- Mặc định
- Lớn hơn
Kinh doanh quán cafe là một trong những loại hình kinh doanh phổ biến trong năm 2024. Thông qua quán cafe bạn có thể thu được nguồn lợi nhuận lớn nếu việc bán buôn được diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên để quán có thể đi vào hoạt động hiệu quả, bạn cần chủ bị các giấy tờ kinh doanh liên quan. Vậy mở quán cafe cần những giấy tờ gì? Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về các loại giấy tờ cần có khi kinh doanh quán cafe nhé!
Tại sao mở quán cafe lại cần có giấy tờ
Khi kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống bạn cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Việc tuân thủ và chấp hành đúng quy định sẽ giúp cho việc buôn bán được diễn ra thuận lợi, hạn chế các rủi ro không đáng có. Ngoài ra, khi mở quán cafe việc có giấy tờ đầy đủ sẽ giúp:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho khách hàng.
- Xây dựng và duy trì uy tín thương hiệu, tăng cường lòng tin từ phía khách hàng.
Mở quán cafe cần những giấy tờ gì?
Với các giấy tờ kinh doanh cần thiết, quán cafe của bạn sẽ nhanh chóng được đi vào hoạt động, mỗi một loại giấy tờ đều có mục đích và cách thức đăng ký riêng.
Giấy Phép Đăng Ký Kinh Doanh Quán Cà phê
GIấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe là một trong những giấy tờ quan trọng, cần thiết khi quán bắt đầu đi vào hoạt động. Loại giấy tờ này sẽ giúp cho quán cafe của bạn được quyền kinh doanh trên địa chỉ đã đăng ký nhằm đảm bảo an toàn về quyền sở hữu và sử dụng quán.
Nếu bạn đang có kế hoạch mở một quán cà phê nhỏ hoặc quán phục vụ phổ thông, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan UBND Quận/Huyện để được hướng dẫn cụ thể về việc làm hồ sơ đăng ký kinh doanh. Đối với các quán cà phê có quy mô lớn hoặc thuộc hệ thống chuỗi, bạn cần phải liên hệ với Sở Kế hoạch và Đầu tư của Tỉnh/Thành phố để được tư vấn chi tiết hơn.
Sau khi nộp hồ sơ, thường trong khoảng từ 3 đến 5 ngày, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ của bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Ngành kinh doanh của bạn không nằm trong danh sách các ngành nghề bị cấm theo quy định của luật pháp.
- Tên của chủ doanh nghiệp được đăng ký phải tuân thủ theo quy định.
- Bạn đã nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Giấy Phép An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
Giấy phép an toàn thực phẩm là một loại giấy phép được cấp bởi cơ quan quản lý thực phẩm của một quốc gia hoặc khu vực nhất định. Đây là một văn bản quan trọng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đặc biệt là trong việc sản xuất, chế biến, lưu thông và bán lẻ thực phẩm.
Giấy phép này thường yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm thực phẩm, và tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt của giấy phép này để đảm bảo rằng sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng được đề ra. Việc có được giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là điều kiện tiên quyết để quán cafe của bạn có thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm.
- Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn là 3 năm tính từ ngày cấp.
- Mỗi năm, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra tại các quán để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và điều kiện để cấp giấy chứng nhận. Trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu này, quán có thể bị thu hồi giấy chứng nhận và bị xử phạt hành chính.
Trình tự xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Đối với việc đăng ký kinh doanh quán cafe, bạn có thể thực hiện trình tự xin giấy phép như sau:
Đối với Hộ kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi đến Phòng Kinh tế – Kế hoạch – UBND địa phương nơi bạn muốn mở quán, kèm theo việc nộp lệ phí.
Bước 2: Đợi cơ quan xem xét hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Nếu sau thời gian này không nhận được giấy chứng nhận hoặc yêu cầu sửa đổi, bạn có quyền khiếu nại theo quy định.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hoặc điều chỉnh hồ sơ nếu cần.
Đối với Doanh nghiệp
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tuyến qua hệ thống quốc gia hoặc trực tiếp tại Sở kế hoạch đầu tư tỉnh.
Bước 2: Sau 3 ngày làm việc, kết quả sẽ được thông báo. Nếu không chính xác, sẽ yêu cầu chỉnh sửa.
Bước 3: Nộp phí và nhận giấy chứng nhận tại bộ phận cấp giấy.
Các giấy tờ liên quan khác và lưu ý chung
Bên cạnh giấy phép kinh doanh và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì các loại giấy tờ sau cũng khá cần thiết. Chúng sẽ giúp cho việc kinh doanh quán cafe được diễn ra dễ dàng và nhận được nhiều lòng tin từ khách hàng.
Bằng cấp/chứng chỉ pha chế của quán
Ngoài việc đảm bảo an toàn về thực phẩm, hương vị món ăn/ thức uống cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút khách. Để giúp cho quán cafe nhận được nhiều niềm tin và không ngừng phát triển, bạn có thể học thêm các khóa học pha chế tại các trung tâm đào tạo uy tín nhằm có được chứng chỉ pha chế. Điều này giúp cho bạn tự tin kiểm định, pha chế và nâng cao chất lượng đồ uống trong quán của mình.
Hợp Đồng Lao Động với nhân viên
Để tránh tốn thời gian và công sức trong việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên, bạn nên ghi rõ về quyền lợi, trách nhiệm cũng thời gian làm việc tối thiểu trong hợp đồng lao động. Những quy định này không chỉ có tính “ràng buộc” cho nhân viên mà còn giúp họ phát triển tối đa khả năng của mình. Hợp đồng lao động chính là những thỏa thuận hợp lý giữa chủ và nhân viên cùng với đó là các quyền lợi liên quan mà một nhân viên có thể nhận được trong thời gian làm việc.
Một số cơ quan quản lý liên quan khác
Để giúp cho quán cafe được hoạt động lâu dài và tránh những khó khăn không mong muốn, bạn có thể tìm hiểu về nhiều loại giấy tờ đăng ký kinh doanh và hoạt động tại các cơ quan quản lý liên quan như:
- Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đội kiểm tra liên ngành.
- Đội trật tự đô thị của Công an phường/xã.
Mở quán cafe mà không đăng ký kinh doanh bị phạt như thế nào?
Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP, việc hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Trong trường hợp bạn không có giấy phép kinh doanh, theo Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Điều này áp dụng cho việc hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký theo quy định.
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, công an phường sẽ xem xét và xử phạt từ 5 – 10 triệu đồng, đối với việc mở quán cà phê mà không có giấy phép kinh doanh. Bất kể loại hình quán cafe nào, việc mở quán đều cần phải có giấy phép kinh doanh và các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật.
Những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về các giấy tờ cần thiết khi mở quán cà phê cũng như trả lời câu hỏi mở quán cafe cần những giấy tờ gì. Nội Thất Điểm Nhấn hy vọng rằng, với những kiến thức này, bạn sẽ dễ dàng hoàn thiện các thủ tục cần thiết, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Bài viết cùng chủ đề
- 55+ Mẫu thiết kế quán cafe game khoa học thu hút khách nhất
- 51+ Mẫu thiết kế quán cà phê lô góc đẹp được ƯA THÍCH nhất
- 1001+ Mẫu thiết kế quán cà phê sách ĐỘC ĐÁO ít người biết
- 35 Mẫu quán cafe phong cách indochine ấn tượng THU HÚT
- TOP 50+ mẫu thiết kế quán cafe nhỏ 40m2 đẹp, ấn tượng, giá rẻ
- Cách trang trí noel cho quán cafe đơn giản, đẹp, ấn tượng