Gỗ phay là một trong những loại gỗ đang được ứng dụng khá nhiều tại Việt Nam. Tuy không có sự ưa chuộng nhiều như các loại gỗ tự nhiên khác như gỗ Lim, gỗ Sồi, gỗ Gụ,… nhưng loại gỗ này vẫn là một sự lựa chọn khá phù hợp với sở thích cũng như điều kiện kinh tế của nhiều gia đình hiện nay. Vậy gỗ phay là gỗ gì? Chúng có ưu điểm gì? Tất cả đều được giải đáp ngay bài viết sau đây của Nội Thất Điểm Nhấn!
Tìm hiểu về gỗ cây phay trong tự nhiên
Cây gỗ phay là cây gì?
Cây gỗ phay có tên khoa học là Duabanga sonneratioides Ham, chúng thuộc họ Bần (Sonneratiaceae) và bộ Sim Myrtales. Đây loại cây là loại cây thân gỗ lớn, chiều cao trung bình của loại cây này là 30m, đường kính của cây lên đến 130cm. Gốc cây sẽ có bạnh vè nhỏ, thân cây thuộc dạng thẳng tròn, chiều cao dưới cành khoảng 10 – 15m. Cây có vỏ nhẵn, có màu xám hồng hoặc xám trắng. Các cành cây phân ngang, đầu cành rủ xuống, cành non sẽ có cạnh.
Lá của cây phay thuộc dạng lá mọc đối, thường có lá kèm. Lá này dạng trái xoan, thuỗn đầu lá tù, còn đuôi lá lại dạng tròn hoặc dạng trái tim, mép lá có sự gợn sóng. Khi lá còn non chúng có màu hồng nhạt, chiều dài khoảng 12 – 17 cm, chiều rộng khoảng 5 – 10 cm. Gân bên của lá có từ 10-14 đôi gân song song, chúng nổi rõ ở mặt sau của lá. Lá kèm nhỏ sẽ có hình tam giác, dài và sớm rụng để lại một vết sẹo khá rõ. Cuống lá ngắn, chỉ dài chừng 0,5cm.
Cây phay có hoa, hoa tự xiêm viên chùy và mọc ở đầu cành. Đây là dạng hoa lưỡng tính, nhị đực nhiều hơn, chỉ nhị cong. Quả nang hình cầu bẹt, chúng thường chẻ ô, hạt hình que hai đầu có đuôi nhọn. Cây thường sinh trưởng nhanh và tái sinh tương đối tốt bằng hạt. Đồng thời cây còn cho nguồn gỗ vô cùng dồi dào.
Gỗ phay phân bổ ở đâu?
Loại cây gỗ này mọc nhiều ở các khu rừng rậm, ven dưới chân núi. Cây cũng mọc rộng khắp các tỉnh miền Bắc, miền Trung và cả miền Nam của nước ta. Cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên tốt nhất vẫn là loại đất feralit.
Gỗ phay thuộc nhóm gỗ nào trong danh sách gỗ Việt Nam?
Trong bảng phân loại gỗ Việt Nam, gỗ cây phay được xếp vào nhóm gỗ VI – nhóm gỗ nhẹ, có sức chịu đựng trung bình. Nhóm gỗ này còn dễ bị mối mọt xâm hại, dễ cong vênh. Nhưng chúng lại khá dễ chế biến, được xếp chung với các loại gỗ khác như: Chiêu liêu, Bạch đàn chanh, Cáng lò, Bứa lá thuôn, Bạch đàn liễu, Bạch đàn đỏ, Bạch đàn trắng và Chẹo tía,…
Gỗ cây phay có bao nhiêu loại?
Gỗ phay thuộc thông, tại nước ta chúng còn có một tên gọi khác là cây phay sừng, được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay, trên thị trường được phân thành 2 loại chính bao gồm: phay vàng và phay đen. Hai loại này đều có những đặc điểm chung như rắn, chất lượng gỗ cũng thuộc dạng khá tốt, trọng lượng gỗ nặng, khá bền và ít bị biến đổi, cong vênh sau thời gian sử dụng sản phẩm.
