- Default
- Bigger
Lý do so sánh gỗ Plywood và MDF bởi lẽ đây là hai trong số những industrial wood phổ biến cùng với nhiều ưu điểm nhất hiện nay. Vậy loại gỗ nào tốt hơn và bạn nên dùng loại gỗ nào thì phù hợp. Cùng Interior Highlights so sánh khách quan ngay tại bài viết này nhé!
So sánh gỗ Plywood và MDF theo các tiêu chí khác nhau
Khi nhắc đến việc so sánh gỗ Plywood và MDF, đầu tiên không thể bỏ qua đặc tính và cấu tạo của từng loại gỗ. Bởi đây là những tiêu chí cực kỳ quan trọng trước khi đưa lên bàn cân so sánh chất lượng của gỗ. Cùng tìm hiểu xem những đặc tính và cấu tạo của 2 loại gỗ này nhé!
Điểm giống và khác nhau về cấu tạo
Nếu so sánh gỗ Plywood và MDF về cấu tạo bạn sẽ nhận thấy một số điểm giống nhau. Chúng đều là chất liệu tổng hợp được làm từ những phụ phẩm sản xuất gỗ. Các thành phần này sẽ được gắn kết với nhau bằng loại keo đặc biệt tạo nên thành phẩm có độ bền đảm bảo.
Tuy nhiên, gỗ Plywood và MDF vẫn có sự khác biệt về nguyên liệu và quy trình sản xuất. Chất liệu MDF được làm từ những sợi gỗ hoặc vụ gỗ liên kết với nhau bằng keo cùng một số hóa chất khác. Còn chất liệu PLywood được cấu thành từ các tấm gỗ lạng cực mỏng ép dính lại với nhau nhờ loại keo hiện đại. Chính cấu tạo không giống nhau sẽ dẫn đến những khác biệt về đặc tính giữa hai loại gỗ.
Sự khác biệt về khả năng chịu lực và độ bền
Khả năng chịu lực của gỗ Plywood vượt trội hơn so với ván MDF. Lý do là vì kết cấu bao gồm nhiều lớp xếp chồng của gỗ Plywood làm cho vật liệu này có khả năng chịu áp lực rất tốt theo chiều dọc. Ngược lại, vật liệu MDF lại có nhiều khoảng trống giữa các sợi cấu tạo khiến kết cấu của sản phẩm trở nên lỏng lẻo hơn.
Cách biệt trong khả năng chịu lực tác động mạnh đến độ bền của hai loại gỗ. Loại ván Plywood có thể sử dụng để thi công trong những kiến trúc chịu lực mà không cần phải lo lắng về vấn đề cong vênh hay biến dạng. Nhưng ván MDF thường chỉ được dùng cho những nội thất ít chịu tác động lực hoặc để ốp lát những khu vực ít tiếp xúc với hơi ẩm. Có như thế mới đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ của vật liệu MDF sau một thời gian sử dụng.
So sánh về tính thẩm mỹ của 2 loại gỗ
Khi so sánh gỗ Plywood và MDF về tính thẩm mỹ, bạn sẽ sớm có cho mình quyết định phù hợp nên chọn mua loại gỗ nào cho gia đình của mình. Khi nói về tấm gỗ thô Plywood bạn sẽ cảm thấy nó không hề đẹp mắt. Do tính chất gỗ này làm từ những loại gỗ thiên nhiên ngắn ngày như cây thông, cây bạch đàn, cây keo,… Vì thế người ta đã tạo ra giải pháp cho vấn đề này, bằng cách phủ thêm một “chiếc áo mới” lên bề mặt gỗ bên ngoài.
Gỗ MDF sẽ có bề mặt phẳng hơn, mịn và nhẵn hơn thế nên có thể dễ dàng dán các lớp phủ bền mặt hơn. Do đó tính thẩm mỹ của gỗ MDF có phần cao hơn gỗ Plywood. Dù đã có lớp phủ nhưng vẫn không tránh khỏi những khuyết điểm từ gỗ thô, trừ khi kiến trúc sư lựa chọn lớp phủ Laminate có độ dày cao để che đi những khuyết điểm gỗ.
So sánh giá thành hai loại gỗ
Như vậy, nhìn chung thì gỗ Plywood được đánh giá là tốt hơn so với gỗ MDF. Bên cạnh đó, loại gỗ này cũng có giá thành cao hơn. Cụ thể, giá thành của một phôi gỗ MDF kích thước 120 x 240 cm chỉ khoảng 280.000 VNĐ/tấm. Trong khi đó, giá thành của tấm gỗ Plywood cùng kích thước lên đến 500.000 VNĐ/tấm (cao hơn 70% so với gỗ MDF).
