- Default
- Bigger
Gỗ công nghiệp hiện nay đã trở thành vật liệu phổ biến trang trí và thiết kế nội thất. Trong đó, ván gỗ công nghiệp rất đa dạng với nhiều loại cốt gỗ và lớp phủ bề mặt khác nhau. Để bạn có thể lựa chọn nhanh chóng và chính xác nhất, Nội Thất Điểm Nhấn xin cung cấp những thông tin hữu ích về loại vật liệu này.
Gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel, là thuật ngữ được sử dụng để phân biệt với natural wood – loại gỗ được khai thác từ thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp được lấy từ các thớ gỗ vụn thừa kết hợp sử dụng hóa chất hoặc keo dính để tạo thành tấm gỗ hoàn chỉnh.
Gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm hai thành phần là:
- Lớp bề mặt phủ: Chính là lớp bên ngoài của gỗ công nghiệp có khả năng chống thấm và chống bám bẩn. Có các loại bề mặt như: Melamine, Laminate, Veneer và Acrylic.
- Wood core: Chính là lớp lõi ở bên trong gồm các loại như: Cốt gỗ MFC, cốt gỗ MDF, cốt gỗ HDF và cốt ván ép.
Gỗ công nghiệp có mấy loại?
Gỗ công nghiệp được chia làm 7 loại gồm: MFC, MDF, HDF, Plywood, CDF, gỗ ghép thanh và gỗ WPB. Mỗi loại này đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Cùng tìm hiểu từng loại trong phần dưới đây.
MFC Wood
MFC Wood (viết tắt của Melamine Faced Chipboard) là loại gỗ được sản xuất từ gỗ rừng trồng, hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn thường hay nghĩ về gỗ công nghiệp. Cụ thể là gỗ MFC được sản xuất từ các loại cây ngắn ngày, không cần phải là cây gỗ to, như cây cao su, cây keo, bạch đàn,… và được phủ một lớp Melamine lên bề mặt sau khi đã dán các dăm gỗ lại với nhau.
Ưu điểm nổi bật:
- Chống thấm, chống ẩm, chống trầy xước, chống cong vênh ngăn mối mọt tốt, dễ dàng vệ sinh và phù hợp với khí hậu nóng ẩm mưa nhiều của nước Việt Nam ta.
- Kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại, cách âm và cách nhiệt tốt.
- Nhẹ, dễ vận chuyển và có giá thành tốt nhất trong các những loại ván gỗ công nghiệp.
- Có độ bền cao, tuổi thọ từ 10 cho đến 15 năm, chất lượng ít bị thay đổi qua thời gian.
- Thân thiện với môi trường, an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng.
Gỗ MDF
Gỗ công nghiệp MDF (Medium Density Fiberboard) là tên gọi chung của ván ép bột sợi có tỷ lệ nén trung bình (medium density), có quy trình, nguyên liệu và cách sản xuất tương tự gỗ MFC.
Nguyên liệu của gỗ MDF cũng là các thân cây gỗ ngắn ngày, gỗ vụn, nhánh cây,… Khi thu hoạch xong, các nguyên liệu sẽ được sẽ được nghiền nát thành sợi (thay vì xay nhuyễn thành dăm gỗ như MFC), loại bỏ tạp chất, khoáng chất nhựa.
Sau đó, sợi gỗ được mang gia công dán ép lại bằng hóa chất kết dính, keo, paraffin wax và thêm vào hóa chất chống mối mọt, chống ẩm mốc, bột độn vô cơ. Tấm ván gỗ được tạo thành có kích thước tiêu chuẩn là 1m2 x 2m4 với các độ dày khác nhau từ 2.5mm đến 25mm.
Gỗ MDF có những ưu điểm nổi bật là:
- Mịn, nhẵn nhụi, có cấu trúc đồng nhất, dễ dàng cưa xẻ, cắt gọt, định hình mà không bị sứt mẻ nên có thể thực hiện được các thao tác như trên gỗ tự nhiên như đóng đinh, chà nhám,…
- Có khả năng chịu ẩm mốc tốt, có thể sử dụng làm ván chống ẩm cho toàn bộ khu vực bếp.
- Khả năng cách âm, cách nhiệt, không bị cong vênh, chống mối mọt tốt như gỗ tự nhiên.
