- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ hoàng đàn tuyết là gỗ gì? sở hữu những công dụng và ứng dụng như thế nào có lẽ là vấn đề mà nhiều tín đồ mê đồ gỗ nội thất quan tâm. Đặc biệt, vẫn còn nhiều người đang thắc mắc đến lớp tuyết ấn tượng mà gỗ hoàng đàn sở hữu. Bởi rất nhiều tín đồ đam mê đồ cổ khi mua sắm sản phẩm về sau một thời gian đã không còn nhìn thấy lớp tuyết ấy nữa. Hãy cùng tìm hiểu về giống hoàng đàn tuyết ở bài viết dưới đây của Nội Thất Điểm Nhấn để hiểu rõ hơn nhé!
Gỗ hoàng đàn là gỗ gì?
- Tên gọi khác: cây Tùng có ngấn
- Tên khoa học: Cupressus torulosa
- Thuộc họ: Cây gỗ thuộc họ Trắc Bách Diệp (Cupressaceae)
- Chi: Cây gỗ thuộc chi Hoàng đàn (Cupressus)
Gỗ hoàng đàn có một số loại phổ biến như: gỗ hoàng đàn vàng, gỗ hoàng đàn trắng, gỗ hoàng đàn đỏ, gỗ hoàng đàn tuyết. Mỗi loại gỗ này lại có những đặc điểm màu sắc, chất lượng khác nhau. Trong đó, hoàng đàn tuyết là loại gỗ quý hiếm và được ưa chuộng nhất.
Gỗ hoàng đàn tuyết là gì?
Hoàng đàn tuyết là một loại cây thuộc họ nhà Thông thường xuyên xuất hiện trong các rừng cây tự nhiên. Loại cây này thường phân bố rải rác trên các dãy núi đá vôi cao ở miền Bắc nước ta, trải dài từ Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Từ thời vua chúa, việc sử dụng loại gỗ này để làm bài vị, đồ cúng tế, tượng, vòng tay bằng ngọc,… đều đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Giống gỗ cây này thường sở hữu mùi thơm dịu nhẹ và thanh khiết, chỉ đứng sau đặc tính về mùi của trầm hương cao cấp.
Hoàng đàn là một giống cây tự nhiên sở hữu nguồn gen cực kỳ quý hiếm. Loại cây này đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam thuộc danh mục động, thực vật rừng đang trong tình trạng nguy cấp biên soạn vào năm 1996 và 2007.
Đặc điểm cây gỗ hoàng đàn tuyết
Đặc điểm hình thái
- Hoàng đàn thân tuyết thường có thân lớn với chiều cao hơn 30m và đường kính lên tới 80cm.
- Thân cây thẳng và các tán lá có dạng hình ô, ở gốc thường có một phần bạnh thấp.
- Vỏ cây thường mang màu nâu hồng đặc trưng và dễ bong ra thành từng mảng vỏ nhỏ, dễ khiến lộ ra phần thân có nhiều thớ thịt.
- Các nón phát triển dạng đơn tính, nón đực thường mang hình dạng như một quả trứng hình trụ, chiều dài lớn hơn đầu cành từ 6 – 7mm, nhị cây mang hình vảy; nón cái mọc đơn lẻ ở đầu các cành cây ngắn với gốc nón bắt đầu từ phần kẽ của lá.
- Nón mang theo hạt hình bầu dục giống như một quả trứng dài 0.4cm.
- Rễ có một lớp vỏ màu đỏ bao phủ khoảng 1/3 hạt.
- Thời kỳ ra hoa từ tháng 3 – 4, mùa chín của hạt là tháng 10 đến 12.
Đặc điểm sinh thái
- Giống cây hoàng đàn tuyết thường phát triển tại môi trường khí hậu ôn đới, đặc biệt là ở những khu rừng mưa nguyên sinh có độ ẩm cao.
- Phân bố trong rừng hỗn giao thường xanh ở độ cao 900 – 2500m hoặc mọc thành những nhóm nhỏ gần những giống cây thuần chủng.
- Cây gỗ Hoàng Đàn Tuyết mọc rải rác ở nhiều tỉnh, thành ở khu vực miền Bắc là Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh. Cho đến những khu vực miền Trung như Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đà Lạt và Lâm Đồng. Ngoài ra, loài cây lấy gỗ này có thể được tìm thấy ở một số nước châu Á như Lào, Myanmar, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia hay Philippines.
Ưu nhược điểm gỗ hoàng đàn tuyết
Ưu điểm
- Cây gỗ hoàng đàn tuyết có kích thước lớn, thân cây dáng thẳng với các thớ gỗ mịn và đường vân đẹp.
- Có khả năng chống mối mọt và sâu bệnh.
- Độ bền của gỗ cao, có khả năng chống thấm tốt và chịu được ngoại lực.
- Thân gỗ có chứa tinh dầu màu vàng xanh, có mùi thơm như của đàn hương hay trầm hương với hàm lượng từ 3,5% trong gỗ tươi đến 4,5% như gỗ khô.
Nhược điểm
- Mức độ quý hiếm cao nên gỗ hoàng đàn tuyết có giá trị kinh tế cao và rất khó tìm mua.
Giá gỗ hoàng đàn tuyết Lạng Sơn
Giá gỗ hoàng đàn tuyết Lạng Sơn có giá từ 10 triệu đến vài chục triệu/kg, với một gốc cây nhỏ mức giá cũng đã có thể lên tới 3 đến 8 triệu đồng/kg.
Cụ thể:
Cách nhận biết gỗ hoàng đàn tuyết Lạng Sơn
- Dựa theo hình dáng vân gỗ: Hoàng đàn tuyết là dòng gỗ cứng có thớ rất mịn. Vân gỗ đan xen hai màu sáng tối đều và đẹp. Các đường vân này có mật độ khá dày thể hiện rõ tuổi của gỗ. Cụ thể, loại khai thác từ cây hoàng đàn tuyết lâu năm có số lượng vân rất lớn.
- Quan sát gỗ lên tuyết: Khả năng lên tuyết chính là đặc điểm nổi bật nhất của hoàng đàn tuyết Lạng Sơn. Loại gỗ này khi được bảo quản nơi kín khí sẽ tự tạo một lớp tuyết màu trắng lấp lánh giăng ngang dọc như mạng nhện. Lớp tuyết này được tạo thành từ loại tinh dầu đặc biệt có trong gỗ.
- Cảm nhận hương thơm: Với lượng tinh dầu cao, gỗ hoàng đàn tuyết Lạng Sơn có hương thơm đặc trưng. Mùi gỗ thanh dịu, đậm chứ không hắc. Mùi hương này có phần “ngọt” như nhân sâm có khả năng kích thích khứu giác mang lại sự thoải mái và cảm giác dễ chịu. Thậm chí, còn có người cho rằng loại gỗ này thơm không khác gì trầm hương.
- Đánh giá khả năng chống mối mọt: Lượng tinh dầu có trong hoàng đàn tuyết không chỉ tạo nên lớp phủ đẹp, mà còn mang đến khả năng chống côn trùng hiệu quả. Gỗ hoàng đàn tuyết Lạng Sơn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không bị mối mọt tấn công gây hư hại.
Tại sao gỗ hoàng đàn lên tuyết?
Gỗ hoàng đàn lên tuyết xảy ra do sự kết tinh của tinh dầu hoàng đàn trong gỗ. Hiện tượng này chỉ được tìm thấy ở các cây gỗ hoàng đàn ở rừng núi Lạng Sơn, Việt Nam.
Tinh dầu hoàng đàn là một loại tinh dầu tự nhiên được tiết ra từ các tế bào gỗ của cây hoàng đàn. Tinh dầu này có màu trắng, dạng lỏng, mùi thơm đặc trưng. Khi gỗ hoàng đàn bị cắt xẻ, tinh dầu sẽ thấm ra ngoài và kết tinh thành những hạt nhỏ màu trắng, trông giống như tuyết.
Hiện tượng gỗ hoàng đàn lên tuyết thường xảy ra ở những cây hoàng đàn có tuổi đời cao, đã sống hàng trăm năm. Những cây này có hàm lượng tinh dầu cao hơn so với những cây non.
Ngoài ra, hiện tượng này cũng có thể xảy ra khi gỗ hoàng đàn bị phơi khô trong điều kiện thời tiết khô ráo. Khi đó, tinh dầu sẽ bị cô đặc lại và kết tinh thành những hạt nhỏ màu trắng.
Hiện tượng gỗ hoàng đàn lên tuyết được coi là một đặc điểm quý hiếm của loại gỗ này. Nó khiến cho gỗ hoàng đàn trở nên đẹp mắt và có giá trị cao hơn.
Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng gỗ hoàng đàn lên tuyết:
- Độ tuổi của cây hoàng đàn: Cây hoàng đàn càng có tuổi đời cao thì hiện tượng lên tuyết càng rõ rệt.
- Điều kiện thời tiết: Gỗ hoàng đàn được phơi khô trong điều kiện thời tiết khô ráo sẽ dễ lên tuyết hơn.
- Cách thức chế tác: Gỗ hoàng đàn được xẻ mỏng, phẳng sẽ dễ lên tuyết hơn.
Cách làm gỗ hoàng đàn lên tuyết
- Đầu tiên, hãy làm ẩm gỗ hoàng đàn để kích thích gỗ lên tuyết.
- Sau đó, cho mẫu gỗ ẩm vào túi kín và bảo quản ở nơi không gió.
- Sau một thời gian, gỗ sẽ xuất hiện những tinh thể tuyết mọc đan xen không theo quy luật.
Trong trường hợp lớp tuyết bị mất đi khi sử dụng gỗ hoàng đàn thì lặp lại các bước như trên để tạo nên lớp mới.
Ứng dụng của gỗ Hoàng đàn tuyết
Với nhiều ưu điểm nổi bật, gỗ hoàng đàn tuyết được ưa chuộng trong chế tác đồ dùng nội thất như bàn ghế, giường, tủ – kệ; ngoài ra còn được sử dụng làm vật phẩm phong thuỷ, đồ trang sức như vòng tay, tượng Phật,…. Ngoài ra, gỗ vụn khi làm ra còn được dùng để làm hương đốt giúp xua đuổi côn trùng rất hiệu quả.
Hương thơm lan tỏa nhẹ nhàng của hoàng đàn tuyết cũng rất hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, stress, chữa đau đầu, mất ngủ. Tinh dầu chiết xuất từ gỗ cũng có thể được sử dụng trong nhà, tủ quần áo, ô tô,… giúp khử mùi hôi rất tốt.
Trên đây là các thông tin liên quan đến gỗ hoàng đàn tuyết. Bởi vì đã trở nên khan hiếm trên thị trường nên nhiều cơ sở đã cố tình làm giả loại gỗ này nhằm mục đích trục lợi từ người mua thiếu hiểu biết. Để tránh tình trạng tiền mất, tật mang, bạn nên lựa chọn những cơ sở uy tín nhằm đảm bảo về giá cả và chất lượng.
Nội Thất Điểm Nhấn có cung cấp dịch vụ sản xuất nội thắt gỗ theo yêu cầu, bạn quan tâm liên hệ 1800 9398 hoặc để lại thông tin nhé!
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ huỳnh đàn là gỗ gì? Màu trắng hay đỏ? Giá bao nhiêu 1kg?
- Gỗ lát chun có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?
- Gỗ nghiến là gì? Thuộc nhóm mấy? 1m3 gỗ nghiến giá bao nhiêu?
- Gỗ hoàng đàn là gì? Có mấy loại? Giá 1kg gỗ mới nhất 2024
- Gỗ dâu là gì? Phân loại, ưu nhược điểm và giá bán 2024
- Gỗ nhai bách
- Gỗ me đá là gỗ gì? Có tốt không? Gỗ me đá giá bao nhiêu?
- Gỗ Mahogany là gỗ gì? Có tốt không? Giá gỗ mahogany?
- Gỗ du sam có tốt không? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu?