- Mặc định
- Lớn hơn
Hiện nay, thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 đang ngày càng phổ biến. Sở dĩ kiểu thiết kế này được ưa chuộng là vì các gia chủ trẻ có xu hướng tách ra khỏi gia đình lớn nên chỉ cần mua một căn hộ chung cư vừa tầm. Vậy nếu sở hữu một căn hộ có phòng khách và phòng bếp diện tích tương tự thì thiết kế như thế nào? Bạn sẽ tìm được câu trả lời khi đọc hết bài này.
Phòng khách liền bếp là gì?
Nếu ai chưa từng xây nhà trong thời gian gần đây hay chưa từng tiếp xúc với không gian nhà chung cư thì sẽ không hình dung ra được phòng khách liền bếp là gì. Nhìn chung thì đây là kiểu thiết kế mới dành cho những ngôi nhà theo phong cách hiện đại. Cụ thể là thay vì xây tường bao để ngăn chia phòng bếp với phòng khách thì kiến trúc sư sẽ phá vỡ kết cấu để hợp nhất hai khu vực này lại với nhau.
Ưu nhược điểm của việc thiết kế phòng khách nối liền bếp
Với những ngôi nhà có kích thước nhỏ hẹp thì đây chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, thiết kế theo ý tưởng này cũng có ưu và nhược điểm riêng. Hãy tham khảo qua ưu và khuyết điểm để quyết định bản thân có nên chọn loại kiến trúc này không nhé.
Ưu điểm của phòng khách mở nối liền với bếp
Việc thiết kế phòng khách và phòng bếp có chung một không gian giúp ngôi nhà thoáng đãng, cũng như tận dụng tối đa diện tích sử dụng. Ngoài ra, việc thiết kế liền bếp giúp tiết kiệm chi phí xây dựng, trang trí. Bên cạnh đó, kiểu xây dựng liên thông này còn giúp bạn tiết kiệm điện năng sử dụng. Ưu điểm cuối cùng đó là mẫu kiến trúc đem đến nét sang trọng, quý phái cho ngôi nhà.
Nhược điểm của phòng khách nối liền với bếp
Nhược điểm lớn nhất của việc thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 chắc chắn chính là mùi hương. Nếu theo hướng tích cực thì mùi thơm của đồ ăn khi nấu sẽ lan tỏa mang đến sự thích thú. Nhưng nếu nghĩ theo hướng tiêu cực thì mùi thức ăn có thể tạo nên cảm giác khó chịu, ngột ngạt. Ngoài ra, việc bố trí phòng khách nối với bếp đôi lúc cũng sẽ phạm phải điều không tốt trong phong thủy có thể ảnh hưởng đến tài vận, tiền bạc của gia chủ.
Làm cách nào để phân chia phòng khách liền bếp 20m2?
Một trong những nhược điểm lớn nhất của kiểu thiết kế phòng khách liền bếp đó là thiếu tính riêng tư. Mỗi khi khách đến chơi nhà thì không một ai muốn người đó nhìn thấy khu vực làm bếp bừa bộn. Vậy thì cách để khắc phục như thế nào? Cùng tham khảo những ý tưởng sau nhé!
1. Sử dụng kệ trang trí
Cách khắc phục hiệu quả nhất chính là đặt một chiếc kệ trang trí ngay chính giữa để phân chia hai khu vực chức năng. Cách phân chia phòng khách liền bếp 20m2 này không chỉ đảm bảo tính riêng tư mà còn tạo thêm không gian để gia chủ có thể trưng bày những món đồ sưu tầm yêu thích của mình.
Điều cần lưu ý khi chọn kệ trang trí đó là nên chọn loại có kiểu dáng gọn nhẹ chứ không nên mua những chiếc quá cồng kềnh. Thiết kế trang trí thì nên đơn giản và có nhiều khoảng trống để ánh sáng có thể đi qua. Như vậy, bạn có thể vừa đảm bảo được độ sáng của không gian sống, vừa đáp ứng được yêu cầu về tính riêng tư mỗi khi làm bếp.
2. Sử dụng bình phong
Sử dụng bình phong là cách tốt nhất để đảm bảo tính riêng tư của khu vực làm bếp. Chiếc bình phong gần như che chắn toàn bộ những gì đang diễn ra bên trong khu vực bếp. Bên cạnh đó, những chiếc bình phong với thiết kế độc đáo cũng tạo điểm nhấn giúp không gian nội thất thêm phần tinh tế.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn của cách xử lý này đó là cần phải kéo bình phong mỗi khi cần làm bếp mà có khách đến chơi nhà. Ngoài ra, tấm bình phong cũng chiếm một phần diện tích của không gian sống. Tuy nhiên, nhìn chung thì sử dụng bình phong vẫn là cách làm hiệu quả nên được nhiều gia đình áp dụng.
3. Khéo léo bố trí bàn ghế ăn
Đây là cách làm thông minh được rất nhiều kiến trúc sư áp dụng. Không cần phải dựng vách ngăn để phân chia phòng khách và phòng bếp nữa mà đơn giản chỉ cần bố trí bộ bàn ghế ăn chắn giữa hai khu vực là được. Tuy kiểu sắp xếp này không thể đảm bảo tính riêng tư 100% cho khu vực bếp núc, nhưng là giải pháp tuyệt vời để đảm bảo một không gian sống thông thoáng.
Khi chọn bàn ghế ăn thì nên chọn loại đơn giản và chiếm ít diện tích. Khi bố trí nội thất thì hãy đặt bàn ăn nằm ngang và xếp ghế vào để tạo nên một “vách ngăn vô hình” phân chia hai không gian với nhau. Khi áp dụng cách sắp xếp này, cần bố trí bàn ghế ăn gần cửa sổ để đảm bảo công năng của khu vực ăn uống.
4. Sử dụng đảo bếp
Nếu muốn tạo một không khí gần gũi đúng nghĩa thì chia phòng bằng đảo bếp sẽ là một lựa chọn hợp lý. Đảo bếp không chỉ là nơi để chuẩn bị nguyên liệu mà còn có tác dụng che chắn phần thân dưới người làm bếp giúp đảm bảo tính riêng tư khi chế biến món ăn. Bên cạnh đó, đảo bếp còn tạo cảm giác về một bếp chuyên dụng tại nhà hàng giúp mang đến một không gian ẩm thực đầy thú vị.
Bên cạnh cách thiết kế riêng biệt, bạn cũng có thể kết hợp đảo bếp và bàn ghế ăn để mang đến cảm giác gần gũi với người làm bếp mỗi khi dùng bữa. Mặt khác, cách thiết kế này còn giúp tiết kiệm diện tích và tận dụng tối đa không gian.
Ngoài ra, cải tạo đảo bếp thành quầy bar cũng là một cách làm thú vị. Ngoài tác dụng phân chia căn phòng, quầy bar còn được sử dụng như là nơi trưng bày những chiếc cốc thủy tinh ấn tượng hay chiếc bình hoa với kiểu dáng tinh xảo.
5. Bố trí chậu cây hoặc bể cá
Có lẽ là rất ít người nghĩ đến cách phân chia phòng khách liền bếp này. Với cách làm này, chậu cây xanh có đến ba công dụng đó là phân chia không gian, trang trí cho căn phòng và mang đến tinh thần thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Một giải pháp khác đó bố trí bể cá giữa hai khu vực. Hoặc bạn cũng có thể cùng lúc bố trí cây xanh và bể cá cho căn phòng. Cách xử lý này có hai cái lợi, thứ nhất là đảm bảo tính thẩm mỹ hay không muốn nói là tạo điểm nhấn cho không gian sống, và thứ hai là mang lại nhiều năng lượng tích cực theo quan điểm của phong thủy.
6. Sử dụng tủ sách
Khi áp dụng cách này thì nên chọn loại tủ sách có kiểu dáng cao và thiết kế đơn giản. Chiếc tủ sách được thêm vào ngoài chức năng phân chia phòng ốc thì còn là nơi trưng bày những quyển sáng yêu thích của gia chủ, đồng thời là vật trang trí giúp căn phòng trở nên ấn tượng và thu hút hơn.
7. Xây tường ngăn thấp
Cách làm này được áp dụng rất phổ biến. Việc xây vách ngăn thấp giúp phân định rạch ròi không gian phòng khách và phòng bếp, đồng thời đảm bảo độ thông thoáng cho không gian chung. Cần lưu ý là tường ngăn nên có độ cao vừa phải chứ đừng nên quá thấp gây mất thẩm thẩm mỹ hay quá cao nhìn bí bách.