- Dễ dàng gia công, có thể tạo được dáng cong, tạo nên các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển, đặc sắc.
- Vì sản lượng được sản xuất ra khá ổn định cùng thời gian gia công nhanh, gỗ MDF thích hợp với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau, giúp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
Những ứng dụng nổi bật nhất của gỗ MDF cần kể đến là:
- Sản xuất bàn ghế
- Sản xuất tủ kệ
- Làm vách ngăn phòng
- Ốp tường, trần
- Làm cửa
Gỗ HDF
Gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard) là loại gỗ công nghiệp có chất lượng cao, mật độ gỗ dày đặc được sản xuất từ bột gỗ của các loại gỗ tự nhiên (chiếm khoảng 80 – 85%), phần ít còn lại là keo và các chất phụ gia để tăng độ kết dính cho gỗ.
Gỗ HDF có những ưu điểm sau:
- Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất, mật độ sợi gỗ dày đặc nên có độ bền chắc, độ cứng và khả năng chịu lực cao.
- Có khả năng cách âm và khả năng chịu nhiệt khá tốt nên thường sử dụng để làm các sản phẩm nội thất như phòng học, phòng ngủ, phòng làm việc,…
- Màu sơn của gỗ HDF rất đa dạng, có khoảng 40 màu sơn và không ngừng tăng lên theo thời gian, giúp khách hàng có nhiều lựa chọn, đáp ứng đầy đủ sở thích và yêu cầu của người tiêu dùng.
- Thân thiện với môi trường, không tàn phá rừng để lấy gỗ, bảo vệ được môi trường tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường.
- Giá thành hợp lý hơn gỗ tự nhiên.
Ứng dụng: nhờ khả năng chịu lực và chống trầy tốt, ván HDF thường được dùng để lát sàn hay ốp bậc cầu. Loại gỗ này cũng được dùng để ốp lên các bề mặt trang trí. Ngoài ra, gỗ HDF còn được sử dụng để sản xuất các đồ ngoại thất có khả năng chống chịu trước thời tiết tốt.
Gỗ Plywood (Gỗ dán)
Gỗ Plywood (hay còn gọi ván ép, gỗ dán) là loại gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ép. Từ những miếng gỗ được gia công thật mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để gia tăng tính chịu lực, độ bền của tấm gỗ. Gỗ Plywood thường được dán một lớp Veneer lên bề mặt để tạo thêm hoa văn, họa tiết, tăng tính thẩm mỹ cho gỗ rồi sơn phủ PU lên thêm để bảo vệ bề mặt, chống trầy xước và chống ẩm cho gỗ.
Những ưu điểm của gỗ Plywood cần phải kể đến là:
- Vì được gia công đặc biệt cầu kỳ nên loại gỗ này vô cùng chắc chắn, có độ bền, độ chịu lực cao và chống cong vênh tốt.
- Khả năng chịu lực của nó tốt hơn MDF và MFC.
- Nhiều họa tiết hoa văn, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn và tạo dựng phong cách thiết kế nội thất riêng cho căn nhà của mình.
Dòng gỗ công nghiệp này có khả năng chịu lực tốt nên thường được dùng để làm các vật dụng như bàn, ghế, cho đến làm vách ngăn, vách tường, cửa, làm sàn,…. Bên cạnh đó, chúng được dùng để sản xuất nội thất quen thuộc. Ngoài ra, gỗ dán còn có ứng dụng khác đó là làm khuôn đổ bê tông.
Gỗ CDF
Gỗ công nghiệp CDF vô cùng chắc chắn và có khả năng chống ẩm, chống nước cực kỳ tốt. Đây là dòng gỗ có chất lượng và ưu điểm hơn cả HDF.
Ưu điểm nổi bật: có tất cả các khả năng, đặc tính vốn có của gỗ HDF và những đặc tính đó được nâng cao hơn hẳn một bậc như khả năng chịu tải trọng và độ cứng cáp, bền bỉ, độ kháng nước, chống ẩm, chống mối vô cùng cao.
Gỗ ghép thanh
Gỗ ghép thanh hay còn gọi là ván ghép thanh cũng được sản xuất từ nguyên liệu chính như những gỗ công nghiệp khác là gỗ rừng trồng.
Gỗ ghép thanh có những ưu điểm nổi bật là:
- Không bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng vì được sản xuất dưới dây chuyền hiện đại, gia tăng chịu lực và sức bền. Độ bền chắc, khó hư hỏng không thua kém gỗ tự nhiên.
- Ứng dụng của loại gỗ này vô cùng đa dạng bởi vì vừa chắc chắn lại có tính thẩm mỹ vô cùng cao, có thể dùng cho đồ gỗ nội thất lẫn ngoại thất, đồ mộc, và thích hợp cho cả việc trang trí trong xây dựng.
- Giá thành rẻ hơn gỗ đặc tự nhiên khoảng khá nhiều, khoảng 20% đến 30%.
Ứng dụng: gỗ ghép thanh thường được dùng để đóng tàu thuyền. Ngoài ra, chúng còn có nhiều ứng dụng khác chẳng hạn như ốp trần, ốp tường hay làm khuôn đổ bê tông.
Gỗ WPB (Ván gỗ nhựa)
Gỗ công nghiệp WPB (hay còn gọi là PVC) là một loại nguyên liệu tổng hợp, được tạo thành từ bột gỗ, nhựa và một số chất phụ gia làm đầy có gốc cellulose hoặc vô cơ để giúp tăng độ chắc chắn của gỗ. Vì được cấu thành từ gốc nhựa nên vô cùng nhẹ và nhẵn mịn. Có thể được hoàn thiện bề mặt với nhiều chất liệu như Acrylic, Melamine, Laminate, sơn PU,…
Ván gỗ nhựa có một số ưu điểm cần nói đến là:
- Dễ dàng uốn nắn, làm cong theo và cố định lại tạo thành vật dụng, hình dáng mong muốn.
- Gỗ WPB vừa có tính chất của gỗ vừa có tính chất của nhựa nên có ưu điểm của cả hai chất liệu như khả năng chống ẩm mốc, chống mối mọt và chống mục nát tốt, khó hư hỏng vừa có thể gia công bằng các công cụ mộc truyền thống như một tấm gỗ thông thường.
- Tính ứng dụng cao, sử dụng để làm đồ nội thất cho các khu vực ẩm ướt, độ ẩm cao như nhà vệ sinh, phòng kho, tủ bếp,… Bên cạnh đó còn có thể thay thế cho gỗ tự nhiên như làm ngoại thất ngoài trời.
- Có rất nhiều màu sắc, có họa tiết vân gỗ tự nhiên, vân đá,… vô cùng đa dạng. Đồng thời có thể sơn phủ PU, 2K, Veneer, Laminate, Melamin,… lên bề mặt như gỗ thông thường.
- Bề mặt được căng phẳng, nhẵn mịn, dễ thi công và thời gian thi công nhanh hơn so với gỗ tự nhiên.
- Được sản xuất với số lượng nhiều và liên tục.
Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp
Bề mặt Melamine
Melamine là dạng hợp chất hữu cơ, kết hợp với keo & phim tạo bề mặt rất mỏng, tạo ra bề mặt nhựa tổng hợp, được phủ lên cốt gỗ ván dăm hoặc ván mịn để tạo vẻ thẩm mỹ cho tấm ván gỗ công nghiệp.
Melamine có nhiều màu sắc nên được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều công trình và thiết kế thi công nội ngoại thất, có khả năng chống ẩm, chống cháy, chống trầy xước, chống mối mọt tốt và không bị cong vênh, tăng độ bền cho sản phẩm.
Bề mặt Laminate
Lớp được sơn ở lớp trên cùng của gỗ công nghiệp này cũng là nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, bao gồm những đặc tính tốt của Melamine nhưng Laminate lại dày hơn Melamine khá nhiều. Vì thế mà khả năng chống cháy, chống va đập, chống trầy xước của Laminate tốt hơn hẳn. Đặc biệt, Laminate còn có thể thi công cho các bề mặt cong do khả năng uốn cong 2 chiều tuyệt vời của mình.
Laminate cũng có nhiều màu sắc, vân hoa, họa tiết khác nhau như vân gỗ, vân đá, màu trơn, màu sắc đa dạng hay bề mặt gương bóng, lấp lánh phản chiếu ánh sáng, mặt kính,… có thể ứng dụng đa dạng, rộng rãi trong những thiết kế, thi công, giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn cho mình đúng phong cách thiết kế ưa thích.
