Sơn gỗ PU và những thông tin đáng chú ý

Cập Nhật 07/07/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Sơn gỗ PU được nhiều cơ sở sản xuất sử dụng để hoàn thiện những món đồ nội thất trước khi phân phối đến tay khách hàng. Về mặt lý thuyết, đây là dòng sơn có thể giúp cho những sản phẩm nội thất từ gỗ trở nên sáng bóng, bền và đẹp hơn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, các cơ sở sản xuất cần phải áp dụng đúng phương pháp pha màu và kỹ thuật phun. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ trong bài viết nhé!

Giải đáp thông tin cơ bản về sơn PU

Sau đây là những thông tin chung về dòng sơn PU chẳng hạn như đặc điểm và ưu điểm của loại vật liệu này.

Sơn gỗ PU là gì?

Sơn PU hay còn được gọi bằng một cái tên quốc tế là Polyurethane, là một loại Polymer được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày. Sơn gỗ PU thường xuất hiện trên thị trường với 2 dạng chính là cứng và bọt. Trong đó, loại polymer có dạng bọt được sử dụng thường xuyên để làm đệm mút cho ghế ô tô hoặc bao bọc và bảo vệ các loại vật dụng dễ vỡ.

Sơn PU hay còn được gọi bằng một cái tên quốc tế là Polyurethane
Sơn PU hay còn được gọi bằng một cái tên quốc tế là Polyurethane

Mặt khác, dù là sơn PU dạng nào thì chúng cũng thường được sử dụng để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như giường, tủ, bàn ghế. Dòng sơn này có thể giúp những sản phẩm nội thất bằng gỗ tạo thành bề mặt nhẵn, nổi bật và ngăn chặn sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.

Về cơ bản, sơn PU được chia thành 3 lớp đó là:

  1. Sơn lót: Có tác dụng khiến cho phần bề mặt trở nên phẳng hơn, che đi những khuyết điểm và giúp sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn.
  2. Sơn màu: Dòng sơn PU cho gỗ này thường sở hữu bảng màu sắc đa dạng, phong phú phù hợp theo yêu cầu của khách hàng.
  3. Sơn bóng: Đây là phương pháp pha trộn các loại sơn để tạo độ bóng và được sử dụng xuyên suốt trong quá trình sơn PU của đồ gỗ.

Tính chất vốn có của dòng sơn

Tuy cùng là sơn, nhưng sơn PU không giống như các sản phẩm truyền thống trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có sự khác biệt rõ rệt với những dòng sơn gỗ khác về thành phần và tính chất hóa học. Cụ thể, sơn PU có các thành phần hóa học sau:

  • Chất kết dính: Polyisocyanate hay còn được gọi với cái tên Polyols biến tính, là thành phần tạo độ kết dính. Loại hợp chất này thường chứa nhóm Isocyanate không hoạt tính (tương tự loại sơn có chứa 1 thành phần) và Polyols hoặc Polyols Polyester (có trong loại sơn gỗ PU 2K có chứa 2 thành phần).
  • Chất làm rắn: Loại chất này bao gồm MDI và Polyisocyanates thường chỉ xuất hiện trong thành phần của loại sơn PU 2K.
  • Màu sắc: Bao gồm màu sơn phủ có chứa Titan Dioxit, Bari Sunfat, muội than đen,… cùng với phần màu tô. Đây là thành phần hóa học thường chỉ xuất hiện trong sơn PU màu.
  • Hệ dung môi: Đây là những dung môi có công dụng hòa tan và làm chất kết dính cũng như thành phần đóng rắn thêm loãng hơn. Loại dung môi bên trong sơn PU cũng cần không xảy ra phản ứng với Isocyanate hay không có sự hoạt động của nhóm Hydroxyl.
Sơn gỗ PU có sự khác biệt rõ rệt với những dòng sản phẩm khác về thành phần và tính chất hóa học
Sơn gỗ PU có sự khác biệt rõ rệt với những dòng sản phẩm khác về thành phần và tính chất hóa học

Ưu điểm của sơn PU trên thị trường

Sơn gỗ PU sở hữu rất nhiều ưu điểm khác nhau. Cũng vì những ưu điểm nổi bật này, chúng ta có thể hiểu vì sao các chuyên gia, cơ sở đồ nội thất và phần lớn người tiêu dùng trên thị trường hiện nay lại thường lựa chọn dòng sơn. Theo đó, với loại sơn này, người ta thấy được những ưu điểm sau:

