- Mặc định
- Lớn hơn
Quy chuẩn về chiều cao xây dựng trong các công trình là quy định giới hạn của những đặc tính kỹ thuật. Yêu cầu trong quá trình thẩm định, tổ chức thi công phải tuân thủ quy định chiều cao xây dựng nhà ở. Đây cũng là cơ sở để xây dựng công trình theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn của địa phương trong quy hoạch xây dựng.
Lý do cần tính toán chiều cao của tầng nhà
Trong quá trình thiết kế ngôi nhà, việc tính toán chi tiết chiều cao các tầng nhà là việc rất quan trọng. Nếu bạn thiết kế chiều cao quá lớn so với căn nhà sẽ cho cảm giác trống trãi, thiếu sự ấm cúng. Còn nếu thấp quá thì khiến những thành viên sinh sống trong gia đình cảm thấy chật chội và bí bách. Chính vì thế mà cần có quy định chiều cao xây dựng nhà ở để tuân thủ trong quá trình thiết kế và thi công.
Việc tính toán chi tiết về chiều cao hợp lý trong nhà ở có thể tạo cảm giác sang trọng thoáng đãng cho căn nhà. Chiều cao tầng nhà hợp lý quyết định việc thoải mái của không gian tổng thể. Cũng như phù hợp được với các phòng có chức năng khác nhau.
Chiều cao tầng nhà tính từ đâu mới đúng?
Chiều cao của mỗi tầng trong căn nhà đều được đưa ra các quy định rõ ràng. Chiều cao của tầng nhà được tính bắt đầu từ sàn nhà đến trần nhà của mỗi tầng. Chiều cao của ngôi nhà cũng tính dựa trên quy định như thế.
Nghĩa là tính từ sàn nhà của tầng trệt đến phần cao nhất của mái nhà. Tùy vào từng không gian và diện tích nhất định thì công trình sẽ có những phương pháp tính chiều cao tầng nhà sao để hợp lý với không gian đó những vẫn nằm trong mức quy định chiều cao xây dựng nhà ở.
Quy định về chiều cao các tầng nhà ở Việt Nam
Những mẫu nhà phố hay nhà ống có 1 tầng, 2 tầng, 3 hay 4 tầng, nhà mái bằng, mái thái đều có những quy định chiều cao xây dựng nhà ở Việt Nam rất rõ ràng. Chi phí xây dựng tỉ lệ thuận với diện tích chiều cao ngôi nhà. Nghĩa là nhà mà càng cao có nhiều tầng thì sẽ tốn kém chi phí xây dựng nhiều hơn. Và trong các quy định về chiều cao của tầng nhà thì chiều cao tầng được phân chia làm 3 mức cơ bản và thông dụng:
- Chiều cao dao động từ 2,4 mét – 2,7 mét đối với phòng thấp.
- Chiều cao dao động từ 3 mét – 3,3 mét đối với phòng tiêu chuẩn.
- Chiều cao dao động từ 3,6 mét – 5 mét đối với phòng cao.
Quy định thiết kế chiều cao của tầng nhà ở dân dụng
Theo quy định chiều cao xây dựng nhà ở đối với những đường có lộ giới dưới 3,5 mét thì chỉ được xác định chiều cao của nhà theo thước lỗ ban. Bắt đầu tính từ mặt sàn của tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn của lầu 1 (tầng 2). Trong trường hợp này không được xây dựng tầng lửng.
Đối với những đường có lộ giới dao động từ 3,5 mét đến dưới 20 mét thì được phép xây dựng bố trí tầng lửng. Tổng chiều cao từ sàn tầng trệt (tầng 1) lên tới lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5,8 mét. Đối với đường có lộ giới từ khoảng 20 mét trở lên, có thể bố trí tầng lửng với tổng chiều cao từ mặt sàn trệt (tầng 1) đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7 mét.
Chiều cao ngôi nhà theo chức năng phòng
Nếu muốn căn nhà trông cân đối hơn thì chiều cao của phòng khách tầng trệt thường nên xây dựng cao hơn những phòng khách. Và chiều cao lý tưởng cho căn phòng này là 3,6 mét – 5 mét. Những phòng khách có trần cao và rộng mang lại cảm giác thoáng mát, khi có khách thăm nhà cũng không bị ngột ngạt. Thường để lại những ấn tượng và thiện cảm khi khách ghé thăm.
Còn về phòng thờ thì vì đây là nơi tôn nghiêm nên các bạn khi thiết kế và thi công nên lưu ý chiều cao của phòng thờ không được thấp hơn những phòng thông thường khác.
Đối với phòng bếp và phòng ngủ, cần chú trọng sự ấm cúng. Vì thế chiều cao nên vừa phải và dao động từ 3 mét đến 3,3 mét là hợp lý. Bên cạnh đó nếu trần thấp thì điều hòa sẽ hoạt động tốt hơn, tiết kiệm điện cho gia chủ.