Trên đây là những gợi ý cách phân chia phòng khách liền bếp 20m2 sao cho hợp lý nhất. Bạn hãy áp dụng những ý tưởng này vào căn nhà của mình để có được không gian sống tinh tế nhất.
Một số lưu ý trong thiết kế phòng khách liền bếp diện tích 20m2
Sử dụng đồ nội thất đồng nhất
Một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi thiết kế phòng khách nối liền bếp là lựa chọn đồ nội thất đồng nhất. Điều này giúp tổng thể không gian trở nên vô cùng hài hòa, phù hợp cho nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Mặt khác, việc không có sự thống nhất khiến căn phòng trở nên rối mắt, khó khăn khi sử dụng. Ngoài ra, sự thiếu thống nhất thậm chí còn phá vỡ kiến trúc tổng thể của ngôi nhà.
Để tạo sự liên kết giữa phòng ăn và phòng khách bạn còn nên ưu tiên các nội thất tối giản. Mặc dù là hai phòng chức năng khác nhau nhưng khi có sự đồng nhất sẽ tạo nên tổng thể kiến trúc hài hòa, tính thẩm mỹ vì thế cũng tăng cao hơn.
Lựa chọn màu sơn hai không gian đồng màu
Việc đồng bộ trong đồ nội thất khi thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 thôi là chưa đủ. Người thiết kế còn cần phải đảm bảo sự hài hòa về màu sơn giữa hai khu vực. Dù cho 2 phòng có được phân chia bởi vách ngăn hay không hai khu vực này đều phải sử dụng một màu sơn như nhau. Sử dụng cùng màu sơn chính là cách đơn giản nhất để kết nối hai khu vực chức năng lại với nhau.
Theo các chuyên gia khuyên rằng gia chủ nên ưu tiên chọn màu vàng nhạt để giúp căn phòng trở nên rộng rãi, sáng sủa. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chọn một số tông màu trung tính sáng khác như trắng, xám nhạt, xanh pastel nhạt,… để tạo hiệu ứng “đánh lừa thị giác”. Nên ưu tiên màu sáng vì chúng giúp việc bài trí đồ nội thất dễ dàng hơn so với các màu sơn tông trầm, tối.
Thiết kế cần đảm bảo yếu tố phong thủy hài hòa cùng gia chủ
Khi thiết kế nội thất cho phòng khách liền bếp 20m2 vẫn cần tuân thủ các yếu tố liên quan đến phong thủy. Điều này vô cùng quan trọng bởi không gian phòng khách và bếp là hai khu vực ảnh hưởng rất lớn đến khí vận, tài lộc của gia chủ cùng những thành viên khác trong nhà.
Phòng khách nên được bố trí đặt cạnh cửa ra vào chính với hướng phòng là hướng của căn nhà. Trong khi đó phòng bếp lại nên tránh nhìn thẳng ra phòng khách. Bên cạnh đó, khu vực này cũng cần có vị trí hợp với mệnh của gia chủ.
Tính toán nguồn chi phí
Phòng khách được xem là “bộ mặt chính” của ngôi nhà. Do đó, khi thiết kế phòng khách nối liền với bếp như thế này cần tính toán chi phí sao cho hợp lý nhất. Gia chủ cần tránh ôm đồm quá nhiều đồ đạc để không khiến cho căn phòng trở nên chật chội, bí bách. Còn ở phòng bếp bạn cần bài trí các thiết bị gia dụng như tủ bếp, kệ bếp treo,… Việc cân đối giúp bạn tiết kiệm ngân sách đáng kể.
Tham khảo thêm: Phòng khách liền bếp 25m2
Một số mẫu thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 đẹp nhất năm 2023
Thiết kế phong cách tối giản
Phòng khách và phòng bếp liền nhau được thiết kế phong cách tối giản mang lại cảm giác sang trọng, kết hợp với đó là sự hiện đại, tiện nghi. Việc phân chia khu vực chức năng hợp lý tạo nên cảm giác thông thoáng. Nội thất bố trí thêm đèn led trần khác nhau ở mỗi gian phòng giúp phân cách rõ ràng không gian.
Trong mẫu thiết kế dưới đây, phòng khách đặt một chiếc sofa cỡ vừa, màu xám nhã nhặn mang đến sự sang trọng. Kết hợp với đó là khu vực bếp được sơn trắng tinh khôi. Ghế quầy bar và ghế bàn ăn cùng màu, hài hòa với các vật dụng khác. Tổng thể không gian mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thanh lịch, bình yên.
