- Mặc định
- Lớn hơn
Retro là một trong những phong cách nghệ thuật nổi bật trong thế kỷ trước. Ngày nay, phong cách retro được sử dụng trong thiết kế không gian nội thất hoài cổ với sự kết hợp độc đáo giữa màu sắc và nội thất. Vậy phong cách thiết kế nội thất retro là gì? Làm cách nào để ứng dụng vào thiết kế nội thất? Bạn sẽ tìm được câu trả lời qua bài viết này.
Phong cách retro là gì?
Retro là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh là ”Retrospective”, có nghĩa là hồi tưởng quá khứ. Thuật ngữ này xuất hiện và bắt đầu sử dụng rộng rãi từ những năm 60 của thế kỷ 20. Đến nay, chất retro được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như hội họa, thiết kế đồ họa và thiết kế nội thất.
Thuật ngữ “retro” đã được sử dụng từ hàng chục năm về trước trong giai đoạn hậu chiến. Tại Mỹ, Retrorocket có nghĩa là “tên lửa ngược”, là từ được sử dụng trong các chương trình không gian của nước này. Tại Pháp, Retro cũng xuất hiện trong phim ảnh và thời trang. Sau đó, thuật ngữ này bắt đầu đi vào tiếng Anh và xuất hiện ngày càng dày đặc trong các ấn phẩm thời trang.
Xu hướng retro đã tác động đến nhiều lĩnh vực nghệ thuật như âm nhạc, quảng cáo, thiết kế đồ họa và thiết kế nội thất. Những không gian ứng dụng phong cách nội thất retro mang đến cho cuộc sống một vẻ đẹp hoài cổ, cuốn hút và nhẹ nhàng. Nó là sự hòa trộn độc đáo giữa hơi thở đến từ quá khứ và nhịp sống hiện đại.
Phong cách retro hướng đến việc trở về với những màu sắc, họa tiết và kiểu thiết kế đến từ quá khứ. Một thiết kế retro thường sử dụng nhiều màu sắc gần với tông màu cơ bản. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng khéo léo thì hoàn toàn có thể tạo nên một không gian nội thất tinh tế, giản dị nhưng không kém phần thu hút. Chính cảm giác hoài cổ, nhẹ nhàng là điểm khiến phong cách này vẫn còn thịnh hành đến tận ngày nay.
Xem thêm:
- Phong cách tối giản: Vẻ đẹp đến từ cuộc sống bình yên
- Phong cách Indochine và những ứng dụng trong thiết kế nội thất
- Phong cách rustic và những đặc trưng nổi bật
Đặc điểm của phong cách thiết kế nội thất retro
Cũng như những phong cách khác, phong cách retro trong nội thất cũng có một số đặc điểm để phân biệt nó với những phong cách cũng có xu hướng hoài cổ như vintage.
Cách lựa chọn màu sắc
Phong cách retro trong nội thất có thể được nhận diện dễ dàng qua màu sắc. Cần sử dụng màu sắc sao cho gợi nhớ về những năm tháng trong quá khứ và những ký ức về cuộc sống trước đây. Về điều này thì phong cách retro có vẻ giống với phong cách vintage. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào màu sắc thì bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai phong cách này.
Thay vì sử dụng những màu trung tính như phong cách vintage, thiết kế nội thất retro lại chuộng những màu như đỏ, cam, tím, vàng đậm, xanh lam,… nổi bật và thu hút ánh nhìn mạnh mẽ. Để có thể phối hợp những màu nổi này hài hòa trong cùng không gian sống, người thiết kế phải có cả chuyên môn lẫn kinh nghiệm. Có như thế, dù sử dụng những màu nổi nhưng không gian nội thất sẽ không gây nhức mắt, mệt mỏi.
Màu nền được sử dụng trong không gian nội thất retro thường là những màu đậm hoặc màu rực rỡ. Những màu phụ có thể là màu trung tính hoặc những màu đối diện trên bánh xe màu sắc. Sự kết hợp này mang đến sự tương phản độc đáo nhưng lại vô cùng hòa hợp.
