiết sẽ được mua sắm và sản xuất. Nếu cần, khách hàng cũng có thể tham gia vào quá trình này.
- Thi công: Sau khi hoàn tất quá trình mua sắm và sản xuất, nhà thầu sẽ tiến hành thi công nội thất. Quá trình này bao gồm các công đoạn như thi công sàn, lắp đặt tủ, bàn ghế, ánh sáng, các thiết bị điện tử và trang trí nội thất.
- Kiểm tra và bàn giao: Sau khi hoàn tất thi công, nhà thầu sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Những vấn đề cần lưu ý trong thiết kế nội thất
Sau đây là một số điều bạn cần lưu ý khi thiết kế nội thất cho căn nhà của gia đình mình:
Bố cục tổng của mẫu thiết kế
Việc đầu tiên khi bắt tay vào quá trình này đó là bước lựa chọn bố cục tiêu chuẩn. Bởi vì đó sẽ là nền tảng để các kiến trúc sư “bám vào”, lên bảng phác thảo đúng nhu cầu, mong muốn của gia chủ hơn. Thiết kế không chỉ dừng lại ở việc phân chia diện tích và không gian thành từng khu vực thích hợp, mà còn phải phối hợp nội thất cả trong lẫn ngoài thật hài hòa, hợp lý. Bấy nhiêu bạn cũng có thể tưởng tượng, việc làm sao để tăng vẻ sang trọng, tinh tế nhưng vẫn khoa học, tối ưu cho ngôi nhà là điều vô cùng khó khăn.
Quá trình này đòi hỏi sự tận tâm cùng chất lượng từ kiến trúc sư và thiết kế sư, lẫn từng khâu trong quá trình xây dựng.
Các chi tiết đường nét “bất di bất dịch” trong việc thiết kế
Đầu tiên, kiến trúc sư sẽ cân đo đong đếm về các yếu tố thẩm mỹ trong đường nét. Sau đó mới lên phác thảo ý tưởng để kế hợp các đồ dùng lại với nhau theo gam màu tương tự màu chủ đạo, hoặc phối tương phản, nhã nhặn, miễn phù hợp với nhãn quang và cá tính của gia chủ.
Các yếu tố có thể kể đến trong danh sách chi tiết bắt buộc phải có như tường sàn, trần nhà, cửa chính,… Cách thức để vừa đặt chi tiết cân đối, nhưng giữ được “bản sắc” trong thiết kế nội thất là gì? Bí quyết nằm ở việc phối hợp các chi tiết nội thất, kiến trúc làm sao cho cả không gian đều đồng nhất, lại đơn giản.
Bạn càng đơn giản và tối ưu bao nhiêu, ngôi nhà của bạn càng sang trọng bấy nhiêu. Và đôi khi điểm nổi bật sẽ do vật liệu thiết kế nội thất được lựa chọn, bằng nhựa, gỗ hay bằng đá!
Vai trò của màu sắc
Việc phối màu chưa bao giờ là dễ dàng kể cả đối với các kiến trúc sư. Sau khi bạn hiểu được vai trò của màu sắc trong thiết kế nội thất là gì, bạn sẽ hiểu: Người thiết kế phải vừa đảm bảo màu phối không quá gắt, không quá tương phản, không quá đơn điệu hay nhàm chán. Bản phối màu trong không gian phải làm nổi bật lên cá tính gia chủ, thuận mắt và hoàn hảo.
Vì thế, hoàn toàn không có việc thiết kế sư cố tình pha trộn thật nhiều màu sắc, hoặc cố gắng đơn điệu lại cho công việc nhẹ nhàng. Điều này bắt buộc người thực hiện phải vận dụng toàn bộ kinh nghiệm mới có thể cho “ra đời” sản phẩm khách hàng ưng ý nhất!
Tính tiện lợi trong không gian nội thất
Ở thời đại 4.0 này, khi khách hàng tìm đến để thiết kế không gian cho ngôi nhà của mình thì sau vấn đề “thuận mắt” là vấn đề về việc tối ưu hóa và tính tiện lợi. Nếu không đạt được các yếu tố đó, ngôi nhà bạn sẽ chẳng có gì đặc biệt và sẽ dần trở nên hỗn độn. Thứ tự các phòng ốc của ngôi nhà, vị trí từng đồ dùng nội thất đều cần tiếp nối nhau một cách thuận tiện, tối ưu và khoa học nhất.