Chính vì sự chênh lệch về giá, gỗ MDF được các nhà thầu ở Việt Nam ưa chuộng và sử dụng phổ biến hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng MDF cũng là lựa chọn tốt. Bởi vì, thi công bằng loại gỗ nào còn tùy vào yêu cầu cụ thể của từng công trình.
Tốt nhất là chủ đầu tư nên tham khảo những đơn vị nội thất uy tín khi chọn vật liệu thi công nội thất. Nên dựa theo yêu cầu kỹ thuật và khả năng tài chính mà đưa ra lựa chọn đầu tư hợp lý.
Khả năng thi công của hai loại gỗ
Vì cách sản xuất nên các tấm gỗ Plywood thường sần sùi chứ không phẳng mịn như MDF. Đặc điểm này khiến việc xử lý cắt xẻ tấm Plywood gặp nhiều khó khăn. Thành phẩm cũng không có đủ độ sắc nét như mong muốn.
Ngược lại, khi nói đến độ “bám vít” thì gỗ MDF không phải là “đối thủ” của gỗ Plywood. Do được cấu tạo từ nhiều lớp xếp chồng, ốc khi khi được đóng theo chiều dọc sẽ bám cứng vào từng lớp gỗ.
Bên cạnh đó, việc cắt xẻ không để lại nhiều mạt gỗ cũng là một ưu điểm của gỗ Plywood. Ngược lại, do được tạo thành từ gỗ dạng sợi đan xen, ván MDF sẽ để lại khá nhiều bụi khi thi công. Điều này sẽ khiến bước dọn vệ sinh công trình sau khi hoàn thiện mất nhiều thời gian hơn. Đó là chưa kể việc tốn kém chi phí thuê máy hút bụi công nghiệp.
So sánh dựa theo tính ứng dụng
Như đã nói trên, gỗ MDF được sử dụng phổ biến hơn từ bàn trà, kệ tủ, giường ngủ,…cùng một số nội thất thông dụng khác. Với gỗ Plywood, cũng có thể sử dụng cho các thiết kế nội thất đầy nghệ thuật nhờ tính uốn cong của gỗ. Nhưng ở Việt Nam, gỗ Plywood được ứng dụng nhiều vào trong xây dựng hơn.
Xét về tính ứng dụng cùng những ưu điểm vượt trội thì gỗ Plywood sẽ cao hơn, nên có thể sử dụng trong nhiều không gian gia đình và thiết kế nội thất theo tạo hình nghệ thuật khác nhau. Nhưng với giá cả không cạnh tranh lại so với giá MDF, nên gỗ Plywood ở Việt Nam chưa thật sự được ưa chuộng. Những năm gần đây nhờ chất lượng cuộc sống tăng cao, nên loại gỗ Plywood đang có xu hướng sử dụng tăng dần.
Nên chọn gỗ Plywood hay MDF?
Qua bảng so sánh trên có thể thấy gỗ Plywood và gỗ MDF đều có những ưu điểm riêng biệt. Tuy nhiên, gỗ plywood có tính năng vượt trội hơn về khả năng chống thấm nước tốt, kế cấu bền vững và khả năng uốn cong dễ dàng, do đó được nhiều người ưa chuộng trong thiết kế nội thất – ngoại thất; trong khi đó gỗ MDF chỉ được ứng dụng đối với những người có nhu cầu thiết kế nội thất.
Việc so sánh gỗ Plywood và MDF giúp bạn có thể nắm rõ những ưu điểm và nhược điểm của cả 2 loại gỗ. Mục đích nhằm đưa ra những góc nhìn chi tiết, để bạn dễ dàng quyết định dựa trên chi phí và nhu cầu sử dụng của mình. Mong là sau bài viết này của Interior Highlights bạn đã có cho mình những kiến thức nhất định, và nhanh chóng chọn mua được những sản phẩm gỗ ưng. Bên cạnh 2 loại gỗ trên thì bạn có thể tìm hiểu thêm các loại khác trong chuyên mục Wood Knowledge ours!
Articles on the same topic
- What is a wooden floor map? Beautiful, high quality wooden floor map file
- What is industrial wood? What types are there? Price of industrial wood?
- What is Melamine Wood? How much does it cost? Types of Melamine Wood available today
- What is MDF wood? How many types are there? Latest MDF wood price list 2024
- What is MFC wood? How much does MFC wood cost and what are its applications?
- Which is better, MFC or MDF? Which one should I choose?
- What is CDF wood? Characteristics, applications and price of CDF wood?