- Mặc định
- Lớn hơn
Trần thạch cao phẳng được nhiều gia chủ yêu thích với thiết kế đơn giản, nhưng vẫn thể hiện được vẻ đẹp hiện đại của ngôi nhà và tối ưu không gian được rộng rãi hơn. Trong bài viết sau Nội Thất Điểm Nhấn sẽ gợi ý với bạn những mẫu trần thạch cao phẳng đẹp và dẫn đầu xu hướng hiện nay.
Trần thạch cao phẳng là gì? Cấu tạo và ứng dụng
Trần thạch cao phẳng được ghép từ nhiều tấm thạch cao hệ khung của trần nhà và khi hoàn thiện sẽ cùng nằm trên mặt phẳng, không bị chìm xuống hay có khung xương đỡ nhô ra. Loại trần thạch cao phẳng có thiết kế và hoạ tiết đơn giản, vì vậy sẽ giúp không gian được rộng rãi hơn.
Có hai loại trần thạch cao phẳng chính là trần thạch cao thả và trần thạch cao chìm. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết ở bài viết liên quan nhé!
- Trần thạch cao thả: Loại này có khung xương và thanh xương lộ ra ngoài, kết hợp với tấm trạch thạch cao được phủ tấm sợi khoáng hoặc PVC.
- Trần thạch cao chìm: Có cấu tạo khung xưởng ẩn bên trong và không nhìn thấy được.
Cấu tạo trần thạch cao phẳng bao gồm:
- Khung xương trần: Gồm nhiều thanh thép mỏng mặt cắt chữ T, chữ L… kết nối với nhau trên khung trụ chính chắc chắn.
- Tấm trần thạch cao: Được liên kết trực tiếp với khung xương bằng cách dùng vít cố định.
- Lớp sơn bả: Có tác dụng giúp cho bề mặt trần thạch cao được đều màu và có độ mịn.
Quý khách có nhu cầu làm trần thạch cao phẳng thì liên hệ 1800 9398 hoặc để lại thông tin tư vấn nhé!
Trần thạch cao phẳng được ứng dụng phổ biến với nhiều không gian thiết kế khác nhau, trong đó phải kể tới: Nhà cấp 4, nhà phố, nhà có gác lửng, chung cư nhỏ… Với thiết kế phẳng đơn giản, nhưng vẫn thể hiện được sự sang trọng, hiện đại và có không gian rộng rãi, thoáng mát.
Ngoài ra, trần thạch cao phẳng còn được ưa chuộng với không gian nhỏ như hành lang chung cư, ban công, nhà vệ sinh, phòng khách sạn… Tuy nhiên, khi thi công tuỳ theo từng vị trí sẽ tiến hành cách âm, chống ẩm, chống cháy sao cho phù hợp.
Ưu, nhược điểm của trần thạch cao phẳng
Tìm hiểu ưu và nhược điểm của trần thạch cao phẳng sẽ giúp bạn dễ dàng đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất khi có ý định sử dụng để trang trí cho ngôi nhà của mình. Cùng tìm hiểu cụ thể dưới đây:
Ưu điểm
- Với thiết kế với đường nét hoa văn đơn giản, vì vậy khi sử dụng trần thạch cao phẳng sẽ tạo cảm giác rộng rãi và thông thoáng cho không gian.
- Trần thạch cao phẳng có nhiều tính năng nổi bật như: Cách âm tốt, khả năng chống cháy, chống ẩm, chịu nhiệt…
- Dễ dàng thi công khi kết hợp với đèn âm trần, đèn led, đèn chùm, quạt trần…
- Sử dụng trần thạch cao phẳng sẽ che được những khuyết điểm khi sử dụng đường dây điện.
- Trần thạch cao phẳng thuận tiện khi sửa chữa, bảo dưỡng và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Có thời gian thi công nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm
- Trần thạch cao phẳng có thiết kế đơn giản, vì vậy mẫu mã và kiểu dáng chưa được đa dạng.
- Để đảm bảo thi công trần thạch cao phẳng hiệu quả, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn đơn vị chuyên nghiệp, có kinh nghiệm lâu năm.
Báo giá thi công trần thạch cao phẳng mới nhất
Dưới đây là báo giá thi công trần thạch cao phẳng mới nhất mà bạn có thể tham khảo:
Loại trần thạch cao | Vật liệu | Đơn giá/m2 |
Trần phẳng | Loại khung xương Vĩnh Tường (tấm gyproc 9mm) | 190.000VNĐ |
Vách 1 mặt | 230.000VNĐ | |
Vách 2 mặt | 310.000VNĐ | |
Tấm thạch cao | 180.000VNĐ |
Lưu ý: Giá thi công trần thạch cao ở trên chỉ tham khảo ở thời điểm hiện tại và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Liên hệ tới hotline 1800 9398 để được báo giá cụ thể nhất.
Tổng hợp mẫu trần thạch cao phẳng đẹp, đơn giản mà thu hút
Trần thạch cao phẳng được ứng dụng trong nhiều phong cách thiết kế và công trình thi công khác nhau. Dưới đây là những mẫu trần thạch cao phẳng đẹp cho không gian phòng khách, phòng bếp và phòng ngủ đẹp nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo:
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp cho phòng bếp
Không gian nhà ống, chung cư hoặc căn hộ có diện tích nhỏ hẹp, do đó khi bố trí không gian bếp thường ưa chuộng những mẫu trần thạch cao phòng khách, phòng ngủ để tối ưu không gian được rộng rãi hơn. Dưới đây là những mẫu đẹp nhất cho phòng bếp mà bạn có thể tham khảo:
Mẫu trần thạch cao phẳng đẹp cho phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng và thể hiện cá tính riêng của gia chủ. Phòng ngủ thích hợp với những mẫu trần thạch cao phẳng có hoạ tiết nhẹ nhàng, đơn giản đảm bảo sự thoải mái khi ngủ.
Nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm trong việc lựa chọn trần thạch cao cho không gian phòng ngủ với khả năng cách âm tốt sẽ giúp ngủ giấc ngủ ngon hơn. Trần thạch cao phẳng có thiết kế đơn giản, vì vậy sẽ giúp cho không gian phòng ngủ trở lên yên tĩnh hơn. Gia chủ có thể kết hợp với đèn led âm trần để trang trí trần nhà.
Quy trình thi công trần thạch cao phẳng
Nắm rõ quy trình thi công trần thạch cao phẳng sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ và tuổi thọ trong quá trình sử dụng. Dưới đây là chi tiết từng bước mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Đo độ cao của trần
Độ cao của trần nhà được tính từ mặt sàn tới bề mặt trần và sử dụng máy laser hoặc ống nivo để đo. Khi đo nên đánh dấu vị trí lại bằng thanh viền tường.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Dùng đinh hoặc vít để cố định thanh viền tường và đảm bảo khoảng cách giữa các đinh vít dưới 3mm.
Bước 3: Điểm treo ty ren
- Khoảng cách giữa hai điểm kề nhau dưới 1000mmm và từ vách đến móc đầu 400m.
- Giàn bê tông nên khoan trực tiếp và dùng búa đóng các lỗ khoan lại rồi treo ty ren phù hợp với độ cao của trần.
Bước 4: Tiến hành lắp khung trần và thanh chính
- Treo thanh chính tương ứng với điểm treo ty ren ở trên sao cho khớp nhau.
- Thanh phụ cần liên kết với thanh chính bằng ngàm và cố định với trần, vách.
Bước 5: Căn chỉnh khung trần
Tiến hành căn chính khung trần thật ngay ngắn và có thể kiểm tra lại độ cao bằng máy laser hoặc ống nivo.
Bước 6: Gắn tấm thạch cao và xử lý khe nối
Đặt chiều dài tấm thạch cao dọc và vuông góc với thanh phụ, sau đó dùng vít cố định lại. Đảm bảo khoảng cách giữa hai tấm kề nhau 200m ở cạnh và 300m ở trong tấm.
Bước 7: Hoàn thiện
Cuối cùng kiểm tra lại công trình thi công, dọn vệ sinh và bàn giao cho khách hàng.
Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp?
Việc thi công trần thạch cao giật cấp hay phẳng còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và phong cách thiết kế. Cùng tham khảo cụ thể dưới đây:
Kiến trúc thiết kế
- Trần thạch cao phẳng: Phù hợp với không gian nhỏ, kiến trúc nhà phố, chung cư nhỏ đơn giản, sang trọng và chi phí hợp lý. Mẫu trần này còn được lựa chọn với công trình có thiết kế theo phong cách cổ điển, tân cổ điển kết hợp với đèn chùm.
- Trần giật cấp: Với phong cách hiện đại sẽ phù hợp với loại trần giật cấp và có không gian rộng lớn hoặc lối trang trí cổ điển xa hoa.
Khả năng tài chính
- Trần thạch cao phẳng: Phù hợp với khả năng tài chính thấp.
- Trần thạch cao giật cấp: Nếu có chi phí dư dả bạn nên chọn trần thạch cao giật cấp để có không gian sang trọng.
Lời khuyên: Nếu muốn có không gian sống đảm bảo tính thẩm mỹ và tối ưu chi phí, bạn nên chọn trần thạch cao giật cấp. Đối với không gian phòng ngủ và phòng bếp có thể dùng trần thạch cao phẳng để có không gian thông thoáng hơn.
Mẹo: Để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ, bạn có thể lựa chọn trần giật cấp cho trần thạch cao phòng khách để tăng tính thẩm mỹ, trong khi các phòng ngủ và phòng bếp có thể sử dụng loại trần này để tạo cảm giác thông thoáng.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được mẫu trần thạch cao phẳng đẹp và phù hợp nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn hoặc liên hệ thiết kế thi công trần thạch cao chuyên nghiệp, hãy liên hệ Nội Thất Điểm Nhấn qua hotline 1800 9398 để được hỗ trợ tận tình nhất.
Bài viết cùng chủ đề
- 65+ Mẫu trần nhựa giật cấp ĐẸP gây ẤN TƯỢNG nhất năm nay
- TOP 85+ Mẫu trần nhựa phòng khách ĐẸP đến không ngờ
- 99+ Mẫu trang trí trần nhà đẹp, đơn giản sang trọng hiện đại
- Phào chỉ thạch cao là gì? 10+ Mẫu và bảng giá mới nhất 2024
- 50+ Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đơn giản, đẹp, hiện đại
- 50+ Mẫu trần thạch cao phòng khách 30m2 đa dạng phong cách
- 49 Mẫu trần thạch cao phòng khách hiện đại, đơn giản mà đẹp
- 99+ Mẫu trần gỗ đơn giản đẹp được yêu thích nhất hiện nay
- Tiêu chuẩn nghiệm thu trần thạch cao như thế nào?