Thiết kế phong cách hiện đại
Một trong những mẫu phòng khách liền bếp 20m2 được ưa chuộng nhất hiện nay chính là thiết kế phong cách hiện đại. Sự tối giản đến từng chi tiết, cùng các nội thất đa năng giúp căn phòng gọn gàng, tiện nghi mặc cho khá ít đồ đạc. Nội thất phòng khách với bố trí sofa nhỏ, bàn trà, và cây xanh mát mẻ. Tông xám nhạt phối nâu đem đến sự sáng sủa cho căn phòng khách nhỏ, cũng như tạo sự liền mạch cho hai không gian.
Với những ngôi nhà có diện tích không quá lớn như thế này, phòng khách nối liền phòng bếp mang lại nhiều ưu điểm. Chẳng hạn như với mẫu thiết kế bên dưới, cách bài trí bàn ăn, phòng khách, và khu bếp tạo nên tổng thể hợp lý, mang đến sự ấm cúng cho không gian quây quần của gia đình. Để tạo điểm nhấn, người thiết kế thêm vào bức tranh treo tường nghệ thuật độc đáo và đầy quyến rũ.
Thiết kế phong cách mộc mạc với gỗ
Mẫu phòng khách liền bếp 20m2 phong cách mộc mạc được thiết kế sang trọng, ấn tượng và ấm cúng với những chất liệu gỗ với đèn rơm treo trần, trang trí cùng các món đồ nội thất gỗ mộc đem đến không gian bình dị, thoải mái. Bạn cũng chẳng cần sử dụng đến vách ngăn trong mẫu kiến trúc này bởi tất cả không gian hoàn toàn liền mạch, không hề tạo cảm giác trống trải.
Thiết kế phong cách sang trọng
Tuy mẫu phòng khách liền bếp 20m2 không quá lý tưởng, nhưng nếu biết cách sắp xếp bạn vẫn có thể thiết kế không gian theo phong cách sang trọng, đẳng cấp. Căn phòng được bố trí những vật dụng mang đến sự tiện nghi, được trang trí màu sắc đơn giản và sử sử dụng chất liệu cao cấp như nhung, đá hoa cương, kính, đồ nội thất ánh kim. Ngoài ra, từng khu vực chức năng được phân chia khoa học, đảm bảo công dụng cho căn phòng.
Phòng khách thiết kế liền kề bếp nhưng vẫn đảm bảo căn phòng thông thoáng, rộng rãi. Việc sử dụng bàn ăn đặt ở trung tâm giúp phân cách không gian đồng thời mang lại sự ấm cúng cho ngôi nhà. Ghế sofa hình chữ L giúp tận dụng mọi ngóc ngách trong không gian hẹp. Gam màu xanh lá sẫm đem đến cảm giác sang trọng, quý phái. Các vật dụng như bàn trà, đèn sàn, ghế ăn,… có chân đứng nét mảnh tạo độ thanh thoát, nhẹ nhàng cho phòng.
Thiết kế phòng khách hiện đại cùng tone màu chủ đạo hơi hướng trung tính
Mẫu thiết kế phòng khách liền bếp 20m2 sử dụng màu sắc đồng nhất với tông trung tính kết hợp chút sắc xanh sinh động. Tường, trần và các đồ dùng nội thất khác đều sơn màu kem ấm áp. Một chiếc sofa đặt ở trung tâm phòng mang màu xanh lá ấn tượng. Trang trí thêm chiếc đèn chùm treo trần hình dáng độc đáo, mới lạ. Phòng khách nhỏ nhà bạn sẽ vô cùng bắt mắt, quyến rũ ánh nhìn.
Để phân tách các không gian giữa bếp và phòng khách, các bạn có thể sử dụng các tấm lam gỗ hoặc các loại vách ngăn kính tùy thích. Với mẫu phòng bên dưới nội thất được sử dụng mang gam màu xám. Kết hợp với đó là đồ dùng trang trí như tranh vẽ treo tường và ghế bành đơn lại có cùng tông màu xanh lá. Một mảng nhỏ của bức tường cũng được tạo điểm nhấn với màu sắc này đem đến sự sống động, nhưng vẫn hài hòa, thống nhất cho không gian.