Cách sử dụng hình khối
Nếu phong cách vintage nhấn mạnh vào chất liệu thì phong retro lại nhấn mạnh vào hình khối. Những mẫu thiết kế nội thất theo phong cách retro thường sử dụng những hình như tròn, vuông, tam giác,.. để tạo điểm nhấn thú vị.
Cách sử dụng và bố trí nội thất
Đồ vật nội thất retro thường có thiết kế đơn giản, hiện đại. Màu sắc thường là màu trơn và không hoa văn cầu kỳ. Kiểu dáng đơn giản nhưng nổi bật trong không gian với những hình khối nhất định. Nói chung, chúng là những món đồ mang trong mình màu sắc hoài cổ nhưng sở hữu kiểu dáng hiện đại.
Cách bố trí ánh sáng
Cũng như mọi không gian khác, ánh sáng cũng là yếu tố cần được quan tâm khi thiết kế nội thất phong cách retro. Nên tận dụng triệt để ánh sáng tự nhiên để làm nổi bật các đường nét trong không gian sống, đồng thời tạo nên một môi trường sống tốt và năng động. Chỉ đơn giản là sử dụng loại rèm cửa sáng màu hoặc thiết kế cửa sổ kính cũng đủ khiến không gian trong nhà tràn ngập ánh sáng tự nhiên.
Cách sử dụng vật trang trí
Trong không gian nội thất retro, những bức tường được tận dụng và chi thành những ngăn nhỏ để bố trí vật trang trí như tranh nghệ thuật hay gương treo tường. Gương nên chọn loại đơn giản không cầu kỳ. Tranh treo tường thì có thể sử dụng tranh vẽ nghệ thuật hoặc ảnh chụp những nghệ sĩ nhạc pop nổi tiếng vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Ngoài ra, những vật dụng cũ đượm màu thời gian cũng có thể được sử dụng để trang trí nội thất retro. Chúng có thể là những món đồ nho nhỏ bằng kim loại không quá sáng, bị trầy xước hoặc gỉ sét nhẹ. Bên cạnh đó, thêm vào những món đồ lưu niệm nhỏ độc đáo hay tấ thảm sờn cũ cũng là cách hay để giúp đem không gian sống trẻ về thế kỷ trước.
Quan trọng nhất là phải kết hợp những món đồ nội thất sao cho tạo được một không gian hài hòa nhất. Một mẫu thiết kế nội thất retro hoàn hảo là sự kết tinh của những điều đơn giản mang hơi thở của thời đại sao cho thể hiện được phong cách sống hiện đại một cách lôi cuốn nhất.
Mẹo trang trí không gian sống theo phong cách retro
Để trang trí phòng theo phong cách retro, gia chủ có thể thử áp dụng những cách sau:
Trang trí giấy dán tường
Giấy dán tường là một trong những chất liệu được sử dụng phổ biến trong trang trí nội thất retro. Hiện nay, gia chủ có khá nhiều lựa chọn về sản phẩm giấy dán tường trang trí nội thất. Với màu sắc tươi tắn và hoa văn nhẹ nhàng, chúng mang đến cho căn phòng một vẻ đẹp tinh tế, sang trọng.
Gia chủ có khá nhiều lựa chọn khi tìm mua giấy dán tường trang trí nội thất retro. một vài lựa chọn phổ biến cần kể đến là họa tiết hoa, sọc, hình học,… và nhiều thiết kế thú vị khác.
Sử dụng nội thất hoài cổ
Để tạo nên một không gian “nhuốm màu thời gian”, đơn giản nhất là sử dụng nội thất cũ. Bên cạnh đó, gia chủ cũng có thể tìm mua những sản phẩm có kiểu dáng sang trọng mang đến căn phòng tiện nghi đẹp mắt.