Những căn phòng như phòng tắm, phòng kho hay gara để xe thì không sử dụng nhiều và không quan trọng nên có thể thiết kế chiều cao vừa tầm từ 2,4 mét đến 2,7 mét để tiết kiệm chi phí xây dựng.
Chiều cao ngôi nhà theo diện tích nhà
Không chỉ cần chú ý về chiều cao các tầng mà cần phải chú ý đến diện tích ngôi nhà. Để xây dựng hợp lý và cân đối. Chiều cao các tầng nên phù hợp với cầu thang để tiện cho việc di chuyển trong không gian căn nhà. Chiều cao thông thường và hợp lý tầm khoảng 3 mét.
Chiều cao của căn nhà theo phong cách nhà ở
Với ngôi nhà mang phong cách hiện đại: trần nhà thường làm từ thạch cao và có xu hướng trang trí tối giản. Tầng trệt thường có chiều cao dao động từ 3,6 mét đến 3,9 mét. Từ tầng 2 trở lên thì có chiều cao dao động từ 3,3 mét đến 3,6 mét.
Với ngôi nhà mang phong cách tân cổ điển: chiều cao tầng trệt thường rơi vào tầm 3,9 mét. Từ tầng 2 trở lên khoảng 3,6 mét và tầng trên cùng sẽ tầm 3,3 mét.
Với ngôi nhà mang phong cách cổ điển của Pháp: sẽ có lối bố trí tương tự như phong cách tân cổ điển. Tuy nhiên phong cách này thường làm trần gỗ cầu kỳ. Vì thế nếu tầng trệt làm trần gỗ thì cần xây dựng cao tầm 4 mét. Với nhà biệt thự thì chiều cao của tầng trệt sẽ dao động từ 4,2 mét – 4,5 mét. Và từ tầng 2 trở lên sẽ dao động từ 3,6 mét – 3,9 mét.
Chiều cao căn nhà theo khí hậu của từng khu vực
Một điều tưởng chừng như không liên quan nhưng lại cần chú ý chính là khí hậu tại khu vực đó. Đối với miền Bắc thì mùa đông lạnh cóng nhưng mùa hè lại cực nóng, vì thế chiều cao mỗi tầng nên dao động từ 3 đến 3,6 mét. Còn miền Nam quanh năm có hai mùa mưa và mùa khô, nên chiều cao phù hợp là 3,6 mét đến 4,5 mét để có sự thoáng đãng, giúp nhà luôn mát mẻ tránh tình trạng ẩm thấp.
Chiều cao từng tầng của ngôi nhà nhà theo phong thủy
Dựa theo thước lỗ ban mà chiều cao được tính theo số bậc cầu thang. Những trị số đẹp rơi vào cung “Sinh” trong “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” sẽ được lựa chọn như các số: 13, 17, 21, 25. Nếu thi công nhà có 2 tầng trở lên thì chiều cao của căn nhà tính theo thước lỗ ban. Các tầng nhà tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng của cầu thang:
- Nhà có hẻm thì không được xây lên sân thượng.
- Đường có diện tích nhỏ hơn 7 mét: có thể xây trệt, lửng, 2 lầu và sân thượng.
- Đối với đường có diện tích nhỏ hơn 20 mét: có thể xây trệt, lửng, 2 lầu và sân thượng.
- Còn riêng đường có diện tích lớn hơn 20 mét: có thể xây trệt, lửng, 4 lầu và sân thượng.
Nội Thất Điểm Nhấn mong là qua những thông tin chi tiết về quy định chiều cao xây dựng nhà ở mà bài viết cung cấp. Có thể giúp các bạn đọc hiểu hơn về những quy định khi thi công công trình cũng như chọn được chiều cao thích hợp cho ngôi nhà của mình. Chiều cao thích hợp và đúng quy định sẽ mang lại cảm giác thoáng đãng và dễ chịu cho những thành viên trong gia đình. Nếu đang cần tìm đơn vị thiết kế và thi công nhà ở thì đừng bỏ qua chúng tôi – Nội Thất Điểm Nhấn với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
Bài viết cùng chủ đề
- 10 Bước quy trình thiết kế kiến trúc chuẩn, chuyên nghiệp
- 11 Phần mềm thiết kế nội thất cơ bản đến chuyên nghiệp
- Diện tích xây dựng là gì? Cách tính diện tích xây dựng
- Quy trình thiết kế thi công nội thất trọn gói chuẩn quốc tế
- Thiết kế nội thất là gì? Những điều quan trọng bạn cần biết!
- Mẫu hợp đồng thi công nội thất mới nhất 2023
- Thiết kế nội thất lương bao nhiêu? Mức lương thiết kế nội thất 2023
- “Sổ tay” kiến thức cơ bản về thiết kế nội thất
- Lô gia là gì? Lô gia khác ban công như thế nào?