Bề mặt Veneer và bề mặt Eco-Veneer
Veneer được làm từ gỗ lạng lấy từ các cây thân gỗ hoàn toàn tự nhiên còn chất liệu Eco-Veneer là dạng phim vân gỗ nhân tạo. Độ chân thật của các họa tiết vân gỗ của Veneer là điều không thể bàn cãi và là ưu điểm tuyệt vời của nó. Tuy nhiên, nhược điểm của nó cũng ở chỗ đó – các vân gỗ dễ dàng bị trùng lặp, gây rối mắt và dễ bị rách, hư hỏng.
Bề mặt Acrylic
Gỗ công nghiệp có bề mặt làm từ Acrylic (hoặc acrylux) có độ bóng cao, nhẵn mịn và dễ dàng lau chùi vệ sinh.
Nhưng bù lại cũng rất dễ trầy xước và khắc phục khi thi công sai sót, phải thay mới nếu sơ ý làm trầy hoặc qua một thời gian sử dụng để không mất đi tính thẩm mỹ.
Bề mặt sơn 2K
Có thể tạo độ bóng tương tự như Acrylic nhưng khi sử dụng sơn 2K, bạn có thể tùy chỉnh độ bóng mờ của lớp sơn trên gỗ. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc thi công, không bị phụ thuộc vào nhà máy, hay mất thời gian chờ sản phẩm về.
Ngoài ra, sơn 2K còn có ưu điểm là không ngại bề mặt cong phức tạp vì là chất lỏng nên dễ dàng đi đến những ngóc ngách của sản phẩm. Sơn 2K còn chống ố vàng, giúp cho bề mặt căng mịn. Màu sắc vô cùng đa dạng, lên đến hàng nghìn màu khác nhau. Vì thế độ bền và thẩm mỹ là ưu điểm lớn nhất khi sử dụng sơn 2K cho bề mặt gỗ.
Tuy nhiên thời gian thi công lâu hơn vì thường phải sơn 5 lớp mới chắc chắn. Thời gian sơn giữa mỗi lớp cách nhau từ 30 phút đến 1 giờ và thời gian chờ sơn khô hoàn toàn phải từ 2 – 3 ngày, sau đó mới có thể vận chuyển, sử dụng và lắp đặt cho công trình.
Ngoài loại sơn kể trên, để bảo vệ gỗ bền theo thời gian thì việc dùng các loại sơn gỗ để giúp giảm oxy hóa chống mối mọt là điều cần thiết đối với một số đồ thủ công mỹ nghệ.
Bảng giá các loại gỗ công nghiệp cập nhật 2024
STT | Product | Size | Unit price |
1 | Gỗ dán Plywood | 122 x 244 cm | 125.000 – 350.000 VNĐ/ tấm |
2 | Gỗ MDF | 122 x 122 cm | 150.000 – 420.000 VNĐ/tấm |
3 | Gỗ HDF | 122 x 244 cm, 183 x 244 cm | 150.000 – 1.500.000 VNĐ/tấm |
4 | Gỗ Veneer | 122 x 144 cm | 270.000 – 400.000 VNĐ/tấm |
5 | MFC Wood | 122 x 144 cm | 300.000 – 500.000 VNĐ/tấm |
6 | Wood plastic | 14 x 220 cm | 150.000 – 250.000 VNĐ/tấm |
7 | Gỗ cao su ghép | 122 x 144 cm | 300.000 – 800.000 VNĐ/tấm |
8 | Gỗ thông ghép | 122 x 144 cm | 380.000 – 650.000 VNĐ/tấm |
9 | Gỗ xoan ghép | 122 x 144 cm | 350.000 – 650.000 VNĐ/tấm |
10 | Gỗ tràm ghép | 122 x 144 cm | 250.000 – 550.000 VNĐ/tấm |
Note: Bảng giá các loại gỗ công nghiệp trên chỉ sử dụng để tham khảo. Giá sản phẩm của mỗi nhà cung cấp khác nhau là không giống nhau. Bên cạnh đó, giá bán còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Bạn để lại thông tin liên hệ để tư vấn viên có thể cung cấp báo giá gỗ công nghiệp chi tiết chính xác nhất nhé!