Dùng vật trang trí tạo điểm nhấn
Một vài vật trang trí thú vị có thể được thêm vào để tạo điểm nhấn cho những căn nhà mang phong cách retro. Một vài lựa chọn thông dụng bao gồm: tranh nghệ thuật, cây cảnh, bình hoa, đèn cũ, máy may, máy nghe đĩa,… Khi kết hợp cùng nhau, chúng sẽ mang đến cho không gian sống vẻ đẹp sang trọng.
Phối màu bắt mắt
Màu sắc là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến tính thẩm mỹ của không gian sống. Đối với phong cách retro, gia chủ có thể linh hoạt kết hợp nhiều màu sắc với nhau. Trong đó, những màu sáng và màu nhẹ nhàng là lựa chọn hàng đầu nên được cân nhắc. Khi được sử dụng, chúng sẽ tạo nên không gian sống thoải mái, dễ chịu cho gia đình.
Những mẫu thiết kế nội thất theo phong cách retro
Nhìn chung, phong cách thiết kế retro có thể được ứng dụng dễ dàng trong cuộc sống hiện đại. Mọi khu vực trong nhà đều có thể sử dụng những yếu tố trang trí của phong cách này để tạo nên một không gian sống hoàn hảo.
Phòng khách phong cách retro
Với phong cách retro, gia chủ hoàn toàn có thể tạo nên một không gian phòng khách hoài cổ nhưng vẫn đảm bảo tính tiện nghi. Gỗ được sử dụng để lát sàn để mang lại cảm giác thoải mái. Kết hợp cùng với đó là những món đồ nội thất có kiểu dáng gọn gàng để tạo nên một căn phòng nhỏ xinh, tiện dụng.
Khi thiết kế phòng khách theo phong cách retro, màu sắc chính là yếu tố quan trọng cần đảm bảo. Chuyên gia chia sẻ rằng nên sử dụng những tông màu nhẹ nhàng để trang trí. Kết hợp với đó là màu sắc tươi vui để tạo nên một phòng khách giàu năng lượng tích cực.
Phòng ngủ phong cách retro
Tương tự phòng khách, phòng ngủ retro cũng nên được trang trí với các gam màu nổi bật. Bên cạnh đó, cũng nên tận dụng ánh sáng tự nhiên bằng cách thi công cửa ban công và cửa sở. Với một không gian ngập nắng, chủ nhân căn phòng sẽ có thể sẵn sàng thức dậy để bắt đầu một ngày năng động.
Phòng bếp phong cách retro
Đối với phòng bếp, màu sắc chính là yếu tố có thể được sử dụng để tạo điểm nhấn. Màu lạnh như trắng và xanh ngọc sẽ là lựa chọn hàng đầu. bên cạnh đó, có thể cân nhắc bổ sung các màu ấm như vàng, đỏ để giúp căn phòng thêm thu hút.
Điểm đặc trưng của những căn phòng bếp mang phong cách retro được thể hiện qua cách lát sàn. Gỗ sẽ là ưu tiên hàng đầu để nhấn mạnh vẻ đẹp sang trọng cho không gian. Bên cạnh đó, cách lát sàn gạch đan xen đen trắng cũng làm nên “thương hiệu” của một phòng bếp mang phong cách retro.
Phòng tắm phong cách retro
Nói về phòng tắm retro, chủ đầu tư có thể áp dụng nhiều cách phối màu khác nhau. Chẳng hạn như kết hợp hồng và xanh để tạo cảm giác nhẹ nhàng. Hay kết hợp ốp tường và lát sàn để tạo cũng sẽ tạo nên một không gian thú vị.
Điểm khác biệt giữa phong cách retro và vintage là gì?
Điểm giống nhau của retro và vintage nằm ở giá trị mà hai phong cách này hướng đến. Cả hai phong cách đều nhằm kiến tạo một không gian sống hoài cổ ngay giữa lòng cuộc sống hiện đại. Qua đó, phong cách vintage và retro truyền cảm hứng giúp tạo nên một cuộc sống thú vị hơn.