Tuy nhiên, chúng vẫn có các đặc điểm riêng biệt. Những điểm khác này chủ yếu nằm ở màu sắc, vân gỗ và thớ gỗ. Đối với loại phay vàng, chúng có màu vàng cánh gián, kèm theo đó là những đường vân gỗ màu đen khá đồng đều. Chính bởi những lý do mà gỗ được nhiều khách hàng ưa chuộng hơn nhờ các sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ đem đến giá trị thẩm mỹ cao. Còn đối với loại phay đen, chúng có màu nâu đen pha lẫn vàng, đôi khi chúng cũng có những đốm mắt đen trên bề mặt gỗ.
Gỗ phay có tốt không? Ưu điểm của gỗ
Gỗ cây phay có thực sự tốt không? Câu trả lời là có, chúng mang đến nhiều ưu điểm nên được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Gỗ có tỷ trọng lớn khoảng 0,458, lực kéo ngang của thớ gỗ là 17kg/cm2, lực nén dọc thớ là 343kg/cm2, oằn 869kg/cm2. Hệ số co rút của gỗ phay là 0,24 – 0,37. Từ các thông số trên đây mà chúng ta có thể khẳng định loại gỗ này có độ rắn chắc, chất gỗ khá nặng, độ bền khi sử dụng cũng khá lớn, Chúng có sự khác biệt hoàn toàn so với các loại gỗ khác trong nhóm VI.
Không những thế, chúng còn có màu sắc nổi bật, màu vàng cánh gián khá sang trọng. Nhờ quá trình hấp và sấy tiêu chuẩn, cùng đặc tính cứng chắc, gỗ sẽ hạn chế được tình trạng mối mọt xâm hại. Gỗ không có quá nhiều vân, các đường vân thẳng tắp, sớ gỗ mịn vì thế làm đồ nội thất hoặc trang trí nhà cửa tương đối đẹp. Các sản phẩm được làm từ chất liệu này như phản gỗ, giường ngủ, cầu thang, cửa, bàn ghế, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, lục bình,… đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Giá thành gỗ cây phay trên thị trường hiện nay
Gỗ phay ngày càng được sử dụng khá nhiều, bởi chúng không có giá thành quá cao nhưng chất lượng gỗ vẫn tốt. So với các loại gỗ nhóm đầu như I, II, III,… thì giá của loại gỗ này phù hợp với túi tiền của nhiều gia đình tại Việt Nam. Tùy vào từng sản phẩm, độ dày và chất lượng của khối gỗ thực tế mà giá thành có nhiều sự chênh lệch. Các đơn vị cung cấp sẽ tính thêm chi phí nhân công, chi phí sản xuất sau khi hoàn thiện. Do đó đôi khi cùng một dòng sản phẩm, nhưng giá thành của chúng tại các cơ sở khác nhau cũng có sự chênh lệch.
Vì thế khi mua sắm sản phẩm gỗ bạn vẫn nên liên hệ trực tiếp để có được giá thành đúng nhất. Giá thành sau đây chúng tôi cung cấp chỉ là mức giá tham khảo trên thị trường. Đối với các sản phẩm được chế tác từ gỗ phay chi phí mà bạn phải trả sẽ vào khoảng 1.800.000 vnđ/m3, đây là giá của những khối gỗ có hình dáng tròn (đường kính > 30cm, dài > 1m). Còn đối với các khối gỗ xẻ có hình dáng dài >3m thì sẽ có giá khoảng 2.000.000 vnđ/m3. Đây là một mức giá thường thấy đối với các loại gỗ VI.