Phối hợp linh hoạt nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo
Nguồn sáng là yếu tố phi vật thể, không thể cầm nắm hay sờ được, cũng chính vì vậy mà đây cũng là bài toán khó cho các kiến trúc sư. Họ phải quan sát tỉ mỉ, theo dõi nhiều ngày để xem nguồn sáng thiên nhiên như thế nào, trước khi bắt tay vào công việc. Vậy, phương pháp để cân đối ánh sáng tự nhiên và nhân tạo trong thiết kế nội thất là gì?
Nguồn sáng tự nhiên trong nội thất có thể đến từ các hướng khác nhau, tùy theo cấu trúc của ngôi nhà và địa thế của nó với những nhà xung quanh. Việc nghiên cứu phương hướng và cách nhận ánh sáng tự nhiên rất quan trọng. Ngoài ảnh hưởng đến cách sắp đặt đường nét – không gian và lựa chọn vật liệu cho nội thất, ánh nắng mặt trời chiếu vào ngôi nhà cũng là một cách giúp “vệ sinh” không khí và đảm bảo tốt cho sức khỏe gia đình.
Còn về ánh sáng nhân tạo, họ sẽ sử dụng nguồn sáng từ các hệ thống điện được lắp đặt bên trong ngôi nhà. Đèn điện hiện nay khá đa dạng về mẫu mã, phong phú về kiểu cách lẫn chất lượng, kể cả cường độ ánh sáng cũng được thiết kế có thể điều chỉnh dễ dàng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, việc phối hợp ánh sáng nhân tạo và tự nhiên để tạo ra nguồn sáng tổng quan hợp lý trong nội thất đang ngày một đơn giản hơn.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý khi nghiên cứu để có sự sáng tạo riêng để tạo nên mẫu thiết kế độc đáo, phù hợp mọi yếu tố tâm sinh lý – sở thích – cá tính người sử dụng. Yếu tố ánh sáng này, có thể nói, là “chìa khóa” để mở ra không gian sống động, tươi mới và tràn trề sức sống cho thiết kế nội thất.
Những sản phẩm thường dùng trong thiết kế nội thất là gì?
Các bạn thường nghĩ rằng các nhà thiết kế nội thất chỉ dừng công việc trên những bản vẽ? Thật ra không đúng. Việc thiết kế nội thất bao gồm cả việc biến những ý tưởng gồm các khối màu, hình dáng, đường nét thành số đo cụ thể trên bản vẽ kỹ thuật. Từ những con số chính xác này, đội nhà thầu thi công sẽ tiến hành xây dựng, lắp đặt và bố trí nội thất theo những gì đã định trước. Đồng thời, đó cũng là cơ sở để phối hợp các đồ nội thất rời trong nhà như tủ, giường, bàn, ghế, sofa,… Nhằm đảm bảo kết quả sẽ đúng như bản vẽ nhất có thể, và đảm bảo được ý đồ thiết kế ban đầu.
Một số sản phẩm nội thất thường dùng
Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua các món đồ nội thất cực kỳ quen thuộc trong ngôi nhà của bạn, bắt buộc sẽ xuất hiện trong thiết kế nhé!
- Ghế sofa
Không dừng lại chỉ “cư ngụ” dưới mái nhà nhỏ nhắn, ghế sofa còn được ưa chuộng tại các văn phòng làm việc, có thể dùng để làm chỗ ngồi êm ái hơn ở khu vực văn phòng, hoặc có thể để tiếp khách tại các Spa, Thẩm mỹ viện… Hiện nay ghế sofa rất đa dạng về mẫu mã, kể cả kích thước. Bạn có thể thoải mái tìm kiếm chiếc ghế phù hợp nhu cầu, sở thích, mục đích sử dụng của mình.
- Bàn trà
Với những phong cách cổ điển, thông dụng mà không bổ sung bàn cafe vào, sẽ là thiết sót lớn, sai lầm nghiêm trọng. Ngoài ra khi lên ý tưởng cho vật dụng này, kiến trúc sư cần lưu ý mẫu mã, kích thước phù hợp và đảm bảo màu sắc phối hợp vừa độc đáo, nổi bật nhưng vẫn giữ được sự đồng nhất.
- Kệ tủ tivi
“Món” nội thất này được khá nhiều gia chủ lựa chọn đặt vào ngôi nhà mình, có thể ở phòng khách hoặc phòng ngủ. Cũng như bàn trà, thiết kế sư khi đặt vào bản thiết kế, lựa chọn sản phẩm hãy lưu ý kích thước, màu sắc để khớp với ý tưởng ban đầu nhé!