  • Mức độ kết dính của dòng sơn này cao hơn phần lớn những loại khác trên thị trường.
  • Độ bền và khả năng uốn dẻo hiệu quả.
  • Độ cứng cũng đảm bảo nội dung tối đa và tốt nhất.
  • Bền màu và không dễ phai khi tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt là khi tiếp xúc với tình trạng môi trường ở khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam.
  • Màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Mức độ lên màu trên gỗ khá chuẩn và mang tính thẩm mỹ cao.
  • Tạo độ sáng bóng tốt giúp tăng thêm giá trị thẩm mỹ của các loại sản phẩm nội thất.
  • Thành phần của sơn có các thành phần với khả năng chống ố vàng nên sử dụng lâu dài rất hiệu quả.
  • Dễ dàng áp dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau dù là nội hay ngoại thất.
Sơn gỗ PU sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội
Sơn gỗ PU sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi trội

Các loại sơn PU thường thấy hiện nay

PU là loại sơn thường được phần lớn người tiêu dùng trong cộng đồng đồ gỗ nội thất lựa chọn. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sơn PU khác nhau mà không phải ai cũng hiểu rõ về chúng. Cụ thể, các cơ sở sản xuất và kinh doanh chia sơn PU thành các loại sau:

Loại 1K

Loại sơn PU 1K là dòng sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm hiện nay. Đây là loại sơn gỗ PU thông dụng và có giá cả cực kỳ hợp lý. Dòng sản phẩm này thường là hệ sơn chỉ có một thành phần hóa học. Loại sơn này được làm bằng hóa chất Alkyd chất lượng cao cùng với nhựa PU một thành phần. Vai trò chính của sản phẩm sơn này là tăng cường chức năng của những loại đồ gỗ nội thất trong nhà và ngoài trời làm từ kim loại, mây tre đan,… Cạnh đó, một vài ưu điểm nổi trội khác của dòng sơn PU – 1K này chính là:

  • Khả năng bám dính của dòng sơn tốt.
  • Độ bền và công năng uốn cong khá tốt.
  • Mức độ đóng cứng cao.
  • Hàm lượng thành phần làm rắn cao.
  • Màu sắc có độ bền tốt.
  • Có thể chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và hạn chế tình trạng ố vàng.
  • Màu sắc tươi tắn và sáng bóng.
  • Dễ sử dụng.
Sơn PU 1K là dòng sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm
Sơn PU 1K là dòng sản phẩm được rất nhiều người tiêu dùng quan tâm

Tuy nhiên, bên cạnh những công dụng nổi trội, dòng sơn này vẫn tồn tại một số ít khuyết điểm cần được khắc phục. Đầu tiên là khả năng chống xước của sơn khá thấp nên khi áp dụng cho sản phẩm nội thất thường cần phải tránh tác động mạnh nếu không sẽ dễ bị tróc sơn. Kế tiếp đó là sơn không có khả năng kháng dung môi cao nên thường khó pha cùng những loại khác.

Loại giả gỗ

Đây là dòng sơn chuyên dụng dành riêng cho những vân gỗ cần được nhuộm màu. Đồng thời, loại sơn này cũng là cách tạo màu sắc nổi bật cho các sản phẩm làm từ gỗ, nhưng vẫn đảm bảo giữ được nét đẹp tự nhiên và góp phần tăng thêm giá trị cho nội thất. Thành phần tạo màu chính thường được sử dụng trong loại sơn này chủ yếu là hệ Stain cùng Glaze. Đồng thời, nhờ vào khả năng pha trộn này mà sơn giả gỗ sẽ bù đắp được những khuyết điểm và giúp nâng cao công dụng của sơn gỗ PU. Đặc điểm từng hệ màu như sau:

  • Hệ Glaze: Hệ thống này thường được dùng để lên màu cho phần nền và tâm của gỗ mà vẫn không làm mất đi độ tự nhiên vốn có. Glaze thường có 2 dạng là nước và dầu, với nhiều màu sắc đa dạng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất. Sơn có chứa hệ Glaze sẽ được áp dụng cho sản phẩm đồ gỗ bằng phương pháp lau.
  • Hệ Stain: Đây là phương pháp giúp đồ gỗ có một bề mặt màu trong suốt. Mức độ trong trẻo của màu cao giúp tạo cảm giác có chiều sâu và nâng cao giá trị của gỗ. Hệ Stain cũng có sự đa dạng về màu sắc không hề kém cạnh với Glaze, nhưng loại sơn này thường dùng để phun. Phun sơn bóng gỗ giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn cho người thợ. Đồng thời, phương pháp sơn bằng máy phun sẽ giúp các sản phẩm đều màu hơn.
Loại sơn giả gỗ cũng là cách tạo màu sắc nổi bật cho các sản phẩm
Loại sơn giả gỗ cũng là cách tạo màu sắc nổi bật cho các sản phẩm

Dòng sơn Vinyl

Vinyl cũng là loại sơn PU một thành phần được sản xuất đặc biệt dành riêng cho những dây chuyền sơn đồ gỗ công nghiệp. Khả năng khô của loại sơn này khá nhanh, giúp khắc phục những hạn chế còn tồn tại của các loại sơn gỗ truyền thống một cách hiệu quả. Hầu hết các loại sơn gỗ PU Vinyl đều được sử dụng để làm sơn lót hoặc phủ lên những bề mặt gỗ, kim loại,… Ưu điểm chính của loại sơn phủ này là:

  • Độ bám dính cũng như độ bền và khả năng uốn khá tốt.
  • Chất sơn rất dễ sử dụng và khô nhanh.
  • Màng sơn trong và bóng mang lại cảm giác tự nhiên cho sản phẩm.

Tuy nhiên, đây là dòng sơn có độ cứng không quá cao. Thế nên, người tiêu dùng cần lựa chọn loại sơn phù hợp dựa trên mục đích sử dụng của các loại sản phẩm nội thất. Đồng thời, mọi người cũng nên lưu ý không nên để sản phẩm được phun dòng sơn này tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất.

Phương pháp pha chế sơn PU chuẩn xác nhất

Sơn gỗ PU đang dần thay thế những phương pháp đánh bóng bằng sơn trên thị trường trước đây. Dòng sơn này sẽ giúp bàn ghế gỗ thêm phần tươi sáng, đẹp và bóng hơn. Đây cũng là những đặc điểm nổi bật mà chỉ loại sơn màu PU này sở hữu. Tuy nhiên, để đạt được những đặc điểm nổi bật nêu trên, sơn hoàn toàn phụ thuộc vào cách pha màu và quy trình cũng như kỹ thuật phun của người thợ sơn. Để có màu sơn đẹp và bảo vệ sản phẩm chắc chắn nhất, người thợ sơn thường pha sơn Pu theo tỷ lệ sau:

  • Pha sơn lót: 2 phần sơn lót kết hợp cùng 1 phần sơn phủ cứng và 3 phần xăng.
  • Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + màu tinh (có thể tính toán tỷ lệ và gia giảm lượng màu sao cho phù hợp nhu cầu).
  • Phối chế sơn bóng: 2 phần sơn bóng thêm 1 phần sơn cứng và xăng. Theo đó, lượng xăng cũng sẽ được tính toán và tăng giảm một cách phù hợp.
Ưu điểm của sơn hoàn toàn phụ thuộc vào cách pha màu và quy trình cũng như kỹ thuật phun
Ưu điểm của sơn hoàn toàn phụ thuộc vào cách pha màu và quy trình cũng như kỹ thuật phun

Các bước sơn gỗ PU mà mọi người có thể tham khảo

Muốn có một bề mặt sơn đẹp, thợ phải phủ nhiều lớp lên nhau. Các bước sơn PU chi tiết như sau:

Bước 1: Xử lý bề mặt thật sạch và chà nhám

Sau khi đã chà nhám đến một mức độ đạt yêu cầu đó là bề mặt sản phẩm gỗ phải sạch, mịn. Sau đó, dựa theo đúng màu sơn mà quý khách cần sử dụng là có để lại vân gỗ hay chỉ cần sơn bóng mà người thợ mới quyết định việc có nên thêm vào bả bột hay không.

