- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ sa mu hiện nay đang là một trong những dòng nguyên liệu chế tác nội thất được nhiều khách hàng quan tâm. Sa mu có tính thẩm mỹ lẫn chất lượng cao. Tuy nhiên, còn một số ít khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về loại gỗ này. Hãy tìm hiểu rõ hơn về nguồn vật liệu tự nhiên này ngay tại bài viết sau đây của Nội Thất Điểm Nhấn.
Những thông tin cơ bản về gỗ sa mu mà mọi người quan tâm
Sa mu là gỗ gì?
Cây sa mu hay còn được nhiều người gọi là sa mộc. Cạnh đó, tên khoa học của loại gỗ này được lấy từ một bác sĩ người Anh có tên James Cunningham là Cunningham. Đây là loài cây thuộc họ Bách. Họ cây lấy gỗ mọc tự nhiên như Bách thường có từ 27 đến 30 chi và khoảng 130 – 140 loại trải dài khắp nơi trên toàn thế giới.
Cây gỗ sa mu ban đầu bắt nguồn từ Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam. Sau đó, loại cây này du nhập và được trồng ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Ngoài cái tên sa mu và sa mộc, cây còn được gọi với nhiều tên khác như sà mu, sa múc, thông mụ, co may (của người dân tộc Dao), long len, hoặc thông Tàu.
Nguồn gốc xuất xứ của cây sa mu
Sa mu sẽ phân bố nhiều ở vùng khí hậu ôn đới với độ ẩm vào khoảng 75% và nhiệt độ trung bình từ 15 – 20 độ C. Đây là loại cây ưa ẩm nên sẽ không thích hợp sinh trưởng với những vùng đất mặn, dày và mức độ kiềm cao. Khi sống chung với các loại cây khác, sa mu nhanh chóng phát triển để leo lên tầng trên cùng do đặc tính ưa sáng.
Ở Việt Nam, những cánh rừng tự nhiên ở khu vực Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn,…là nơi để cây sa mu sinh trưởng và phát triển tốt. Trên thế giới, loại cây này phân bố không liên tục ở khu vực Đài Loan, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc và Lào tại tỉnh Hủa Phăn. Đặc biệt, loại cây sẽ kéo dài từ khu vực Hủa Phăn ở Bắc Lào đến tả ngạn sông Cả tại Việt Nam.
Sa mu là dòng gỗ nhóm mấy?
Một trong những loài cây được đưa vào danh sách nhóm cây tự nhiên quý hiếm đầu tiên của nước ta chính là cây sa mu. Dòng cây này hiện đang được đưa vào sách đỏ Việt Nam và thuộc nhóm I. Do đó, gỗ sa mu luôn bị săn lùng ráo riết và cần được bảo vệ.
Đặc điểm nhận dạng dòng gỗ cây sa mu
Mặt hình thái
Thân cây sa mu tròn và thẳng đứng, chiều cao của cây khoảng 20 – 30m, đường kính thường được xác định theo độ tuổi của cây. Những cây sa mu tự nhiên lâu đời thì đường kính có thể lên đến hơn 2m. Vỏ cây thường mang màu xám hoặc nâu sẫm, và sở hữu một số đường nứt dọc theo thân cây tùy theo mùa.
Một đặc điểm nữa của loại cây này là phần lõi của thân thường bị rỗng do di truyền từ cây mẹ. Thế nên, khi chúng ta tiến hành nhân giống cần phải lựa chọn kỹ lưỡng cây bố mẹ. Ngoài ra, đây là loại cây thích hợp với khí hậu lạnh nhưng cũng ở vùng cận xích đạo. Bởi cây gỗ sa mu là một loại cây lá kim hình trụ điển hình, giống như lá thông. Phần lá có ngạnh rất mềm và cực kỳ dai. Mỗi lá dài từ 2 – 7cm, rộng 3 – 5mm. Trong thời tiết lạnh giá và có tuyết rơi ở các tỉnh vùng cao, lá cây sẽ chuyển sang màu nâu đồng.
Khi cây sa mu được khoảng 10 năm tuổi thì sẽ bắt đầu nở hoa. Do màu sắc của nón (cụm hoa) dễ nhầm với lá chính nên thường khó thấy. Đặc biệt, hoa của loại cây này thường xuất hiện vào cuối mùa xuân. Hoa đực mọc thành nón và mỗi cụm có từ 10 – 30 đóa ở đầu cành. Nón cái đơn độc với từ 2 – 3 hoa và mọc ở gốc lá.
