Diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý và đúng tiêu chuẩn? Cần phân chia không gian và sử dụng bố trí nội thất ra sao để tiện lợi nhất? Trong quá trình xây dựng không gian bếp thì đây là điều mà gia chủ rất quan tâm. Diện tích chuẩn nhất vẫn là dựa vào yếu tố diện tích tổng thể và nhu cầu sử dụng bếp của gia chủ. Như thế nào là chuẩn và hợp lý thì cùng xem bài viết dưới đây của Nội Thất Điểm Nhấn nhé!
Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý và tiện lợi
Thật ra bạn không cần phải tập trung vào một con số nhất định nào cho một diện tích nhà bếp hợp lý. Tất cả sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố của ngôi nhà. Chẳng hạn như nếu nhà có diện tích tổng càng lớn thì diện tích xây dựng không gian bếp sẽ lớn theo.
Sự hợp lý được thể hiện qua việc phân chia không gian bếp. Làm sao để tỉ lệ phù hợp với diện tích ngôi nhà. Không nên để cho không gian nhà quá lớn mà phòng bếp quá nhỏ hoặc ngược lại. Tất cả không gian nên cân xứng và hợp lý đúng với nhu cầu và thẩm mỹ.
Có 4 diện tích dành cho khu vực bếp khá phổ biến tại Việt Nam lần lượt là 12m2, 15m2, 20m2, 25m2. Ngoài việc phụ thuộc vào diện tích tổng của ngôi nhà, còn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình. Có nhiều gia đình chỉ cần một căn bếp để nấu ăn và rửa bát. Bố trí thêm những nội thất cần thiết như bàn bếp, tủ lạnh, tủ bếp.
Thì chỉ cần xây dựng tầm 10 – 15m2 là phù hợp. Tuy nhiên cũng có những gia đình mong muốn gian bếp của mình hiện đại, tiện nghi hơn. Với những nội thất sành điệu hơn như quầy bar hay bàn đảo. Trong trường hợp này thì diện tích cần phải trên 20m2 mới đủ không gian bố trí.
Đối với những mô hình nhà ống hoặc căn hộ chung cư hiện nay. Nhà bếp thường được thiết kế liền kề với phòng khách không gian mở. Nhằm giúp căn bếp được thoáng và mở rộng hơn. Nếu vậy thì bạn cần chú ý phân chia không gian để bếp không chiếm quá nhiều diện tích tiếp khách.
Sau những phân tích trên thì bạn có thể giải đáp được câu hỏi diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý. Hãy để những đơn vị thiết kế và thi công đưa ra giải pháp tốt nhất. Tùy theo diện tích thực tế và nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.
Kích thước và diện tích bếp tiêu chuẩn
Kích thước và diện tích của một bếp tiêu chuẩn có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và thiết kế cụ thể. Tuy nhiên, dưới đây là một số thông tin và số liệu tham khảo về kích thước và diện tích bếp tiêu chuẩn:
Kích thước bếp tiêu chuẩn
Kích thước tiêu chuẩn của phòng bếp có thể sẽ có sự chênh lệch không giống nhau tùy thuộc vào quy mô và thiết kế cụ thể của ngôi nhà hoặc căn hộ mà bạn đang sinh sống. Bạn có thể tham khảo các kích thước phù hợp với người Việt Nam sau đây:
- Chiều cao của mặt bếp: Thường khoảng 85-90cm, giúp tạo ra một mặt bằng làm việc thoải mái và thuận tiện cho người sử dụng.
- Chiều sâu của mặt bếp: Khoảng 50-70cm dễ dàng cung cấp không gian đủ để đặt các thiết bị nấu ăn và để chuẩn bị các nguyên liệu và đồ dùng khác một cách thuận tiện.
- Chiều rộng của mặt bếp: Phụ thuộc vào số lượng và loại các thiết bị như bếp gas, bếp điện, lò nướng, tủ lạnh và bồn rửa chén. Trong trường hợp bếp gia đình thông thường, chiều rộng của mặt bếp thường là từ 70-100cm. Điều này tạo ra không gian đủ để sắp xếp các thiết bị và cung cấp không gian nấu nướng rộng rãi.
Diện tích bếp tiêu chuẩn
Diện tích bếp tiêu chuẩn sẽ khác nhau tùy thuộc vào quy mô và thiết kế cụ thể. Vậy nên, những thông tin về diện tích bếp sau đây có thể giúp bạn hình dung rõ hơn và lên ý tưởng thiết kế cho không gian bếp của mình:
- Bếp nhỏ: Diện tích khoảng 10-15m2, đây là diện tích nhỏ và thích hợp cho căn hộ nhỏ, căn hộ studio hoặc căn hộ có không gian bếp hạn chế.
- Bếp trung bình: Diện tích khoảng 15-20m2, đây là diện tích phổ biến cho phòng bếp gia đình thông thường. Nó cung cấp không gian đủ để sắp xếp các thiết bị nấu ăn và cung cấp không gian nấu nướng rộng rãi và thông thoáng hơn.
- Bếp lớn: Diện tích trên 20m2, đây là diện tích phù hợp cho những gia đình có nhu cầu sử dụng không gian bếp lớn. Có thể bố trí nhiều vật dụng nhà bếp hơn hoặc tổ chức các buổi nấu nướng họp mặt bạn bè và người thân.
Lưu ý rằng, trên đây chỉ là kích thước và diện tích tiêu chuẩn tham khảo và có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu và quy mô của mỗi ngôi nhà hoặc căn hộ. Nếu bạn đang thiết kế một phòng bếp mới, nên cần có sự tư vấn với kiến trúc sư hoặc chuyên gia thiết kế để có được thông tin chi tiết và tùy chỉnh phù hợp với nhu cầu của bạn.
Nên phân chia khu vực cho phòng bếp là bao nhiêu thì hợp lý
Tam giác hoạt động trong không gian nhà bếp
Tam giác hoạt động là gồm ba vị trí là bồn rửa, bếp nấu ăn và tủ lạnh. Đây được cho là trung tâm quan trọng trong không gian bếp. Vùng tam giác này bao gồm khu sơ chế làm sạch thực phẩm, khu cất trữ thực phẩm và khu chế biến nấu nướng. Nếu thiết kế và bố trí khu vực này hợp lý thì sẽ thuận tiện nhanh chóng hơn trong quá trình nấu ăn.
Tổng chiều dài của ba cạnh tam giác dao động trong khoảng 3m6 – 8m. Nếu nhỏ hơn trong khoảng này thì căn bếp sẽ bị chật chội. Gây khó khăn trong thao tác như khó mở các ngăn kéo, gây vướng víu. Còn nếu lớn hơn trong khoảng 3m6 – 8m thì sẽ mất thời gian trong quá trình nấu nướng. Chiều dài của cạnh tam giác nếu dao động từ 1m2 – 2m7 thì hợp lý. Vùng hoạt động rộng rãi giúp thao tác nhanh và tiện lợi, di chuyển dễ dàng hơn.
Khoảng cách hợp lý để đặt các thiết bị trong bếp
Đây là điều rất được quan tâm, đặc biệt là từ các chị em nội trợ. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thuận tiện trong quá trình nấu ăn. Như đã phân chia khu vực tam giác ở phía trên bài viết thì tương ứng sẽ có ba thiết bị được sử dụng thường xuyên là bồn rửa, tủ lạnh và bếp ga. Vậy cần bố trí chúng với khoảng cách như thế nào?
Khoảng cách tối thiểu là 60 cm là khoảng cách hợp lý giữa bếp và bồn rửa. Với khoảng cách này thì bạn có thể đặt thớt hoặc chảo nồi chuẩn bị nấu ăn. Hoặc khi bạn rửa và sơ chế thực phẩm cũng không làm văng nước lên bếp dễ gây hư hỏng cho bếp. Khoảng cách này cũng tạo sự thuận tiện giúp bạn có thể thực hiện cả việc sơ chế và nấu nướng cùng lúc.
Còn khoảng cách giữa tủ lạnh và bồn rửa thì không có con số quy định cụ thể. Theo kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm thì nên đặt trong khoảng 50 – 80 cm. Với khoảng cách này thì việc bạn lấy những thực phẩm trong tủ lạnh để sơ chế cũng thuận tiện hơn. Đay là khoảng cách không quá xa nên không phải di chuyển nhiều lần gây mất thời gian. Bên cạnh đó bạn có thể bố trí thêm những thiết bị bếp khách như máy xay sinh tố, nồi chiên không dầu hay lò vi sóng. Những khoảng cách giúp di chuyển thuận lợi:
- Từ bàn đảo đến tủ lạnh nên có khoảng cách dao động từ 1m – 1m2
- Từ bàn đào đến tủ bếp nên có khoảng cách dao động từ 90cm – 1m2
- Từ bàn đảo đến tường đối diện tủ bếp có khoảng cách dao động là 1m -1m2
- Từ bàn đảo đến tường đối diện tủ lạnh có khoảng cách dao động là 80 – 90cm.
Kích thước tiêu chuẩn của một số đồ nội thất trong bếp
Kích thước tiêu chuẩn tủ bếp
Ngoài vấn đề diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý. Cần quan tâm đến kích thước của nội thất trong căn bếp. Những không gian bếp hiện đại thì tủ bếp là món nội thất không thể thiếu. Giúp lưu trữ thêm vật dụng, tiện nghi hơn. Thông thường thì tủ bếp sẽ gồm tủ bếp dưới và tủ bếp trên. Khi thiết kế và xây dựng nên phù hợp với chiều cao của người nội trợ trong nhà.
Tủ bếp dưới thường sẽ có chiều cao dao động từ 81 – 86 cm. Kích thước này có thể giúp cho người phụ nữ dễ dàng nấu ăn. Bên cạnh đó đây cũng là con số tốt trong phong thủy. Chiều sâu tủ bếp thường sẽ tầm 60cm tính cả bồn rửa cũng như mặt đá đặt bếp ga. Tủ bếp trên thì sẽ cao tầm khoảng 80cm. Chiều sâu tiêu chuẩn sẽ dao động từ 35 – 45cm. Chiều sâu của tủ trên thường nhỏ để việc lấy đồ được thuận tiện hơn.
Kích thước quầy bar tiêu chuẩn
Phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý và kích thước tiêu chuẩn nội thất như thế nào? Với thiết kế quầy bar thì sẽ làm cho không gian bếp thêm hiện đại và tiện nghi. Bên cạnh đó bố trí thêm quầy bar sẽ thuận lợi để bày trí thức ăn. Hoặc chỉ đơn giản là nơi để trò chuyện thư giãn với nhau trong lúc nấu ăn.
Chiều cao tiêu chuẩn quầy bar dao động từ 70 – 80cm. Nếu mẫu được gắn với bàn đảo hoặc bàn bếp thì sẽ cao hơn tầm 1m – 1m2. Với chiều sâu từ 40 – 60cm đủ diện tích để các thành viên trong gia đình ngồi cùng nhau.
Ghế của quầy bar thường đơn giản, kích thước nhỏ gọn thường không có tựa lưng hoặc điểm tựa thấp. Mẫu ghế sẽ phụ thuộc vào chiều cao của quầy bar. Ghế có chiều cao tầm khoảng 60 – 80 cm và có giá để tăng thêm sự tiện lợi khi sử dụng.
Kích thước của bàn đảo
Kích thước bàn đảo tiêu chuẩn sẽ dao động từ 81 86cm. Chiều cao nên ngang bằng với mặt bếp để không gian có sự tương xứng. Với độ sâu tầm 60cm và độ dài tùy chỉnh để phù hợp với không gian. Tùy vào diện tích của căn bếp mà sẽ có những thay đổi phù hợp nhất.
Bài viết liên quan:
- Góc giải đáp: diện tích xây dựng là gì?
- Diện tích phòng khách bao nhiêu là hợp lý? – Những tiêu chuẩn thiết kế
- Thiết kế nhà diện tích 5x12m và phong cách nội thất phù hợp
Những lưu ý khi chọn kích thước phòng bếp mà bạn cần biết
Khi chọn kích thước phòng bếp, có một số lưu ý quan trọng cần xem xét để đảm bảo sự tiện nghi và hiệu quả trong việc sử dụng không gian. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn kích thước phòng bếp:
- Xem xét yêu cầu và nhu cầu sử dụng: Trước khi bắt đầu thiết kế phòng bếp, hãy xác định rõ yêu cầu và nhu cầu sử dụng của bạn. Cần xác định các yếu tố bao gồm: số người sử dụng phòng bếp, tần suất nấu ăn và các hoạt động khác trong phòng bếp. Điều này giúp bạn xác định diện tích và kích thước phù hợp với nhu cầu của gia đình bạn.
- Đảm bảo không gian di chuyển thoải mái: Một phòng bếp lý tưởng nên có không gian di chuyển thoải mái để bạn có thể dễ dàng tiếp cận các khu vực khác nhau trong phòng bếp. Hãy đảm bảo rằng không gian giữa các khu vực như bồn rửa chén, bếp nấu và bàn làm việc đủ rộng để bạn di chuyển dễ dàng mà không gặp khó khăn.
- Xác định diện tích bố trí thiết bị: Các thiết bị trong phòng bếp như bếp gas, bếp điện, lò nướng, tủ lạnh và máy rửa chén sẽ ảnh hưởng đến kích thước phòng bếp. Đo và xác định kích thước chính xác của các thiết bị mà bạn muốn lắp đặt và đảm bảo có đủ không gian để chúng vừa vặn và hoạt động một cách thuận tiện.
- Lưu ý về kiến trúc: Kiến trúc và cấu trúc của căn nhà hoặc căn hộ cũng sẽ ảnh hưởng đến kích thước phòng bếp. Nên xem xét vị trí của cửa vào, cửa sổ, ống khói và các yếu tố kiến trúc khác trong phòng bếp và điều chỉnh kích thước phòng bếp sao cho phù hợp với các yếu tố này.
- Hợp lý hóa diện tích sử dụng: Đảm bảo tận dụng tối đa diện tích sử dụng trong phòng bếp. Xem xét sử dụng không gian trên cao bằng cách lắp đặt các tủ treo hoặc kệ để lưu trữ đồ dùng nhằm giảm thiểu diện tích sàn. Đồng thời, tận dụng cẩn thận các góc và khu vực nhỏ để sắp xếp các thiết bị và tạo ra không gian lưu trữ thông minh.
- Tiêu chuẩn an toàn: Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn liên quan đến không gian và kích thước phòng bếp. Đảm bảo có đủ không gian để thoát hiểm vào những tình huống xấu và tránh việc chồng chất các thiết bị nấu nướng gần nhau.
Thế nên, bạn cần phải nhớ rằng mỗi ngôi nhà hoặc căn hộ có yêu cầu và điều kiện riêng. Do đó, nên trao đổi với kiến trúc sư hoặc chuyên gia thiết kế trước khi xây dựng để đảm bảo rằng kích thước phòng bếp được điều chỉnh phù hợp với không gian sống và nhu cầu của gia đình bạn.
Những thông tin chi tiết xoay quanh câu hỏi diện tích phòng bếp bao nhiêu là hợp lý đã được giải đáp. Nội Thất Điểm Nhấn đã chia sẻ những thông tin cần thiết, mong là có thể phần nào giúp bạn hiểu hơn về phân chia không gian bếp hợp lý. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu cần tư vấn và thiết kế nhà ở. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Nội Thất Điểm Nhấn – chúng tôi luôn tận tâm và chuyên nghiệp.