Trong trường hợp sử dụng bã bột thì loại bột này phải có màu đen hoặc nâu mới giúp thể hiện rõ đường vân của gỗ. Đồng thời, chúng còn giúp loại trừ những phần tim gỗ nhỏ cũng như các khuyết điểm còn tồn tại trên bề mặt gỗ. Nếu người thợ không làm bước này, họ sẽ mất rất nhiều sức lực và vật liệu để lấp đầy những khoảng trống này sau khi sơn.

Bước 2: Tiến hành sơn lót lần đầu tiên

Lớp sơn này thường không có màu sắc và sẽ được pha trộn theo đúng tỷ lệ chuẩn là 2: 1: 3 đã được nhắc đến bên trên. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng có thể được thay đổi bằng cách tăng, giảm hay thêm vào một số loại chất phụ gia cần thiết khác.

Sơn lót lần đầu thường không có màu sắc
Sơn lót lần đầu thường không có màu sắc

Cách phối trộn này là để điều chỉnh tốc độ bay hơi, phai màu của sơn. Bởi tốc độ bay hơi nhanh có thể khiến bề mặt sản phẩm sau khi sơn bị phồng rộp khiến chúng trông xấu và mất nhiều công sức cũng như thời gian để sửa chữa. Nếu làm tốt bước này, những vết tim gỗ nhỏ đã hoàn thành ở bước 1 sẽ được trám lại một cách hoàn hảo. Bước này sẽ giúp giảm chi phí, vật tư, nhân công của cho việc sơn gỗ PU.

Bước 3: Tiếp tục chà nhám và sơn lớp lót thứ 2

Ở bước làm này, người thợ sẽ tiến hành chà nhám một lần nữa sau đó là sơn một lớp lót. Bởi các thợ sơn cho rằng sơn lót lần thứ hai sẽ làm tăng độ mịn của bề mặt gỗ, giúp sơn lên màu đẹp hơn và bề mặt sản phẩm sau khi hoàn thiện sẽ mịn hơn. Khi thực hiện bước này, tuổi thọ của sản phẩm có thể được đảm bảo tốt hơn. Để có một quy trình sơn gỗ PU hoàn mỹ, người thợ sơn cần thực hiện theo đúng trình tự các bước. Tỷ lệ pha trộn phải giống hệt như trong bước 2, kết hợp cùng thời gian sấy là từ 25 – 30 phút.

Sơn lót lần thứ hai sẽ làm tăng độ mịn của bề mặt gỗ
Sơn lót lần thứ hai sẽ làm tăng độ mịn của bề mặt gỗ

Bước 4: Bắt đầu quy trình lên màu cho gỗ

Quy trình lên màu cho gỗ cần phải được thực hiện 2 lần. Theo những người thợ sơn có kinh nghiệm, lần đầu chỉ sơn 90% sản phẩm. Sau đó, đợi một lúc cho lớp sơn đầu tiền khô rồi tiếp tục phủ màu thứ hai lên bề mặt sơn cũ để hoàn thiện 100% màu sắc mong muốn.

Lưu ý lần sơn thứ 2 sẽ cần áp dụng màu sơn đậm hơn lần trước ở những vị trí thiếu màu. Đây là công đoạn quan trọng để quyết định màu sắc tổng thể của sản phẩm. Thế nên, khi thực hiện công đoạn sơn gỗ PU này cần phải vừa tránh bụi, vừa đủ thông gió. Theo đó, thời gian 3 giờ chiều là thích hợp để chọn sơn vì lúc này trời ít nắng và có gió nhẹ.

Lần sơn màu thứ 2 sẽ cần áp dụng màu sơn đậm hơn lần trước
Lần sơn màu thứ 2 sẽ cần áp dụng màu sơn đậm hơn lần trước

Bước 5: Sơn bóng

Sau khi lớp sơn màu đã khô, chúng ta tiến hành phun một lớp sơn bóng bề mặt gỗ của sản phẩm nội hoặc ngoại thất. Thông thường phần sơn bóng này sẽ được pha trộn theo đúng tỷ lệ đã nêu bên trên. Lớp sơn này có tác dụng làm căng bóng và giúp bề mặt sản phẩm thêm phần tươi sáng hơn.

Người thợ nên cẩn thận khi sơn và tuyệt đối không làm ở nơi bụi bẩn hoặc ẩm ướt. Hãy chắc chắn rằng lớp sơn nền đã khô hoàn toàn trước khi phun sơn bóng. Bởi nếu lớp sơn này không khô, động lực của những tia sơn từ máy phun sẽ làm hỏng màu sơn và khiến bề mặt gỗ trở nên lốm đốm, loang lổ trông rất xấu.

Bước 6: Bảo quản sản phẩm

Bảo quản và đóng gói là công đoạn cuối cùng trước khi hoàn thành các bước sơn gỗ PU cho sản phẩm nội, ngoại thất. Đây cũng là một công đoạn rất quan trọng mà người thợ không nên bỏ qua. Bước làm này sẽ đảm bảo rằng sản phẩm do kỹ thuật viên tạo ra có chất lượng cao nhất. Quá trình bảo quản các sản phẩm sau khi sơn sẽ diễn ra trong vòng 12 đến 16 giờ. Lúc này, toàn bộ lớp sơn trên bề mặt gỗ đã khô hoàn toàn.

Những lưu ý nếu muốn có được bề mặt sơn đẹp

Trong quá trình sơn, cần phải lưu ý những điều sau để đảm bảo bề mặt sơn luôn bền đẹp.

Vệ sinh và làm sạch gỗ trước khi tiến hành phun sơn

Trước khi sơn, người thợ luôn cần phải chà nhám lớp sơn cũ cũng như lau chùi và vệ sinh bề mặt thật sạch. Điều này sẽ giúp sơn gỗ PU bám lâu hơn và cho bề mặt mịn hơn. Nếu công đoạn này không được thực hiện một cách cẩn thận, các lớp sơn cũ và mới sẽ chồng chất lên nhau và khiến bề mặt mất đi tính thẩm mỹ theo như mong muốn. Sau khi chà bề mặt, người thợ có thể rửa sạch đồ đạc với nước và để khô hoàn toàn.

Người thợ cần phải chà nhám lớp sơn cũ cũng như lau chùi và vệ sinh bề mặt
Người thợ cần phải chà nhám lớp sơn cũ cũng như lau chùi và vệ sinh bề mặt

Tập trung sơn lót thật cẩn thận

Chức năng của lớp sơn lót là tạo độ bám thật chắc cho những lớp sơn ở những bước sau trên bề mặt đồ gỗ. Thế nên, khi tiến hành sơn lót, người thợ cần phải chú ý độ đồng đều của sơn. Lớp lót thứ nhất sau khi khô hoàn toàn mới có thể tiến hành phun lớp tiếp theo.

Chức năng của lớp sơn lót là tạo độ bám thật chắc
Chức năng của lớp sơn lót là tạo độ bám thật chắc

Nên tiến hành sơn theo hình vòng cung

Kỹ thuật sơn gỗ PU với hình dạng vòng cung sẽ giúp những đường vân gỗ trên mặt sản phẩm được giữ nguyên vẹn. Đồng thời, khi thực hiện kỹ thuật này, người thợ sẽ không bị sót các góc cạnh trên bề mặt gỗ. Theo đó, người kỹ thuật viên phun sơn sẽ bắt đầu xịt từ mép của đồ nội thất và tiến nhanh qua giữa, dừng lại khi màu sơn vượt qua rìa sản phẩm.

Kỹ thuật sơn gỗ PU với hình dạng vòng cung sẽ giúp những đường vân được giữ nguyên vẹn
Kỹ thuật sơn gỗ PU với hình dạng vòng cung sẽ giúp những đường vân được giữ nguyên vẹn

Qua những thông tin trên, bạn biết được sơn gỗ PU là gì, gồm những loại nào và được thực hiện ra. Thông thường, tùy theo sản phẩm nội thất và chức năng của món đồ mà quyết định có sử dụng kỹ thuật sơn này hay không.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các kiến thức trang trí nội thất ở chuyên mục Tin Nội Thất – Kiến Thức Xây Dựng

79

Bài viết hữu ích ?
Chưa có đánh giá!
Nội Thất Điểm Nhấn

https://noithatdiemnhan.vn - Chuyên thi công, thiết kế nội thất hàng đầu tại Việt Nam. Kiến trúc nội ngoại thất tại Hà Nội, HCM và các tỉnh trên toàn quốc.


1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15