Chồi non sẽ chín vào đầu mùa đông, dài khoảng 3 – 4 cm, hình trứng, trên bề mặt vỏ có vảy, trông giống như mắt của cây dứa, mỗi vảy chứa 3 đến 5 hạt. Mùa thu hoạch quả từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 12 dương lịch. Rễ cây sa mu thường không chui sâu vào lòng đất mà mọc ngang, ăn nông, sử dụng tầng sinh dưỡng trên bề mặt để nuôi sống cây.
Về sinh thái
Cây sa mộc phát triển và sinh dưỡng khá tốt dưới môi trường khí hậu ôn hòa có nhiệt độ trung bình 15 – 20 ℃, lượng mưa hàng năm từ 1500 – 2000 mm, độ ẩm 75%. Cây sinh sống chủ yếu ở vùng núi nhiều sương, độ tác xạ ánh sáng cao. Cây sa mu ưa chuộng những khu đất ẩm, đá vôi, thạch phiến sét hoặc mica, quặng magma.
Những loại đất này thường có khả năng thoát nước tốt, nhiều mùn, pH> 5 .Đây là giống cây ưa sáng nên không thích hợp trồng trên đất có nồng độ kiềm cao hoặc đất mặn. Sa mu cũng là loại cây phát triển rất nhanh, vươn cao lên các tầng trên nếu trồng chung với các loại cây rừng khác.
Những điểm mạnh và yếu của cây sa mu
Ưu điểm của sa mu
Sa mu thuộc loại cây có mùi thơm đến từ tinh dầu, sẽ mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Nhờ tinh dầu này, gỗ sa mu có tác dụng xua đuổi bọ, chống mối mọt, đồng thời hạn chế sản phẩm không bị thối rữa, mục nát. Vân gỗ thẳng, đường nét đẹp và mịn màng, màu sắc bắt mắt.
Gỗ từ cây sa mu rất dễ cưa xẻ, chế tác và uốn cong nên có thể được làm thành nhiều loại khác nhau. Đó là lý do tại sao nó được yêu thích bởi các chuyên gia và những nghệ nhân chế tác thủ công mỹ nghệ. Gỗ này có trọng lượng nhẹ, chịu được nhiều lực ép ngang và tuổi thọ lên đến hàng chục năm. Vì vậy, sẽ thật tuyệt vời nếu bên trong ngôi nhà có một sản phẩm làm từ gỗ cây sa mu.
Nhược điểm mà sa mu vẫn còn tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì sa mu cũng tồn tại một số hạn chế chưa tốt. Thứ nhất, đây là dòng gỗ xẻ từ cây tự nhiên nên rất dễ bị nứt, cong vênh khi gặp môi trường quá khắc nghiệt. Thứ hai, bản thân cấu tạo của loại gỗ này là những khúc gỗ nguyên khối nên khi gặp sự giãn nở không đều về nhiệt độ thay đổi sẽ rất dễ khiến lõi gỗ bị nứt, cong vênh.
Sử dụng gỗ từ sa mu có tốt không?
Gỗ sa mu là một trong những loại gỗ thuộc nhóm gỗ quý hiếm đứng đầu trong “danh mục gỗ rừng tự nhiên Việt Nam” trong nhóm I. Phần lõi gỗ thường có màu vàng sẫm hoặc hơi đỏ, thớ gỗ thẳng. Do đặc điểm này, mọi người có thể dễ dàng cắt khối gỗ thành từng tấm. Chưa kể, các nhà chế tác cũng có thể dễ dàng uốn ván, đánh bóng và làm nhẵn chúng khi áp dụng vào các sản phẩm khác.
Ngoài ra, loại gỗ này rất bền và không bị mục hay mối mọt. Không chỉ có màu sắc đẹp mà vân gỗ của sa mu sắc nét và mang mùi thơm rất dễ chịu. Gỗ nhẹ hơn các dòng nguyên liệu khác, có thớ thẳng và chịu được áp lực từ máy nén ép. Từ những ưu điểm trên có thể thấy đây là loại gỗ có chất lượng rất cao. Gỗ đáp ứng yêu cầu của khách hàng từ chất lượng, màu sắc đến hương thơm. Tất cả đều mang đến cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng khi sử dụng nội thất làm từ loại gỗ này.
Ứng dụng của gỗ từ gốc cây sa mu
Do có ưu điểm là thớ gỗ thẳng, dễ cưa xẻ và đánh bóng, khả năng chịu áp lực cao cùng với có thể uốn cong nên gỗ sa mu được áp dụng rất rộng rãi trong ngành công nghiệp đóng tàu thuyền. Và loại gỗ này cũng được ưa chuộng khi áp dụng vào chế tác đồ nội thất như thanh xà, cửa gỗ, cầu thang, bàn ghế, tủ áo, sập, giường, cột chùa… Ngoài ra, dòng vật liệu tự nhiên này còn được dùng để làm một số vật phẩm thủ công mỹ nghệ như tượng phật, tượng phong thủy là Tam Đa (Phước – Lộc – Thọ), Phật Di Lặc Bằng Gỗ,…
Một ứng dụng khác của gỗ cây sa mu tự nhiên trong đời sống là làm các vật dụng gia đình như đũa, muỗng gỗ,… Đây là những vật phẩm thường được dùng trong bàn ăn của các gia đình hay nhà hàng. Loại đũa, muỗng bằng gỗ này sẽ mang theo một mùi thơm nhẹ, thân thẳng, khả năng chịu lực rất tốt, dù cho người sử dụng có ép nhẹ cũng sẽ không bị gãy.
Mọi người cũng có thể xem một công dụng khác nữa của cây sa mu trong y học là tinh dầu được chiết xuất từ cây. Chúng thường được các doanh nghiệp chiết tách để làm thuốc điều trị các bệnh về xương khớp. Đặc biệt, loại tinh dầu từ gốc cây sa mu tự nhiên này sẽ phù hợp với các vết bỏng, vết bầm tím, điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại và một số bệnh ngoài da.
Cây sa mu còn được trồng ở khu vực ven đường, những nơi công cộng hay trước chốn văn phòng để làm cảnh. Bởi vì, chúng có dáng đẹp, thân thẳng, cao và vùng tán phủ rộng. Ngoài ra, dòng gỗ này còn được sử dụng để trồng trên các khu vực bìa đồi nhằm bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại của gia súc hay sâu bọ.
Giá của gỗ nguyên khối từ cây sa mu
Hiện nay, trên thị trường, gỗ sa mộc có một mức giá không hề thấp. Từ những ưu điểm và lợi ích hay các ứng dụng mà loại gỗ này mang lại cho cuộc sống cũng như sự khan hiếm trên thị trường nên giá gỗ sa mu cao cũng là điều rất dễ hiểu. Tuy vào những thời điểm và các biến động kinh tế khác nhau, giá gỗ sẽ thay đổi và điều chỉnh theo như tình trạng trên thị trường. Nhưng chắc chắn rằng với loại gỗ cao cấp này, mức giá mà mỗi người tiêu dùng bỏ ra đều từ hàng chục triệu trở lên cho mỗi mét khối hoặc một món nội thất.
Theo như bài viết trên, chúng ta thấy được gỗ sa mu có rất nhiều ưu điểm đặc biệt cùng những công dụng vô cùng tốt. Đó là lý do vì sao mà những món nội thất làm từ dòng nguyên liệu tự nhiên này vẫn luôn được các “đại gia” của giới thượng lưu săn đón trong nhiều năm. Tuy loại gỗ tự nhiên này có giá thành không hề thấp và chỉ phù hợp với những gia đình có điều kiện tài chính khá tốt. Thế nhưng, để có thể sở hữu sản phẩm từ gỗ đảm bảo chất lượng, các gia chủ nên tìm đến một cơ sở kinh doanh uy tín.
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ sồi là gì? Có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá gỗ sồi?
- Gỗ chò chỉ là gì? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu 1 khối?
- Gỗ pơ mu là gì? Giá bao nhiêu? Nhóm mấy? Có mấy loại?
- Gỗ trắc là gì? Gỗ trắc bách diệp giá bao nhiêu và nhóm mấy?
- Gỗ thuỷ tùng thuộc nhóm mấy? Gỗ thủy tùng đỏ giá bao nhiêu?
- Gỗ xoan đào là gì? Có mấy loại gỗ? Gỗ xoan đào có tốt không?
- Gỗ táu là gì? Thuộc nhóm mấy? Giá gỗ táu trên thị trường?
- Gỗ sú vân thị là gì? Gỗ sú vân thị có tốt không? Giá cả?
- Gỗ phay là gỗ gì? Giá bao nhiêu? Đặc điểm nhân dạng.