- Bàn học tập/bàn làm việc
Ngoài các lưu ý tương tự như các món đồ nội thất ở trên, riêng bàn học tập / làm việc thì bố trí sao cho hợp lý, cũng là vấn đề “nhức não”. Dù là bàn để học hay để xử lý công việc, đều cần đặt ở nơi an tĩnh, ánh sáng hài hòa, không gian xung quanh phải sắp xếp tạo được mood cho gia chủ.
- Giường ngủ
Một ngày làm việc mệt mỏi, bạn chỉ muốn về nhà, vào căn phòng của mình đặt lưng xuống nghỉ ngơi. Người thiết kế phải làm sao cho gia chủ luôn cảm giác “muốn trở về nhà”. Chiếc giường ngủ phải đạt chất liệu thoải mái nhất, có người thích nằm đệm cứng, có người lại thích sự mềm mại. Đòi hỏi rất nhiều từ kinh nghiệm, sự linh hoạt của kiến trúc sư.
- Tủ quần áo
Nếu bạn vẫn còn chưa biết đồ dùng trong thiết kế nội thất là gì, thì một trong số đó chính là tủ quần áo. Tùy vào số lượng quần áo và đồ dùng của gia chủ mà sẽ có các dạng tủ cùng với vật liệu khác nhau. Có nhiều nơi tủ quần áo sẽ là tủ gỗ bình thường và ở dưới dạng tủ âm tường gọn gàng. Nhưng cũng có đôi khi gia chủ cần sức chứa của cả một phòng quần áo, việc thiết kế tủ sẽ phức tạp, cần kiến trúc sư nhạy bén và tinh tế nhiều hơn.
- Bàn ghế ăn
Nếu không gian phòng ngủ là để nghỉ ngơi, thì phòng bếp sẽ là nơi “tiếp năng lượng”. Con người có 4 yếu tố để tạo nên sức khỏe và thoải mái, thế nên việc trang trí bàn ghế ăn cũng là bước cẩn trọng không kém.
Vật dụng trang trí nội thất
Món đồ sử dụng để trang trí, trong thiết kế nội thất là gì? Chúng là những món đồ giúp tô điểm để không gian nội thất trở nên lung linh, có điểm nhấn và dấu ấn riêng hơn.
Sản phẩm trang trí nội thất vô cùng đa dạng về chủng loại, kiểu dáng: thảm, kệ sách, đèn chùm treo trần nhà, đèn đứng góc tường, bể cá, giếng trời và một số sản phẩm chuyên dụng khác. Việc bố trí sản phẩm trang trí, không đơn giản chỉ đưa những vật dụng thật đẹp, lung linh và hoàng nhoáng vào sẽ thành công, sẽ tuyệt mỹ.
Đó là cả một quá trình đúc kết kinh nghiệm, tùy thuộc “con mắt” thẩm mỹ lẫn định hướng người sử dụng mà tạo nên để đảm bảo sự độc đáo, không trùng lặp.
Các sản phẩm công nghệ
Sản phẩm công nghệ được ứng dụng trong thiết kế nội thất dạo gần đây, có thể kể đến thảm công nghệ, ổ cắm thông minh, hệ thống ánh sáng cảm biến. Dù đây là lĩnh vực khá mới, tuy nhiên xu hướng sẽ ngày càng được sử dụng nhiều trong tương lai. Hứa hẹn thời gian sắp tới sẽ còn xuất hiện các thiết bị công nghệ hiện đại trong nội thất, mang tính thẩm mỹ – ứng dụng cao cho đời sống con người.
- Hệ thống cảm biến ánh sáng
Khi bạn đi vào phòng, hệ thống sẽ nhận diện sự hiện hữu của gia chủ, bật tắt thiết bị theo bước chân của bạn. Vô cùng tiện lợi đúng không? Giờ đây bạn không cần đưa tay lên bật/tắt công tắc nữa. Chỉ cần thông thả di chuyển thì ánh sáng sẽ tự động “dõi theo” bạn.
- Thảm công nghệ
Về cấu hình ban đầu, chiếc thảm này rất bình thường, như bao mẫu mã thảm khác trong nội thất. Tuy nhiên, trên bề mặt tấm thảm sẽ có con chíp, hệ thống điều chỉnh dàn âm thanh gắn với tivi. Giúp cho âm thanh trở nên trong trẻo, chuẩn chỉnh, nghe “mượt tai” hơn.