Các thương hiệu gỗ công nghiệp trên thị trường
Khách hàng có nhu cầu tìm mua gỗ công nghiệp có khá nhiều lựa chọn. Trong đó, những thương hiệu uy tín nhất cần kể đến là:
- Nội địa Việt Nam: An Cường và Minh Long.
- Thái Lan: ThaiGreen, ThaiXin và Erado.
- Malaysia: Inovar, Janmi và Robina.
- Trung Quốc: Pago, WilSon, Morser, Morser Amazon và Flotex.
- Châu Âu: Egger, Alder, Kronoswiss, Quickstep, AGT và Camsan.
Ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thi công nội thất
Gỗ công nghiệp có màu sắc đẹp cuốn hút, dễ dàng thi công và giá thành rẻ, nên được ưa chuộng trong thiết kế nội thất hiện nay. Cùng tìm hiểu xem những ứng dụng của gỗ công nghiệp trong thi công nội thất là gì nhé!
Sản xuất nội thất văn phòng
Gỗ công nghiệp được ưa chuộng trong sản xuất nội thất văn phòng như:
- Làm tủ văn phòng đựng hồ sơ, giấy tờ: Sử dụng loại gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm tốt và thường là bề mặt phủ Melamine chống thấm nước, chống trầy xước.
- Bàn họp và bàn làm việc văn phòng: Gỗ công nghiệp MFC được dùng để làm bàn trong nội thất văn phòng để tiết kiệm chi phí.
Sản xuất nội thất gia đình
Đồ nội thất trong gia đình được làm từ gỗ công nghiệp giúp cho không gian trở lên sang trọng. Những món đồ nội thất được ưa chuộng trong gia đình phải kể tới:
- Bàn ghế ăn: Làm từ gỗ tự nhiên kết hợp với mặt đá, mặt kính và PVC.
- Tủ quần áo: Được làm từ chất liệu gỗ MFC, MDF và phủ Melamine có màu sắc đẹp, chống cong vênh và mối mọt.
- Kệ tivi: Thường sử dụng gỗ MDF và MFC vừa sang trọng lại nhiều kiểu dáng đẹp.
- Tủ bếp: Đa dạng các loại gỗ như MDF có bề mặt Laminate hoặc cốt gỗ bề mặt Acrylic.
- Vách ngăn gỗ: Sử dụng để thay thế cho vách tường vừa đẹp, vừa tiết kiệm chi phí. Vách ngăn thường được làm từ chất gỗ HDF hoặc MDF có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt.
Câu hỏi thường gặp về gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp bền không? Loại nào bền nhất?
So với gỗ tự nhiên, độ bền của gỗ công nghiệp có phần thua kém. Tuy nhiên, nhìn chung thì nếu mua từ những nhà cung cấp uy tín thì sản phẩm có thể sử dụng hàng chục năm mà không sợ bị hỏng.
Trong các loại gỗ công nghiệp, nếu cần phải so sánh thì ván ép là loại có độ bền lớn nhất. Tiếp theo sau là ván HDF và MDF có khả năng chịu lực tương đối tốt. Còn loại kém bền nhất là ván dăm.
Các loại gỗ công nghiệp nào tốt nhất hiện nay?
Ván ép là loại gỗ công nghiệp tốt nhất với nhiều ưu điểm về công năng, tính thẩm mỹ và chi phí. Tiếp theo sau là các loại gỗ như HDF và MDF.
Vật liệu gỗ công nghiệp nào đắt nhất?
Trong các dòng gỗ công nghiệp, đắt nhất chính là ván ép Veneer. Tiếp theo sau là ván HDF, MDF và MFC.
Gỗ công nghiệp nào chịu nước, chống ẩm tốt nhất?
Gỗ nhựa (gỗ WPB) chính là sản phẩm có khả năng chống ẩm, chống thấm tốt nhất hiện nay. Tiếp theo sau là các dòng như gỗ Plywood chống nước, MDF lõi xanh, MFC lõi xanh.
Ngoài ra, khả năng chống nước của gỗ còn đến từ lớp phủ. Acrylic là loại vật liệu chống thấm tốt nhất. Tiếp theo sau lần lượt là các loại chất phủ Laminate, Melamine, Sơn PU và Veneer.
Nên chọn loại gỗ công nghiệp nào cho ngôi nhà của bạn?
Trên thực tế, tùy vào ngân sách cũng như vật dụng mà bạn muốn làm mà lựa chọn sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp khác nhau.
