- Default
- Bigger
Một trong những khu vực quan trọng trong nhà cần phải quan tâm đó là lối đi. Lối đi trong nhà cần phải bố trí sao cho vừa đảm bảo chức năng, vừa hợp phong thủy. Điều mà nhiều người quan tâm đó là lối đi trong nhà nên để bên trái hay bên phải. Nếu đây cũng là điều bạn muốn biết thì câu trả lời được đề cập trong bài viết này.
Lối đi trong nhà nên để bên trái hay bên phải?
Theo quan niệm phong thủy, lối đi trong nhà nên được đặt ở bên trái. Điều này dựa trên nguyên tắc “vòng tròn năng lượng” trong phong thủy, theo đó luồng khí tốt sẽ đi vào nhà theo hướng ngược kim đồng hồ. Khi lối đi được đặt ở bên trái, nó sẽ tạo thành một đường dẫn cho luồng khí đi vào nhà một cách thuận lợi, giúp thu hút năng lượng tích cực, mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia đình.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, lối đi bên trái cũng được cho là mang lại may mắn hơn cho gia đình. Bởi lẽ, trong truyền thống Việt Nam, bên trái thường được coi là bên thuận lợi, may mắn. Trong các đám cưới, cô dâu thường đi bên trái chú rể, trong các buổi lễ, người có chức vụ cao thường ngồi bên trái.
Tuy nhiên, việc bố trí lối đi trong nhà cũng cần phải căn cứ vào vị trí và hướng của cửa chính. Nếu cửa chính của căn nhà hướng về phía Tây hoặc Tây Bắc thì lối đi nên được đặt ở bên phải. Điều này giúp ngăn chặn luồng khí xấu từ bên ngoài đi vào nhà.
Do đó, để bố trí lối đi trong nhà hợp phong thủy, bạn cần cân nhắc cả yếu tố phong thủy và vị trí, hướng của cửa chính.
>> Tìm hiểu thêm: Cầu thang nên xây bên trái hay bên phải nhà
Lưu ý khi bố trí lối đi trong nhà để đảm bảo phong thuỷ
Không xây hành lang quá dài
Thiết kế lối đi quá dài không chỉ không ổn về công năng mà đối với phong thủy nhà ở cũng không tốt. Hàng lang quá dài sẽ chiếm nhiều diện tích sử dụng trong căn nhà và gây nên nhiều bất tiện khi muốn di chuyển từ khu vực này sang khu vực kia. Không những thế, lối đi trong nhà thông từ mặt tiền đến cuối nhà nếu quá dài sẽ làm suy yếu luồng khí làm suy giảm vượng khí không tốt cho gia đình.
Chú ý các vật ngăn cách lối đi với phòng ốc
Theo phong thủy, khí xấu là những luồng khí đi một đường thẳng. Lý do là nếu chỉ đi một chiều như vậy thì năng lượng sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài chứ không được giữ lại bên trong căn nhà. Để tránh điều này, gia chủ có thể thiết kế lối đi hơi ngoằn ngoèo một chút để vượng khí có thể luân chuyển đến các phòng, từ đó mang đến năng tích cực và may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Nếu vốn dĩ căn nhà đã có lối đi thẳng thì gia chủ cũng không cần phải đập đi xây lại. Thay vào đó, có thể khắc phục điều này đơn giản chỉ bằng cách bố trí các vật dụng gia đình như tủ trưng bày, giá sách hay cây xanh để chắn bớt khí xấu.
Bằng những cách xử lý trên, vượng khí sẽ được lưu giữ lại bên trong căn nhà. Bên cạnh đó, gia chủ cần phải chú ý nguyên tắc “hạ thực, thượng không”. Nguyên tắc phòng thủy này có nghĩa là khí bên dưới thì cần được giữ lại trong khi không gian phía trên cần được giữ thông thoáng. Do đó, hãy lựa chọn và bố trí những món đồ có trọng tâm nằm ở phía dưới để giữ lại nhiều vượng khí nhất cho gia đình.
