- Mặc định
- Lớn hơn
Gỗ tràm là cái tên không còn quá xa lạ đối với những người sành chơi gỗ. Đây là loại gỗ sở hữu vẻ đẹp độc đáo với màu nâu hoặc vàng nhạt ấn tượng. Vậy cụ thể gỗ tràm là gì? Có thuộc nhóm gỗ quý hiếm không? Có những ứng dụng gì trong chế tác nội thất, đời sống? Hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.
Gỗ tràm là gỗ gì?
Gỗ tràm hay còn gọi là khuynh diệp, keo lưỡi liềm, chè cay,… được khai thác từ cây tràm, thuộc họ Myrtaceae (Đào Kim Nương) – một loại thực vật thân gỗ phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Cây tràm là loại cây dễ trồng trọt, phát triển nhanh và có thể khai thác sau 5-7 năm.
Ngoài ra, hầu hết các bộ phận trên cây tràm đều được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau. Thế nên, cây tràm có giá trị kinh tế cao, nhanh thu hồi vốn đầu tư.
Đặc điểm và phân loại của gỗ tràm
Thân cây tràm không to và cao như phần lớn những loại cây khai thác gỗ phổ biến trên thị trường. Thông thường, thân cây tràm chỉ dài khoảng 10 – 15 mét, tối đa là 25 mét và có đường kính trung tình từ 50 – 60 cm.
Gỗ tràm có đặc điểm màu sắc tươi sáng, chủ yếu có màu vàng hoặc nâu nhạt với vân gỗ đều và đẹp mắt. Khả năng chống mối mọt, môi trường ẩm ướt cũng là một đặc điểm nổi bật của gỗ cây tràm. Chính vì vậy, loại gỗ này được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế tác, sản xuất đồ nội thất.
Ưu nhược điểm của gỗ Tràm
Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu thêm thông tin về ưu, nhược điểm của loại gỗ tràm phổ biến này:
Ưu điểm
Là loại gỗ được sử dụng nhiều trong việc sản xuất nội thất, chắc hẳn gỗ cây tràm sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật:
- Độ bền cao: Nhờ vào đặc tính cứng nên gỗ tràm có độ bền cao, chính vì điều này nên gỗ cây tràm cũng có nhiều ứng dụng trong đời sống.
- Chống mối mọt: Tinh dầu có trong cây tràm là thành phần chống mối mọt tự nhiên vô cùng hiệu quả, không cần qua xử lý sử dụng thêm chất bảo quản hóa học.
- Chống thấm nước: Khả năng chống nước của gỗ khuynh diệp khá tốt. Đây là chất liệu lý tưởng để làm sàn nhà hoặc tại những khu vực hay tiếp xúc hoặc gần nước như nhà bếp, nhà tắm, bể bơi,…
- Tính thẩm mỹ: Gỗ tràm có vẻ đẹp tự nhiên với đa dạng màu sắc, đặc biệt là vân gỗ đẹp và độc đáo. Nhờ đó, nâng cao tính thẩm mỹ của những đồ vật được làm từ gỗ cây tràm.
- Dễ chế tác: Với đặc điểm đường kính thân cây nhỏ, gỗ tràm dễ dàng được xử lý và gia công để chế tác thành nhiều hình dạng khác nhau. Thế nên thích hợp để gia công những sản phẩm trang trí, nội thất theo yêu cầu.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, gỗ cây tràm cũng có những nhược điểm mà bạn cần biết như sau:
- Dễ trầy xước: So với những loại gỗ khác, gỗ tràm thường dễ bị trầy xước trên bề mặt hơn nếu như không bảo quản tốt trong lúc sử dụng.
- Xỉn màu: Sắc độ của gỗ cây tràm theo thời gian sử dụng sẽ bị thay đổi và xỉn màu, đặc biệt dễ thấy nhất ở những dòng gỗ tràm có màu sắc sáng và nhạt.
- Khó nhận biết: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống cây tràm khác nhau, mỗi loại đều có đặc điểm khác biệt về màu sắc và vân gỗ nên rất khó nhận biết.
Gỗ tràm có những loại nào
Trên thế giới ghi nhận đến 200 loại cây tràm khác nhau, trong đó nổi bật nhất là 5 loại tràm dưới đây:
Tràm bông vàng (Tràm keo)
Tràm bông vàng hay còn được gọi là tràm keo, đây là loại cây tràm phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Đặc điểm của loại gỗ tràm bông vàng là có màu sắc từ vàng đến nâu nhạt với những đường vân gỗ rõ nét. Thớ gỗ của tràm keo cũng khá mịn nên được đánh giá cao về vẻ đẹp tự nhiên, thường được sử dụng để làm đồ nội thất.
Ngoài ra, gỗ tràm bông vàng cũng được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng. Nguyên nhân bởi loại gỗ này có khả năng chịu lực cũng như chống mối mọt khá tốt, là vật liệu lý tưởng cho những công trình, dự án lớn cần đáp ứng yếu tố bền vững.
Tràm trà
Tương tự như tràm bông vàng, gỗ tràm trà cũng phát triển phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, sắc độ của tràm trà lại tối màu hơn, thường có màu từ nâu nhạt đến nâu đậm và cũng có đường vân gỗ khá độc đáo nên được đánh giá cao về tính thẩm mỹ.
Tràm trà còn có đặc điểm chống mối mọt và chống nước hiệu quả. Thế nên, không chỉ được ứng dụng trong việc chế tác, sản xuất đồ nội thất mà còn được sử dụng cho việc trang trí ngoại thất – nơi đòi hỏi song song cả tính thẩm mỹ và bền vững.