- Ổ cắm thông minh
Giống với thảm công nghệ, bề ngoài ổ cắm thông minh cũng giống các thiết bị “đồng trang lứa”. Thế nhưng thiết bị này lại sở hữu hệ thống mạch điện có thể kết nối với Wifi lẫn USB. Bạn dễ dàng tắt/ mở nguồn điện từ xa một cách an toàn, tiện lợi, tiết kiệm hơn gấp ba lần nhờ vào thiết bị thông minh này.
Những phong cách thiết kế nội thất mà bạn nên biết
Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau phù hợp với nhiều sở thích và nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là một số phong cách thiết kế nội thất nổi bật:
Phong cách hiện đại
Phong cách nội thất hiện đại được xem là một phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất hiện nay. Nó tập trung vào việc sử dụng tối đa ánh sáng và không gian. Phong cách này có đặc điểm là sử dụng các tông màu trung tính và trang nhã, cấu trúc đơn giản, không gian rộng rãi, các đường nét thiết kế thẳng và đơn giản, kết hợp vật liệu hiện đại như thép không gỉ, kính, kim loại, gỗ tự nhiên để tạo nên vẻ đẹp đương đại.
Phong cách cổ điển
Phong cách nội thất cổ điển là một phong cách thiết kế nội thất truyền thống, với đặc điểm là sử dụng các chi tiết trang trí tinh tế và sang trọng, các tông màu tối, các đường nét thiết kế uốn cong và họa tiết tinh xảo, kết hợp vật liệu chủ yếu là gỗ và đồ nội thất được sản xuất thủ công.
Phong cách Scandinavian
Là một phong cách thiết kế nội thất đến từ các nước Bắc Âu, có đặc điểm là tập trung vào sự tiện ích và tối ưu hóa không gian. Phong cách scandinavian sử dụng các tông màu trắng, xám và đen, thiết kế đơn giản, không gian thoáng đãng và sử dụng nhiều ánh sáng tự nhiên, kết hợp với gỗ tự nhiên và vải cotton để tạo ra sự ấm áp và giản dị.
Phong cách Bohemian
Là một phong cách thiết kế nội thất tự do và bất định. Phong cách này tập trung vào sự tối ưu hóa không gian và sự tương phản màu sắc. Nó sử dụng nhiều màu sắc tươi sáng, các đường nét uốn lượn, họa tiết bắt mắt và sử dụng nhiều vật liệu tự nhiên như gỗ, da, len và vải nhuộm màu.
Phong cách Minimalism
Là một phong cách thiết kế nội thất tối giản, tập trung vào tối ưu hoá các tính năng tiện nghi cho gia đình. Trong xu hướng thiết kế nội thất tối giản, ánh sáng được xem là một phần trang trí mang lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất. Việc sử dụng ánh sáng hợp lý sẽ giúp tôn lên được vẻ đẹp kiến trúc cho căn nhà.
Sau khi tìm hiểu thiết kế nội thất là gì và những điều cần biết, chúng tôi mong rằng đã mang đến những thông tin hữu ích nhất đến bạn. Ngoài ra, nếu còn băn khoăn không biết nên bắt đầu thiết kế như thế nào. Bạn có thể tìm đến các cơ sở thiết kế uy tín, chất lượng. Công ty Nội Thất Điểm Nhấn sẽ là một gợi ý tuyệt vời chúng tôi gửi đến bạn. Chúc bạn sở hữu ngôi nhà mình hằng ao ước!
Để tìm hiểu sâu hơn về thiết kế nội thất chúng tôi gợi ý bạn đọc thêm một số bài viết liên quan như:
- Công ty thiết kế thi công nội thất uy tín nhất hiện nay
- Nghề thiết kế nội thất có giàu không? Mức lương cụ thể
- TOP phần mềm thiết kế nội thất từ cơ bản đến chuyên nghiệp
Bài viết cùng chủ đề
- 10 Bước quy trình thiết kế kiến trúc chuẩn, chuyên nghiệp
- 11 Phần mềm thiết kế nội thất cơ bản đến chuyên nghiệp
- Diện tích xây dựng là gì? Cách tính diện tích xây dựng
- Quy trình thiết kế thi công nội thất trọn gói chuẩn quốc tế
- Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất 2023
- “Sổ tay” quy định chiều cao xây dựng nhà ở bạn cần lưu ý
- Thiết kế nội thất lương bao nhiêu? Mức lương thiết kế nội thất 2023
- “Sổ tay” kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất
- Lô gia là gì? Lô gia khác ban công như thế nào?