Sê nô là gì? Cấu tạo và phân loại sê nô mái nhà dân dụng

Cập Nhật 17/06/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn

Thuật ngữ sê nô được sử dụng trong xây dựng công trình, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa biết nhiều về khái niệm này. Vậy sê nô là gì? Cấu tạo và phân loại sê nô mái nhà dân dụng như thế nào? Cùng Nội Thất Điểm Nhấn đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Sê nô là gì?

Sê nô ( Seno) là máng được sử dụng để hứng nước mưa ở ngoài trời để sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Sê nô thường được thiết kế sử dụng tại khu vực vùng nông thôn và được làm từ kẽm, nhựa hoặc ống tôn. Hiện nay các loại sê nô được ưa chuộng làm bằng bê tông cốt thép vừa bền bỉ, lại không bị ảnh hưởng tới yếu tố thời tiết.

Sê nô là máng dùng để hứng nước ngoài trời mưa được lắp giáp với mái nhà
Sê nô là máng dùng để hứng nước ngoài trời mưa được lắp giáp với mái nhà

Cấu tạo của sê nô

Cấu tạo của sê nô sẽ gồm có ống bằng nhựa và tôn kẽm, bên cạnh đó còn có cấu tạo từ bê tông cốt thép. Hệ thống của sê nô còn gồm những loại vật dụng khác như: Đai giữ ống, hộp đựng nước, màn chắn rác và hộp.

Tùy theo từng loại mái nhà sẽ có kích thước sê nô riêng và phù hợp với không gian chung. Có thể xây dựng sê nô ở trong hoặc ngoài tùy theo nhu cầu sử dụng. 

Cấu tạo của mái dốc

Sê nô mái dốc được nhiều người ưa chuộng sử dụng hiện nay. Nước mưa từ mái dốc sẽ chảy tới sê nô và di chuyển về ống để chảy thoát ra ngoài. Sê nô mái dốc sẽ gồm 2 loại như sau:

  • Cấu tạo mái đua: Phần đầu của mái được thiết kế là sê nô và bên dưới sẽ là trần. Đối với loại trần mái đua sẽ được thiết kế giống như trần nhà để tối ưu chi phí. Sê nô có độ dày 25 – 30mm và độ cao khoảng 200 – 300mm.
  • Tường chắn mái: Bộ phận này của sê nô được sử dụng để che phần mái cho ngôi nhà. Sê nô sẽ được thiết kế nằm trong và chạy dọc theo tường chắn mái.
Cấu tạo tường chắn mái của sê nô
Cấu tạo tường chắn mái của sê nô

Nếu bạn chưa biết mái hiên nào thể gắn được Sê nô thì có thể tham khảo những mẫu mái hiên trước nhà đẹp mắt có thể gắn được.

Cấu tạo của mái bằng

Với loại mái bằng hệ thống thoát nước sẽ được thiết kế ở ngoài hoặc trong. Sê nô thường được sử dụng đối với nhà cao tầng và nếu công trình thấp thì không cần phải sử dụng. Đối với những nhà cao tầng hệ thống ống được thiết kế thẳng đứng để đưa nước tới trần nhà và di chuyển qua sê nô để ra ngoài.

  • Cấu tạo mái đua: Loại mái này được kết hợp với sê nô và tạo thành khối có phần nhô ra ngoài tường khoảng 20 đến 60cm. Vật liệu được sử dụng để làm mái đua là lắp ghép hoặc bê tông cốt thép.
Mái đua và sê nô toàn khối
Mái đua và sê nô toàn khối

Sê nô lắp ghép được nhiều người lựa chọn hiện nay và trên thị trường có hai loại gồm: Sê nô độc lập và sê nô đúc liền. Trong quá trình sử dụng máng nước sẽ dễ bị dột nước, vì vậy nên lát gạch lá nem dưới lòng máng nước với độ dốc khoảng 2%.

  • Cấu tạo tường chắn mái: Cần thiết kế tường chắn mái cẩn thận để tránh tình trạng nước thấm vào bên trong nhà ở vị trí tiếp giáp với tường. Hoặc có thể kết hợp với dùng mái đua và sê nô để hạn chế tình trạng này. Bên cạnh đó cần thiết kế nhiều lỗ thoát nước ở dưới chân tường để tránh nước thấm tại vị trí tiếp giáp giữa tường và mái.
Cấu tạo tường mái chắn của sê nô
Cấu tạo tường mái chắn của sê nô

Kích thước và độ dốc của sê nô

Bên cạnh câu hỏi sê nô là gì thì nhiều người cũng thắc mắc về kích thước và độ dốc của sê nô như thế nào là phù hợp. Để chọn được loại sê nô phù hợp với nhu cầu sử dụng và không gian của ngôi nhà cần chú ý tới kích thước cũng như độ dốc. Cụ thể:

  • Kích thước: Tùy theo vào độ khẩu của mái và lượng mưa. Chiều dài máng nước bằng chiều dài của mái nhà.
  • Tiết diện của sê nô: Chính là mặt cắt tiết diện và thường sẽ có hình dạng chữ U.
  • Độ dốc lòng máng: Khoảng 0,1 – 0,2% nghiêng về hướng lỗ thoát nước.
Kích thước và độ dốc mái rất quan trọng khi thiết kế cũng như lắp đặt sê nô
Kích thước và độ dốc mái rất quan trọng khi thiết kế cũng như lắp đặt sê nô

Các loại sê nô thông dụng

Cùng với câu hỏi sê nô là gì, bạn cũng nên tìm hiểu xem trên thị trường hiện nay có những loại sê nô nào được sử dụng phổ biến hiện nay. Cụ thể có 2 loại sê nô chính gồm:

Sê nô âm tường

Sê nô âm tường được thiết kế ở bên trong tường đảm bảo tính thẩm mỹ. Loại sê nô này không tiếp xúc với bên ngoài, không tiếp xúc với thời tiết nên có thời gian sử dụng bền bỉ.

Sê nô âm tường được thiết kế nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Sê nô âm tường được thiết kế nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Sê nô lộ tường

Sê nô lộ tường thường được sử dụng đối với nhà tầng. Loại sê nô này có ưu điểm là được thiết kế bên ngoài nên dễ dàng sửa chữa và thay mới khi bị hỏng. Tuy nhiên, vì ở ngoài trời nên dễ bị tác động bởi yếu tố thời tiết. Đây cũng là loại sê nô được ưa chuộng hiện nay, mặc dù không đảm bảo được tính thẩm mỹ nhưng dễ dàng bảo trì khi cần thiết.

Sê nô lộ tường được ưa chuộng vì dễ dàng sử dụng khi hỏng hóc
Sê nô lộ tường được ưa chuộng vì dễ dàng sử dụng khi hỏng hóc

Bạn đang gặp khó khăn về độ dốc của mái ngói để gắn được seno, thì hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn cách tính độ dốc mái ngói đúng theo tiêu chuẩn xây dựng để gắn được seno một cách dễ dàng nhất.

Ưu điểm của sê nô

Sê nô được nhiều người ưa chuộng sử dụng hiện nay với ưu điểm nổi bật như:

  • Đảm bảo tính thẩm mỹ: Sê nô âm tường giúp cho công trình có tính thẩm mỹ hơn. Đối với sê nô lộ tường thường được thiết kế có màu giống với mái nhà nên cũng không ảnh  hưởng gì tới tính thẩm mỹ chung. 
  • Có độ bền cao: Các loại sê nô thường được làm từ bê tông cốt theo nên có thời gian sử dụng bền bỉ và không bị tác động bởi yếu tố thời tiết.
  • Đảm bảo chất lượng công trình: Sê nô có tác dụng thoát nước nên sẽ tránh được tình trạng đọng nước trên bề mặt và giảm thấm dột nước.
Sê nô được ưa chuộng sử dụng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa chống thấm dột
Sê nô được ưa chuộng sử dụng vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa chống thấm dột

Cách nhận biết sê nô chất lượng tốt

Để nhận biết được những loại sê nô chất lượng tốt, bạn cần chọn loại sê nô được làm từ kẽm, thì thời gian sử dụng sẽ bền bỉ hơn. Bên cạnh đó cần chú ý trong việc lắp đặt sê nô phù hợp để tránh tác động từ thời tiết và va đập bên ngoài. Khi có cách bảo quản sê nô đúng cách sẽ giúp bạn sử dụng hiệu quả cũng như bền bỉ theo thời gian.

Nên chọn sê nô làm bằng kẽm để sử dụng bền bỉ và hiệu quả nhất
Nên chọn sê nô làm bằng kẽm để sử dụng bền bỉ và hiệu quả nhất

Những lưu ý khi bảo quản sê nô

Sê nô có vai trò quan trọng đối với mỗi công trình trong việc chống thấm. Khi thi công sê nô cần chú ý tới: Vị trí mái thấp, đo đạc vị trí khe co giãn, tường trượt…

Để sử dụng sê nô chống thấm hiệu quả bạn cần nắm rõ những lưu ý sau:

  • Cần có tỷ lệ nước với Sikaproof Membrane khoảng 20 – 50%.
  • Sử dụng để chống thấm sê nô mái nhà.
  • Quét khoảng 2 – 3 lượt để chống thấm hiệu quả.
  • Khi quét xong các lớp trên sê nô đợi khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ cho khô.
  • Sau khi sơn xong lớp Sikaproof, cần quét thêm lớp Sika Latex ở ngoài.
  • Khi trát vữa xong cần phun lớp màng để sử dụng sê nô bền bỉ hơn.
Những lưu ý khi bảo quản sê nô
Những lưu ý khi bảo quản sê nô

Nội Thất Điểm Nhấn hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết được sê nô là gì và cấu tạo như thế nào. Qua đó sẽ giúp bạn sử dụng sê nô cho công trình của mình một cách hiệu quả nhất để chống thấm an toàn, bền bỉ.

54

Bài viết hữu ích ?
Chưa có đánh giá!
1800 9398 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 1800 9398 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15

Mức giá thiết kế nội thất tại Nội Thất Điểm Nhấn

Lưu ý: mức chi phí sau chỉ mang tính chất tham khảo

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Phong cách thiết kế: 15