Ứng dụng gỗ cây phay trong cuộc sống hiện nay
Loại gỗ này mang nhiều ưu điểm như tình bền chắc, khả năng chịu lực, độ bền vượt trội, nên chất liệu gỗ phay này ngày càng được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Các sản phẩm chế tác từ loại gỗ này có thiết kế khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, phong cách,… Chúng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hiện nay.
Bộ bàn ghế làm từ gỗ phay
Với thiết kế khá đơn giản, sang trọng các mẫu bàn ghế được chế tác từ loại gỗ này mang đến một sản phẩm hoàn hảo cho phòng khách của gia đình bạn. Toàn bộ sản phẩm sẽ được làm bo tròn góc vô cùng kỹ càng, đảm bảo mang đến sự chắc chắn, bền bỉ trong quá trình sử dụng. Hơn nữa với loại chất liệu gỗ tự nhiên làm chủ đạo, vừa có thể mang đến sự thoải mái cho người dùng lại vừa giúp nâng tầm cho không gian.
Sập làm từ gỗ phay
Đây cũng chính là một trong những sản phẩm làm từ chất liệu gỗ này được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn. Những mẫu sập gỗ này thường được làm nguyên khối, không cắt ghép. Chúng tạo được bề mặt nhẵn mịn, đồng nhất và không có một vết chắp nối nào. Sản phẩm vừa mang đến không gian nghỉ ngơi thoải mái lại vừa trở thành món đồ nội thất ấn tượng cho căn phòng. Hơn nữa, việc liên tục cập nhật về mẫu mã và kiểu dáng rất phù hợp với không gian sử dụng.
Giường ngủ từ gỗ phay
Một trong những món đồ nội thất được làm từ chất liệu này khá phổ biến hiện nay. Thiết kế của chúng dạng nguyên khối đơn giản, nhưng chúng vẫn mang đến nét đẹp sang trọng. Đồng thời nó cũng mang đến không gian nghỉ ngơi thư giãn, thoải mái nhất. Sản phẩm được làm từ các chất liệu gỗ cây phay có độ chắc chắn và bền đẹp. Chúng khi được chế tác kỹ lưỡng sẽ có khả năng chống được mối mọt, cong vênh. Vì thế các mẫu giường gỗ này sẽ có điều kiện thời tiết nóng, ẩm của Việt Nam ta.
Lục bình làm từ gỗ phay
Lục bình là một trong những ứng dụng độc đáo, mang đầy tính nghệ thuật. Vì thế loại chất liệu gỗ chế tác nên chúng cần đảm bảo các yêu cầu khắt khe về độ bền, thớ gỗ cần liên kết chặt chẽ, màu sắc đẹp mắt, ấn tượng. Và gỗ cây phay cũng là một trong những loại chất liệu phù hợp. Những mẫu lục bình được sản xuất từ loại gỗ này đem đến tài lộc, khai thông vượng khí, trở thành món đồ nội thất trang trí phù hợp trong không gian nội thất.
Mặt sàn gỗ và lan can cầu thang làm từ gỗ phay
Với những ưu điểm ở trên, gỗ được ứng dụng nhiều trong thiết kế các bậc cầu thang, tay vịn lan can trong những căn hộ gia đình. Bề mặt của gỗ khá nhẵn mịn, màu vàng đậm khá đẹp mắt và có sự đồng đều. Vì thế chúng tạo nên mặt sàn chắc chắn, mang đến tính thẩm mỹ và sự an toàn cao cho người sử dụng.
Cùng với các máy móc, công nghệ hiện đại nên gỗ phay hiện nay có chất lượng khá tốt, độ bền cao, kiểu dáng và màu sắc ấn tượng mặt cho chúng thuộc nhóm gỗ VI. Chúng cũng có giá thành khá mềm nên đây sẽ là một sự lựa chọn hợp lý dành cho nhiều gia đình người Việt.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác có thể xem thêm trong chuyên mục Kiến Thức Gỗ của chúng tôi: https://noithatdiemnhan.vn/tin-tuc/kien-thuc-go
Tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác: