Thế nào là bậc tam cấp? Cách tính bậc tam cấp chuẩn

Cập Nhật 03/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Bậc tam cấp là một phần khá phổ biến trong các công trình xây dựng dân dụng như nhà ở, công trình công cộng. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là bậc tam cấp cũng như cách tính bậc tam cấp theo phong thuỷ như thế nào. Trong bài viết sau đây, Nội Thất Điểm Nhấn sẽ đi sâu vào giải đáp chi tiết cho bạn.

Bậc tam cấp là gì?

Bậc tam cấp là một bộ ba bậc thềm được xây dựng trước nhà ở, ngoài sân, giúp dễ dàng đi lại, lên xuống. Bậc tam cấp thường có chiều cao và chiều rộng bằng nhau, được xây dựng bằng gạch, đá, xi măng,…

Theo quan niệm phong thủy, bậc tam cấp tượng trưng cho ba bậc Thiên – Địa – Nhân. Bậc đầu tiên (sân) là bậc Thiên, tượng trưng cho trời. Bậc thứ hai (tam cấp 1) là bậc Địa, tượng trưng cho đất. Bậc thứ ba (tam cấp 2) là bậc Nhân, tượng trưng cho con người.

bậc tam cấp là gì
Bậc tam cấp là nơi kết nối giao thông hoạt động trong và phía ngoài của ngôi nhà

Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chuẩn

Trước khi đi sâu vào hướng dẫn cách tính bậc tâm cấp như thế nào, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm quan trọng đó là

  • “Bậc” là những bậc xây lên.
  • “Chỉ loại cấp” – có các cấp nhị cấp và tam cấp.

Ví dụ, nếu sân được định vị là bậc 1 trong tam cấp (gọi là tam cấp 1), điều này đồng nghĩa với việc bạn phải đào sâu xuống để xây dựng tam cấp. Khi đó, bậc tam cấp chỉ còn 2 cấp, vì bậc 1 đã nằm bên dưới mặt sân, và điều này gọi là bậc nhị cấp.

Một ví dụ khác, nếu nhà và bậc tam cấp 3 được đặt ngang nhau, lúc này tam cấp cũng chỉ còn 2 cấp và được gọi là nhị cấp (vì bậc 3 đã trở thành mặt hiên của ngôi nhà).

Từ những ví dụ trên, ta có thể kết luận rằng bậc tam cấp chỉ thực sự tồn tại khi bậc 1 cao hơn mặt sân và bậc 3 thấp hơn mặt sàn của ngôi nhà. Điều này giúp ta hiểu rõ hơn về sự cân xứng và thống nhất trong thiết kế các bậc xây lên trong kiến trúc tam cấp.

Sau đây là 2 cách tính bậc tam cấp phổ biến hiện nay:

Cách 1: Tính bậc tam cấp theo Thiên – Địa – Nhân

Với cách tính này, bạn đặt bậc cấp 1 cao hơn mặt sân và bậc cấp 3 thấp hơn mặt nền của nhà, bậc tam cấp nối liền giữa sân với nhà chỉ bao gồm ba bậc. Trong đó, mỗi bậc được sắp xếp theo số lẻ như 3 – 7 – 9 tượng trưng cho ba yếu tố: Thiên – Địa – Nhân. Với cách thiết kế này, bậc tam cấp sẽ mang đến cho công trình sư hài hòa về mặt phong thủy.

Tuy nhiên, việc lựa chọn số lượng bậc cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng công trình và tuổi, mệnh của gia chủ. Để tạo ấn tượng tốt cho căn nhà, quá trình xây dựng cần được thực hiện cẩn thận và chú ý. Khi hoàn thành, bậc tam cấp cần được bảo quản và bảo trì sao cho giữ được độ sáng bóng, đẹp mắt, không bị trầy xước hay sứt mẻ.

Cách tính bậc tam cấp theo Thiên - Địa - Nhân
Bậc tam cấp tính theo Thiên – Địa – Nhân

Cách 2: Tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử

Điều quan trọng khi tính bậc tam cấp theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử đó biết được nên đặt “Sinh” ở đâu. Chính bởi vậy nên có nhiều tranh cãi về việc này.

Cụ thể nó sẽ có 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: “Sinh” vào tam cấp 1, tức là ở cấp đầu tiên của tam cấp để từ đó sẽ có tam cấp 2 là “Lão” và tương tự, tam cấp 3 là “Bệnh”, sàn nhà ở là “Tử”. Nếu đi ngược lại thì cũng sẽ có sân sẽ là “Tử” theo cách tính tuần tự như trên.
  • Trường hợp 2: Sân sẽ tương ứng với bậc 1 – “Sinh”, bậc 2 tương đương “Lão”, bậc 3 tương đương “bệnh”, bậc 4 là “Tử” và bậc 5 tương ứng với sàn quay về là “Sinh”. Theo cách tính này thì sân nhà và sàn nhà đều mang bậc “Sinh”.
Tính bậc tam cấp theo Sinh - Lão - Bệnh - Tử
Cách tính bậc tam cấp theo “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”

Nhiều người cho rằng cách tính của trường hợp 1 không đúng, bởi sân sẽ là nơi mà mọi người thường xuyên đi lại, phải đi qua sân với vào nhà được. Vì thế, đây là một nơi quan trọng và đầy sinh khí nên không thể là “Tử” được. Do đó, sân và sàn trong nhà phải là “Sinh” mới đúng. Cho nên mới xuất hiện cách tính như trường hợp 2.

Ngoài ra, theo một số thông tin chúng tôi tìm hiểu được, bậc tam cấp chỉ áp dụng cách tính theo Thiên – Địa – Nhân. Đối với cách tính theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử, chỉ áp dụng cho bậc thang trong nhà.

Xây bậc tam cấp như thế nào là đúng?

Về kích thước bậc tam cấp

  • Chiều cao bậc tam cấp thường dao động từ 15-20 cm, chiều rộng bậc tam cấp thường dao động từ 20-30 cm.
  • Khoảng cách giữa các bậc tam cấp thường dao động từ 30-40 cm.
  • Chiều cao bậc tam cấp phải đảm bảo an toàn cho người đi lại, không quá cao gây khó khăn cho người già, trẻ em, người khuyết tật, nhưng cũng không quá thấp gây trơn trượt.
  • Chiều rộng bậc tam cấp phải đủ rộng để người đi lại thoải mái, không bị vấp ngã.
  • Khoảng cách giữa các bậc tam cấp phải phù hợp để người đi lại dễ dàng bước lên, bước xuống.
  • Tùy vào lĩnh vực đặc trưng. Ví dụ như các bệnh viện hay công trình công cộng, chiều cao sẽ rơi vào khoảng 10-12 cm.
Kích thước bậc tam cấp
Tính kích thước bậc tam cấp là một yếu tố quan trọng khi thiết kế và thi công

Về vật liệu xây dựng bậc tam cấp

  • Bậc tam cấp thường được xây dựng bằng gạch, đá, xi măng.
  • Gạch xây bậc tam cấp thường là gạch thẻ, gạch block.
  • Đá xây bậc tam cấp thường là đá granite, đá marble, đá xanh.
  • Xi măng xây bậc tam cấp thường là xi măng PC30, PC40.
  • Gạch lát bậc tam cấp lựa chọn tuỳ theo thiết kế của công trình.

Cách tính m2 bậc tam cấp

Diện tích mặt bậc thang (mặt nằm):

  • Mặt bậc = Chiều dài x Chiều rộng x Số bậc

Diện tích cổ bậc thang (mặt dựng):

  • Cổ bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc

Cách tính phần len chân tường:

  • Phần len chân tường trên mặt nằm: (chiều rộng + 0.1) x số bậc
  • Phần len chân tường trên mặt dựng: (chiều cao + 0.1) x số bậc

Hãy cộng tất cả các mục trên sẽ có được chiều dài len chân tường. Lấy con số này nhân cùng đơn giá thi công theo mét dài sẽ tính được thành tiền của phần len.

Tính m2 bậc tam cấp
Bạn có thể chia nhỏ các bậc tam cấp ra để tính diện tích cho phần này

Kích thước bậc tam cấp theo từng loại hình công trình

Kích thước bậc tam cấp nhà cấp 4

  • Chiều cao: 15-18 cm
  • Chiều rộng: 20 cm
  • Chiều dài: dựa theo phương án thiết kế căn nhà.

Kích thước bậc tam cấp nhà ống

  • Chiều cao: 15-18 cm
  • Chiều ngang: 25-30 cm
  • Chiều dài: tùy vào thiết kế chung của căn nhà

Kích thước bậc tam cấp công trình công cộng

  • Chiều cao: 10 – 12 cm
  • Chiều rộng: 25 – 30 cm
  • Chiều dài: Tùy mỗi công trình

Đối với các công trình công cộng, bậc tam cấp cần đáp ứng nhu cầu sử dụng có nhiều người đi lại liên tục. Do đó, chiều rộng được giữ nguyên và chiều cao các bậc được điều chỉnh giảm đi để đảm bảo sự thuận tiện.

Kích thước bậc tam cấp
Bậc tam cấp ở những nơi nhiều người qua lại được làm rộng hơn bình thường

Kích thước bậc tam cấp công trình tòa nhà lớn

Để đảm bảo tính hài hòa với tổng thể, bậc tam cấp tại những công trình quy mô lớn như bảo tàng, nhà hát, biệt thự,… được điều chỉnh lớn hơn. Chiều ngang mỗi bậc sẽ lớn hơn so với bậc trong nhà ở. Còn chiều cao các bậc được giữ nguyên để đảm bảo tính thuận tiện và an toàn khi sử dụng.

Cách khắc phục tình trạng thềm nhà hai bậc

  • Xây bậc giả: tận dụng khoảng giữa bậc thứ nhất và nền sân để xây thêm một bậc nhỏ. Bậc giả này chỉ cần cao vài cm đủ để tạo bậc tam cấp là được. Tuy nhiên, cách làm này không được kiến trúc sư đánh giá cao. Thứ nhất, bậc giả thêm vào thấp hơn những bậc khác gây mất thẩm mỹ. Thứ hai, bậc giả này không chỉ không giúp việc đi lại dễ dàng, mà còn tăng nguy cơ vấp ngã gây mất an toàn.
bậc tam cấp
Xây bậc giả là cách hiệu quả để biến bậc nhị cấp thành bậc tam cấp
  • Xây lại bậc tam cấp: hai bậc lỗi sẽ bị đập bỏ, sau đó bậc tam cấp mới được xây lên với chiều cao mỗi bậc phù hợp với khoảng cách giữa nền sân với nền nhà. Cách làm này sẽ gây phát sinh chi phí xây lại bậc tam cấp. Nhưng khi được hoàn thiện, các bậc sẽ đều và cân đối, mang đến cho căn nhà tính thẩm mỹ cao.
  • Gỡ bỏ bậc nhị cấp: Nếu sàn nhà không đủ cao để xây bậc tam cấp thì hãy phá bỏ cả hai bậc nhị cao bậc nhị cấp. Lúc này, một người chỉ cần bước một lần là có thể từ sân đi vào trong nhà.Cách xử lý này là để tránh kiểu thiết kế bậc nhị cấp không tốt cho phong thủy. Tuy nhiên, đây là giải pháp chỉ phù hợp với những nhà có sàn không quá cao với sân để đảm bảo sự thuận tiện khi đi lại.

Câu hỏi thường gặp về bậc tam cấp

Nên xây nhà mấy bậc thềm thì tốt?

Số bậc thềm nên được tính toán dựa theo chiều cao của mặt sàn. Tuy nhiên, nhìn chung thì các công trình sử dụng để sinh sống như nhà ở nên xây 3 hay 5 bậc để vừa đảm bảo phong thủy, vừa mang đến sự thuận tiện. Còn những nơi nhiều người lui tới cần sự tôn nghiêm như dinh thự hay chùa chiền thì có thể xây nhiều hơn chẳng hạn như 7 hoặc 9 bậc.

Nên làm tam cấp 3 bậc hay 5 bậc?

Nếu công trình không quá cao thì nên xây chỉ 3 bậc thềm tam cấp để mang đến sự tiện lợi. Còn những công trình với nền nhà cao hơn sân quá nhiều thì hãy xây 5 bậc để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Thềm nhà 1 bậc có tốt không?

Đây là điều tốt theo phong thủy. Bởi vì, theo cách tính bậc tam cấp theo Sinh Lão Bệnh Tử, nếu giữa nền nhà và sân chỉ có duy nhất một bậc thì bậc này rơi vào “Sinh”. Cách thiết kế này sẽ góp phần mang lại vượng khí, may mắn, tiền tài và sức khỏe cho gia đình.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã biết bậc tâm cấp là gì và cách tính bậc tam cấp theo phong thủy đúng chuẩn là như thế nào. Bạn có nhu cầu xây dựng bậc tam cấp cho ngôi nhà của mình thì gọi ngay 1800 9398 hoặc để lại thông tin để nhân viên của Nội Thất Điểm Nhấn liên hệ nhé!



>> Một số bài viết liên quan:

6.1k

Bài viết hữu ích ?
5/5 - (6 bình chọn)
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15