- Mặc định
- Lớn hơn
Tầng lửng với những ưu thế của nó đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu khi thi công nhà ở hiện đại. Thi công tầng lửng vừa tạo thêm không gian sống, vừa tiết kiệm chi phí, do đó rất nhiều gia chủ đã quyết định xây tầng lửng cho căn nhà của mình. Nếu bạn cũng thế thì hãy tham khảo những mẫu thiết kế tầng lửng đẹp được chia sẻ trong bài viết để có thêm ý tưởng độc đáo.
Đôi nét về tầng lửng
Để có thể thiết kế tầng lửng đẹp, đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu về kiểu kiến trúc này. Có như vậy thì mới có thể làm tầng lửng đúng tiêu chuẩn và hài hòa với không gian chung.
Khái niệm
Tầng lửng (tiếng anh gọi là “Mezzanine”) còn được gọi là gác lửng, là phần sàn được xây nằm giữa một tầng khác và chia sẻ chung phần trần với tầng đó. Dù đã xuất hiện từ khá lâu nhưng tầng lửng chưa bao giờ lỗi thời mà ngày càng trở nên được yêu thích hơn vì những lợi ích mà nó mang lại. Nếu được thiết kế bởi những kiến trúc sư có kinh nghiệm, tầng lửng không chỉ đáp ứng tốt công năng sử dụng mà còn góp phần làm tăng tính thẩm mỹ của căn nhà.
Như vậy, “tầng lửng” thực chất là là một khu vực trung gian chứ không thể xem là một tầng của căn nhà. Được kế thừa từ kiến trúc Pháp, nó giúp tăng diện tích sử dụng nhưng vẫn đảm bảo không gian sống luôn sáng sủa và thông thoáng.
Mức độ an toàn
Cũng như ban công, lan can là bộ phận đảm bảo thiết kế tầng lửng đẹp và an toàn. Tuy nhiên, nếu chỉ có lan can thì không thể đảm bảo tuyệt đối được nhất là đối với những gia đình có trẻ em hiếu động hoặc người cao tuổi. Do đó, trước khi thi công tầng lửng, gia chủ cũng cần cân nhắc đến nhiều biện pháp khác nhau để giảm thiểu rủi ro đối với những thành viên trong gia đình.
Mục đích
Khi xây dựng tầng lửng, công trình sẽ có thêm không gian và chủ đầu tư có thể sử dụng không gian này vào nhiều mục đích khác nhau. Lấy ví dụ, gia chủ có thể sử dụng tầng lửng làm phòng khách hoặc phòng làm việc đều được. Một số gia đình lại quyết định xây bếp và phòng ăn trên tầng lửng để đảm bảo tính riêng tư.
Mặt khác, thiết kế tầng lửng đẹp còn hỗ trợ cho việc kinh doanh của gia đình. Nếu gia đình sử dụng tầng trệt để kinh doanh dịch vụ gửi xe thì tầng lửng sẽ rất hữu ích khi có thể sử dụng làm nơi chứa đồ hoặc phòng khách của gia đình. Nếu kinh doanh mật hàng nào đó, tầng lửng cũng có thể được sử dụng như kho chứa đồ.
Thiết kế gác lửng đặc biệt hữu ích với những căn nhà có diện tích nhỏ nhưng lại có đông người sinh sống. Thiết kế này giúp tăng thêm diện tích sinh hoạt mà chi phí thi công cũng rả hơn nhiều so với làm trần đúc. Mặt khác, nếu tng62 lửng có diện tích nhỏ thì cũng có thể sử dụng làm nơi để thờ cúng trong gia đình.
Phân loại
Tùy theo vị trí và không gian xây dựng, tầng lửng được phân thành các loại chính sau:
- Tầng lửng phía trước: Thiết kế có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ và mang đến nhiều điều thú vị chi khách đến chơi nhà.
- Tầng lửng phía sau: Kiểu thiết kế rất phổ biến trong các căn nhà phố hiện đại. Nhưng nếu thiết kế tầng lửng phía sau thì sẽ tạo nên một cảm giác chật chội, khó chịu.
- Tầng lửng bên hông: Cách thiết kế tạo nên một không gian sống độc đáo. Tuy nhiên, kiểu gác lửng này chỉ phù hợp với những căn có diện tích đủ lớn.
- Tầng lửng trong phòng: Cách thiết kế phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ. Tầng lửng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích như làm nơi trưng bày, nơi làm việc hoặc thư viện đều được.
- Tầng lửng công nghiệp: Loại tầng lửng này thường được lắp trong các nho kho cao và rộng để có thêm không gian lưu trữ.
Những mẫu thiết kế tầng lửng đẹp
Tùy theo diện tích và phong cách căn nhà mà có những kiểu thiết kế tầng lửng đẹp khác nhau. Bên cạnh đó, mức độ đầu tư của gia chủ cũng tác động không nhỏ đến tính thẩm mỹ của tầng lửng. Nếu bạn đang tìm kiếm ý tưởng thì hãy tham khảo những mẫu thiết kế đẹp sau đây để sáng tạo cho mình một không gian sống hoàn hảo nhất.
Nguyên tắc khi thiết kế tầng lửng
Luật của từng quốc gia có quy định về diện tích tầng lửng. Theo luật xây dựng của Châu Âu thì tầng lửng chó được phép xây với diện tích từ 1/3 sàn trở xuống. Mặt khác, Luật xây dựng Việt Nam cho phép xây tầng lửng với diện tích lên đến 80% sàn. Tuy nhiên, cần phải chú ý không xây tầng lửng làm mất ô thông khí vì như vậy sẽ tính là một tầng riêng biệt và chủ đầu tư hoặc chủ nhà có nguy cơ bị phạt do xây dựng quá số tầng cho phép.
Trong quá trình xây nhà, đôi khi sẽ phát sinh nhu cầu làm gác lửng. Nếu quyết định làm thêm tầng lửng không làm thay đổi kết cấu chịu lực cũng như chiều cao của căn nhà thì chủ nhà cũng không bị phạt, nhưng cũng phải chú ý đến vấn đề chiều cao tầng sử dụng để thi công gác lửng. Nếu tầng trệt có thêm gác lửng thì cần đảm bảo chiều cao từ 4,5m đến 5m, với gác lửng có chiều cao từ 2,2m đến 2,5m là đẹp. Không nên xây tầng lửng cao quá 3m vì sẽ mất cân đối vì trông như tầng trệt bị biến dạng.
Thiết kế và thi công gác lửng là xu hướng không bao giờ bị thoái trào. Nắm bắt xu hướng này, bạn sẽ có thêm giải pháp cho căn nhà của mình. Tham khảo những quy tắc và mẫu thiết kế tầng lửng đẹp được chia sẻ qua bài viết, bạn sẽ có thêm ý tưởng để hoàn thiện không gian sống cho bản thân và gia đình.