Tràm cừ (Tràm nước)
Tràm cừ hay còn có tên gọi khác là tràm nước. Đây là loại cây tràm phát triển phổ biến tại những khu rừng ngập mặn miền Nam Việt Nam. Do đặc điểm thân cây tràm cừ nhỏ, mọc thẳng và có độ cao trung bình từ 5 – 20 mét. Thế nên gỗ tràm cừ thường được sử dụng để gia cố nhà cửa, làm cột, móng nhà,…
Tràm đất (Tràm bầu)
Tràm đất hay tràm bầu là loại tràm không có nhiều giá trị kinh tế, chúng thường được khai thác từ cây mọc hoang dại tự nhiên ven biển Khánh Hòa, Phú Yên,… Do phát triển ven biển nên gỗ tràm đất có khả năng chống nước và mối mọt khá tốt, điều này phù hợp để ứng dụng vào sản xuất nội thất hoặc ứng dụng vào những công trình ngoài trời.
Tràm gió (Tràm gỗ đỏ)
Tràm gió là loại gỗ tràm quý hiếm nhất, thường còn được biết đến với tên gọi tràm gỗ đỏ. Tràm gió thường được tìm thấy ở những khu rừng Ấn Độ và các quốc gia lân cận. Ở Việt Nam, tràm gió thường được bắt gặp ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Đặc điểm của tràm gió là có màu nâu đỏ vô cùng đặc trưng nên là chất liệu lý tưởng trong việc chế tác đồ trang trí, điêu khắc và cả nội thất. Ngoài ra, cây tràm gió là loại tràm được sử dụng để chiết xuất tinh dầu nhiều nhất. Chính vì vậy, tràm gỗ đỏ có giá trị kinh tế khá cao.
Ứng dụng của gỗ tràm trong đời sống
Cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu về một vài ứng dụng chính, phổ biến của gỗ tràm trong đời sống:
Làm đồ nội thất
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại gỗ tràm với giá thành khác nhau, đáp ứng được nhiều mức ngân sách khác nhau của khách hàng. Tuy vậy, các loại tràm đều đảm bảo có màu sắc đẹp với đường vân độc đáo. Không chỉ vậy, khả năng chống mối mọt cũng như chống nước cũng khá tốt nên được ứng dụng phổ biến trong việc chế tác, sản xuất nội thất.
Nếu bạn đang tìm xưởng gỗ để tạo ra những sản phẩm nội thất chất lượng từ gỗ tràm. Thì hãy để lại thông tin cá nhân hoặc liên hệ 1800 9398 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
Trong ngành công nghiệp gỗ
Gỗ tràm còn được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ. Với ưu điểm chống mối mọt, chống nước tốt cũng như có độ cứng và đặc tính cơ học tốt. Gỗ tràm cũng là nguyên liệu chế biến những sản phẩm gỗ có chất lượng cao. Thông thường, gỗ cây tràm thường được sử dụng để làm ván ép, ván dăm và cả gỗ ghép.
Trong ngành xây dựng
Khả năng chịu lực tốt, chống nước hiệu quả, chất cứng và có độ bền cao giúp gỗ tràm được ứng dụng trong ngành xây dựng. Đây là vật liệu lý tưởng để xây dựng những cấu trúc cần chịu lực và cả những công trình công cộng, ngoài trời.
Ứng dụng trong y tế
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong gỗ làm có chứa những hợp chất kháng khuẩn hiệu quả. Chính vì vậy, gỗ tràm cũng có những ứng dụng nhất định trong lĩnh vực y tế để chiết suất thành những sản phẩm kháng vi khuẩn gây bệnh hoặc các sản phẩm chăm sóc da.
Nguyên liệu sản xuất giấy
Như đã thông tin từ trước, cây tràm có khoảng thời gian phát triển và khai thác nhanh chóng chỉ trong khoảng 4-5 năm. Bên cạnh đó, có những loại tràm phổ thông giá thành không cao nên là nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất giấy.
Gỗ tràm có đắt không? Giá thành hiện tại của gỗ tràm
Gỗ tràm có đắt hay không phụ thuộc vào độ quý hiếm của loại tràm mà bạn sử dụng. Theo đó, với hơn 200 loại tràm khác nhau sẽ có những loại tràm phát triển tự nhiên phổ biến với chất lượng gỗ ở mức trung bình – khá. Ngược lại, có những loại gỗ tràm quý hiếm như tràm gió (tràm đỏ) có tính thẩm mỹ cao và nhiều ưu điểm sẽ có giá rất đắt đỏ. Thế nên, giá thành gỗ tràm hiện nay giao động từ 500.000 – 8.000.000 VNĐ/m3.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về gỗ tràm mà Nội Thất Điểm Nhấn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu hơn về loại gỗ này. Từ đó, nhận biết chính xác loại gỗ cây tràm theo đúng nhu cầu, sở thích và mức ngân sách.
Bài viết cùng chủ đề
- Gỗ sao là gì? Thuộc nhóm mấy? Có đặc điểm gì? Bao nhiêu tiền?
- Gỗ cao su là gì? Có bền không? Giá gỗ cao su bao nhiêu?
- Gỗ vàng tâm là gỗ gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Gỗ gụ là gì? Ưu và nhược điểm? Có mấy loại? Giá bao nhiêu?
- Gỗ teak là gỗ gì? Giá bao nhiêu? So sánh gỗ teak và gỗ sồi
- Gỗ keo là gì? Những ứng dụng của loại gỗ này trong cuộc sống
- Gỗ xá xị là gì? Thuộc nhóm mấy? Phân loại & báo giá
- Gỗ ngọc am là gì? Gỗ ngọc am giá bao nhiêu 1kg hiện nay?
- Gỗ mít là gì? Thuộc nhóm mấy? Giá bao nhiêu tiền 1 khối?
- Gỗ tự nhiên là gì? Xếp hạng các loại gỗ tự nhiên và giá