Các tiêu chí bạn cần quan tâm có thể kể đến như:
- Ngân sách của bạn có hạn? Hãy sử dụng gỗ MFC hay MDF để tối ưu hóa chi phí của bạn. Nhưng lưu ý cần lựa chọn những gỗ lõi xanh cho các nơi ẩm ướt, dễ thấm nước như nhà vệ sinh, phòng bếp,… nhé!
- Bạn có ngân sách lớn, không quan tâm đến chi phí thì nên chọn gỗ HDF trở lên để vật dụng của bạn thật chắc chắn, sử dụng được lâu bền.
- Khu vực ẩm ướt nhiều thì nên dùng WPB để tối ưu hiệu quả chống thấm, chống nước, tránh hư hỏng nhanh.
- Cần độ cứng và chịu mài mòn cao, chống cong vênh thì Plywood sẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn.
- Về việc hoàn thiện bề mặt thì nếu bạn thích vân gỗ thì nên chọn Melamine cho những khu vực phụ, Laminate cho những khu vực trang trọng. Còn nếu muốn căn nhà của bạn trông như nhà gỗ thật thì Veneer sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho bạn.
- Nếu cần độ bóng cao, thời gian thi cong nhanh chóng thì chọn Acrylic. Ngược lại hãy chọn sơn 2K nếu có nhiều thời gian, thiết kế nhà nhiều họa tiết phức tạp hoặc khi bạn mong muốn phần trang trí của ngôi nhà mình vẫn luôn xinh đẹp sau một thời gian dài sử dụng.
Gỗ công nghiệp có bị mối ăn không?
Các loại gỗ công nghiệp thường bị mối tấn công nếu không được xử lý đúng cách. Chẳng hạn như ván MDF nếu chỉ làm từ gỗ vụn và keo dính thì khó có thể tránh được việc bị hỏng do mối. Tình trạng này có thể tránh được bằng cách tẩm hóa chất chống côn trùng trong quá trình sản xuất.
Gỗ công nghiệp dùng được bao lâu?
Gỗ tự nhiên dù giá thành cao nhưng được nhiều người lựa chọn là vì tuổi thọ rất cao từ hàng chục cho đến hàng trăm năm. Mặt khác, khi nói về gỗ công nghiệp thì ván ép là dòng có thời gian sử dụng rất lâu lên đến 50 năm. Các dòng gỗ công nghiệp còn lại chỉ dùng được trong khoảng 15 – 20 năm.
Cách khử mùi gỗ công nghiệp thế nào?
Đôi khi nội thất gỗ công nghiệp vừa mới mua về tỏa ra mùi khó chịu. Để giảm mùi gỗ, có thể thử áp dụng những cách sau:
- Dùng chè khô: Xây khoảng 100 – 200 g chè khô cho vào túi vải nhỏ. Sau đó, đưa túi vải này vào trong các ngăn tủ để giảm mùi hiệu quả.
- Sử dụng dấm: Cách này đơn giản là chỉ cần cho chén nhỏ chứa giấm ăn vào chiếc tủ gỗ công nghiệp có mùi khó chịu.
- Dùng chanh và muối: Cha hai loại gia vị vào chén vào nửa chén nước. Sau đó, cho chén này vào trong phòng có mùi để qua đêm để khử mùi gỗ.
- Sử dụng cam quýt: Đặt vỏ cam và quý vào các góc tủ để giảm mùi hôi hiệu quả.
Bài viết trên đây đã cung cấp một số thông tin cần thiết cho bạn về các loại wood công nghiệp. Nếu bạn cần tìm kiếm xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp theo yêu cầu thì hãy liên hệ ngay Interior Highlights via hotline 1800 9398 hoặc để lại thông tin để được tư vấn nhé!
Tìm hiểu thêm về các loại gỗ khác HERE.
Articles on the same topic
- What is a wooden floor map? Beautiful, high quality wooden floor map file
- What is Melamine Wood? How much does it cost? Types of Melamine Wood available today
- What is MDF wood? How many types are there? Latest MDF wood price list 2024
- What is MFC wood? How much does MFC wood cost and what are its applications?
- Which is better, MFC or MDF? Which one should I choose?
- What is CDF wood? Characteristics, applications and price of CDF wood?
- Comparison of Plywood and MDF, which is better? Which one to choose?