Tuy nhiên, trên thực tế là phong cách retro và phong cách vintage đều có những nguyên tắc thiết kế rất khác nhau. Chỉ cần nhìn vào thiết kế thôi là bạn có thể dễ dàng phân biệt được hai phong cách này qua màu sắc và cách sử dụng đồ dùng nội thất.
Thuật ngữ “vintage” dùng để chỉ những cái đã cũ nhưng vẫn còn sử dụng được. Màu sắc được ưa chuộng trong phong cách vintage thường là những màu nhẹ nhàng như màu trắng hoặc màu trầm như nâu gỗ. Bàn ghế thường có thiết kế đơn giản, được làm từ những chất liệu như gỗ, da và kim loại. vật trang trí khá đa dạng, thường là những món đồ nhỏ như đồng hồ, tranh treo tường, lọ hoa, gối tựa,… giúp không gian sống trở nên hoài cổ hơn.
Mặt khác, retro là phong cách thiết kế hướng về quá khứ chứ không phải là sử dụng những món đồ cũ trong không gian sống. Tuy được thừa hưởng những đường nét cổ điển, nhưng nhà ở phong cách nội thất retro lại được cách tân mạnh mẽ hơn để phù hợp với phong cách sống hiện đại.
So với phong cách vintage, nội thất retro phong phó hơn với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau. Có thể nhận thấy màu sắc chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai phong cách. Trong khi nhà ở vintage sử dụng chủ yếu là màu trung tính thì nhà ở retro ứng dụng linh hoạt các màu rực rỡ, pastel và màu trung tính để kiến tạo không gian sống. Có thể dễ dàng nhận thấy được cảm hứng thiết kế và sự đối lập đầy tinh tế trong một căn nhà thiết kế theo kiểu retro.
Có thể kết hợp retro với những phong cách thiết kế nội thất khác không?
Để có được một không gian đẹp đậm chất retro, nhà thiết kế cần phải bỏ nhiều thời gian để cân nhắc giữa các yếu tố và chau chuốt kỹ lưỡng đến từng chi tiết. Mặt khác, cũng cần phải sáng tạo trong những thiết kế của mình chứ không nên bó buộc trong một vài nguyên tắc cố định. Cách đơn giản nhất chính là kết hợp retro với những phong cách thiết kế nội thất khác.
Xu hướng hiện nay chính là kết hợp tạo nên thiết kế bằng cách kết hợp phong cách retro và phong cách hiện đại. Chỉ cần thay đổi một hay một vài chi tiết là có thể tạo nên một thiết kế độc đáo. Chỉ cần thay đổi bộ sofa, thêm một vài món trang trí hay thay đổi màu tường là có thể tạo nên một không gian sống độc đáo.
Tùy theo sở thích mà gia chủ có thể linh hoạt kết hợp retro với phong cách nào đó. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo sự cân bằng và hòa hợp giữa hai phong cách thiết kế. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng dịch vụ thiết kế – thi công của Nội Thất Điểm Nhấn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ để giúp bạn có một không gian sống hoàn hảo nhất. Mọi thông tin chi tiết có thể liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Chúng tôi luôn sẵn lòng mang đến cho bạn không gian sống hoàn hảo và dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp nhất.
Bài viết cùng chủ đề
- Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là gì? Tìm hiểu từ A-Z
- Tổng quan về phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển
- Tìm hiểu về phong cách thiết kế nội thất hiện đại sang trọng
- Tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất Scandinavian
- Phong cách Industrial – Tạo dựng kiến trúc độc đáo khác biệt
- Đặc điểm & nguyên tắc phong cách thiết kế nội thất minimalism
- Đặc điểm phong cách thiết kế nội thất Indochine (Đông Dương)
- Tìm hiểu tổng quan về phong cách nội thất vintage
- Phong cách thiết kế đương đại (Contemporary) trong nội thất
- Phong cách thiết kế nội thất rustic là gì? 7 đặc điểm nổi bật của Rustic Style