Do đó, vật dụng bố trí ở lối đi nên có chiều cao trung bình khoảng 2m là ổn. Nếu vật ngăn khí cao hơn thì không gian bên trên sẽ không thông thoáng. Từ đó, vượng khí không được lưu thông trong nhà.
Xây lối đi có diện tích phù hợp
So với việc lối đi trong nhà nên để bên trái hay bên phải thì lối đi rộng bao nhiêu quan trọng hơn nhiều. Đó là vì lối đi chính là nơi “chiêu tài nạp khí” cho căn nhà nên phải đủ độ rộng để dương khí có thể đi qua để đến mọi ngóc ngách của không gian sống. Lối đi thông thoáng bao nhiêu thì gia đình thịnh vượng bấy nhiều, Ngược lại, lối đi nhỏ hẹp sẽ khiến cho tài lộc bị suy yếu.
Chọn vật liệu phù hợp để thi công lối đi
Vật liệu để lát lối đi cũng rất quan trọng. Đây là khu vực các thành viên lưu thông thường xuyên, do đó sàn nhà phải có độ bền cao và đảm bảo độ bằng phẳng nhất định.
Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến vật liệu ốp tường. Những vật liệu như đá hay sỏi khi ốp lên tường sẽ tạo một cảm giác đầy nghệ thuật nhưng không tối ưu về mặt phong thủy. Lý do là vì dương khí khi gặp những bề mặt gồ ghề thì không thể lưu thông ổn định được. Do đó, tốt nhất là chỉ nên lựa chọn ốp tường bằng những vật liệu có độ nhẵn như kính ốp tường hay gạch men.
Đảm bảo độ cao trần phù hợp
Nếu muốn lắp la phông thì gia chủ cần phải lưu ý đến chiều cao trần. Cần giữ trần khu vực lối đi thông thoáng để tránh tạo cảm giác ức chế, khó chịu cho các thành viên gia đình. Ngoài ra, khoảng không bên trên có thông thoáng thì dương khí mới luân chuyển dễ dàng trong nhà được.
Không bố trí lối đi thẳng hàng với cửa chính
Như đã nói, khí đi thẳng chính là khí xấu. Lối đi và cửa chính thẳng hàng sẽ khiến sát khí đi thẳng từ bên ngoài vào trong không gian sống của gia đình. Bên cạnh đó, nếu cửa các phòng thẳng hàng thì cũng không thể giữ lại vượng khí cho căn nhà.
Không sử dụng vật ngăn lối đi quá cao
Đối với lối đi thẳng thì nên bố trí vật để cản khí và giữ khí. Tuy nhiên, cũng cần đảm bảo những vật này không quá cao hay quá thấp. Vật cản khí quá cao sẽ khiến cho không gian lối đi trở nên nặng nề và ngăn cản dương khí lưu thông trong các phòng. Không những vậy, đồ đạc cồng kềnh chắn ngang lối đi cũng gây bất tiện và ức chế cho các thành viên trong gia đình .
Trên đây chính là câu trả lời cho thắc mắc về vấn đề lối đi nên để bên trái hay bên phải. Bên cạnh đó, bạn còn hiểu thêm về cách bố trí lối đi sao cho hợp phong thủy. Interior Highlights hy vọng những thông tin được cung cấp giúp ích cho bạn.
Articles on the same topic
- How to calculate stairs according to standard feng shui when building a house
- Main door size according to feng shui for 1, 2, 3, 4-panel doors
- What is a three-step ladder? How to calculate a standard three-step ladder
- How to calculate age to build a house accurately according to feng shui
- Check the Feng Shui standard 1, 2, 4-panel gate ruler
- What does it mean when the altar is facing the door? How to resolve this?
- The house gate should open out or open in to suit feng shui
- How to place Pixiu on the altar of God of Wealth and God of Earth according to feng shui