Thiết kế phòng khách liền bếp với diện tích 20m2 cùng tông trắng
Tông màu trắng luôn là màu sắc nhận được sự ưu ái nhất của các kiến trúc sư và gia chủ khi trang trí căn nhà nhỏ. Không gian phòng khách lúc này sẽ được thiết kế nội thất với chiếc ghế sofa trắng sáng, tạo sự tinh tế, sang trọng. Không gian này được kết hợp với khu bếp được trang bị hệ tủ treo tường, quầy bar, tủ bếp,… cùng tông màu mang đến sự thanh lịch, sáng sủa và thoáng đãng cho phòng khách 20m2.
Thiết kế phòng khách liền bếp có vách ngăn
Nếu như bạn muốn có một mẫu phòng khách liền bếp 20m2 tiết kiệm không gian mà vẫn đảm bảo sự riêng tư hãy sử dụng ngay các vách ngăn đa năng. Việc sử dụng các vách ngăn này cũng giúp gia chủ tiết kiệm phần lớn ngân sách xây dựng và tiện lợi khi sử dụng. Vách ngăn kính giúp phản chiếu ánh sáng, khiến không gian có hiệu ứng được làm rộng thêm.
Hoặc nếu muốn đẹp mắt hơn ta có thể chọn các loại vách ngăn có họa tiết trang trí. Vách ngăn giúp tạo điểm nhấn cho không gian, nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các loại tủ sách hay kệ tivi để làm vách phân chia hai khu vực chức năng. Ngoài ra, diện tích phía trên vách ngăn có thể được tận dụng bằng cách trang trí cây cảnh để giúp căn nhà trở nên sinh động.
Xem thêm: Phòng khách liền bếp 15m2
Thiết kế phòng khách màu đen phong cách Scandinavian
Nhiều gia chủ mặc dù là không gian nhỏ nhưng vẫn yêu thích những đồ dùng nội thất đen. Bởi chúng không chỉ mang lại cảm giác huyền bí mà còn sang trọng, thanh lịch. Nhưng vì gam màu tối có thể khiến căn phòng 20m2 của bạn bị hẹp đi, bí bách. Vậy nên bạn cần có một cách bài trí khoa học, đảm bảo vẫn giữ được sự thoáng đãng cho không gian.
Lựa chọn thiết kế theo phong cách Scandinavian sẽ là phương án tối ưu cho sở thích của bạn. Sofa phòng khách có tông màu đen trắng độc đáo, là gam màu chủ đạo của toàn bộ căn phòng. Ngoài ra, còn trang trí thêm lọ hoa trên bàn khiến căn nhà có sự chấm phá sinh động. Tường treo tranh ảnh hoa văn nghệ thuật giúp hạn chế cảm giác trống trải, đơn sơ.
Các mẫu phòng khách liền bếp 20m2 hiện nay khá đa dạng về cả phong cách lẫn màu sắc. Gia chủ có thể thoải mái lựa chọn sao cho hợp với nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như sở thích của bản thân. Hy vọng qua bài viết trên đây bạn có thêm ý tưởng và tìm được cho mình một ý tưởng thiết kế ưng ý.
Bài viết liên quan:
- Cách bố trí và sắp xếp nhà bếp theo phong thủy
- Các ý tưởng bếp đẹp cho nhà nhỏ được ưa chuộng nhất
- Thiết kế bếp chung cư như thế nào là hợp lý?
- Quầy bar ngăn bếp và phòng khách cùng các kiến thức cần biết
Bài viết cùng chủ đề
- 30+ Mẫu trang trí phòng khách bằng gỗ đẹp và sang trọng nhất
- 50+ Mẫu thiết kế phòng khách liền bếp 30m2 đẹp, độc đáo
- 40+ Mẫu nhà cấp 4 phòng khách liền bếp độc đáo nhất 2023
- 50+ Mẫu phòng khách liền bếp 25m2 đẹp nhất năm 2023
- 50+ Mẫu phòng khách liền bếp 15m2 đẹp ngất ngây
- Gợi ý 20+ cách trang trí phòng khách đơn giản đẹp, ấn tượng
- 40+ Mẫu phòng khách tân cổ điển sang trọng đầy ấn tượng
- 25+ Cách phối màu sơn phòng khách hiện đại và hợp mệnh
- Thiết kế nội thất phòng khách và bếp liền nhau như thế nào cho đẹp ?