- Mặc định
- Lớn hơn
Phong cách zen là lối thiết kế được kết hợp hoà quyện giữa phong cách tối giản và phong cách Nhật Bản, gây ấn tượng bởi những đường nét gọn gàng, tinh tế cùng vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Qua bài viết dưới đây, cùng Nội Thất Điểm Nhấn đi sâu tìm hiểu về phong cách nội thất Zen Nhật Bản.
Phong cách zen là gì?
Zen là thuật ngữ xuất hiện lâu đời và có rất nhiều cách để diễn giản. Về cơ bản, Zen được biết đến là một hình thái hơi hướng Phật giáo và có sức ảnh hưởng đến lối sống, văn hóa của người Nhật Bản. Nó tác dụng giúp cơ thể người thư giãn, giải phóng những năng lượng tiêu cực và tái tạo lại nguồn năng lượng tích cực.
Phong cách Zen trong thiết kế nội thất xuất phát từ triết lý Zen mang đến không gian tĩnh lặng, thanh nhã và tập trung vào sự đơn giản, tối giản. Phong cách này tập trung vào sự giản dị và tối giản trong thiết kế. Loại bỏ những chi tiết phức tạp và tạo không gian thanh lịch, thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên.
Nguồn gốc của phong cách zen trong thiết kế nội thất
Phong cách Zen (Thiền) trong thiết kế nội thất xuất phát từ triết lý và truyền thống Phật giáo Zen, một phương pháp thiền định có nguồn gốc ở Nhật Bản. Theo quan niệm từ xa xưa, người ta tin rằng Thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ và được vị Bồ Đề Đạt Ma lưu truyền sang Trung Quốc vào thế kỷ thứ 5, thứ 6.
Vào khoảng thời gian từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 13, Zen đã dần được du nhập vào Nhật Bản, do đó, phong cách này được chiết lọc những tinh hoa của 3 nền văn hóa: Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Phong cách này mang đậm bản chất tĩnh lặng, tối giản và hài hòa với thiên nhiên, nhằm đạt được sự cân bằng tâm hồn và tạo nên môi trường sống an lạc.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phong cách nội thất Zen qua video sau:
Liên hệ 1800 9398 nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế nội thất theo phong cách ZEN nhé!
Đặc điểm trong phong cách nội thất zen
Không gian mở
Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách Zen luôn có không gian mở kể cả đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế. Đây được đánh giá là nét nghệ thuật ấn tượng của phong cách thiết kế mang hơi thở Nhật Bản.
Thiết kế Zen tập trung vào sự đơn giản và tĩnh lặng. Không gian mở được thể hiện rõ ở sự sắp xếp và bố trí các vật dụng, đồ dùng nội thất tối giản, tạo cảm giác thoải mái và yên bình.
Hệ thống cửa được làm từ vật liệu kính hoặc giấy shoji để tận dụng ánh sáng tự nhiên và quang cảnh xung quanh. Không gian mở Zen được thiết kế để mang đến cảm giác thư thái và thả lỏng. Điều này có tác động tích cực đến sức khỏe cơ thể và tinh thần con người.
Sử dụng yếu tố thiên nhiên
Kết hợp yếu tố tự nhiên vào không gian nhà ở được mang lại cảm giác yên bình, hài hoà và tĩnh lặng. Ngôi nhà được thiết kế theo phong cách zen thường được thiết kế có giếng trời và hệ thống cửa sổ lớn nhằm giúp không gian bên trong và bên ngoài có thể tiếp xúc hài hoà với nhau. Ngoài ra, chọn vật liệu như gỗ, đá, tre, vải lanh, bông, và len.
Đặc biệt không thể thiếu yếu tố cây xanh trong nhà như cây bonsai, cây dương xỉ, cây cỏ lá dẹp,…sử dụng kết hợp các phụ kiện nhỏ như bàn thấp, gối, tranh treo, và đèn trang trí với thiết kế tối giản và tự nhiên. Gỗ được coi là quan trọng nhất trong thiết kế Zen bởi chúng mang lại sự ấm áp và sự tự nhiên.
Yếu tố màu sắc
Những tông màu trung tính tự nhiên được ưa chuộng trong phong cách thiết kế nội thất zen. Màu sắc tự nhiên như trắng, nâu, xám, xanh lá cây, xanh dương và màu đất, những màu sắc này có vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian yên bình và kết nối với môi trường tự nhiên.
Màu sắc nhạt tạo cảm giác không gian mở, thoáng và tươi mới, trong khi màu sắc tối như nâu nhạt, đen và xám sáng tạo độ sâu và định hình cho không gian, mang lại cảm giác ấm cúng và chắc chắn.
Bên cạnh đó, những gam màu này cũng được ứng dụng tinh tế trong các chi tiết nhỏ như vật trang trí, nệm, thảm, hoa văn và tranh ảnh. Điều này giúp tăng thêm sự phong phú và sáng tạo trong không gian Zen mà không làm mất đi sự cân nhắc và tĩnh lặng.
Cửa lùa và vách ngăn không gian
Trong cách thiết kế nội thất của người Nhật, thường sử dụng hệ thống cửa lùa và vách ngăn để phân chia không gian sinh hoạt nhằm tiết kiệm diện tích và tạo sự thuận tiện trong di chuyển. Khi cần thiết, họ có thể tháo gỡ và xếp gọn lại để giúp mở rộng không gian.
Vật liệu tự nhiên và thủ công
Sử dụng vật liệu tự nhiên là một phần quan trọng trong việc tạo nên không gian nội thất phong cách Zen, mang đến sự hài hòa và cân bằng. Điển hình như tre, lụa, vải cotton tự nhiên mang lại cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu và thư giãn. Bên cạnh đó, vật liệu vải, thảm, giấy dán tường không xuất hiện trong thiết kế nội thất nhà ở bởi có thể tạo cảm giác nặng nề.
Thiết kế lối vào
Trong kiến trúc Nhật Bản, khi thiết kế nhà ở biệt thự, căn hộ chung cư thì khu vực đón khách hay còn gọi là “Genkan” là điều không thể thiếu. Có thể hiểu rằng “genkan” là tiền sảnh đón khách nhưng được trang trí mang đậm dấu ấn truyền thống Nhật Bản.
Yếu tố ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng và tác động sâu đến thiết kế nội thất phong cách Zen. Thiết kế zen chủ yếu sử dụng những ánh sáng mềm, tinh tế và dịu dàng để tạo nên không gian thư giãn, giúp tinh thần thư thái và lấy lại sự cân bằng.
Nó có thể tăng cường cảm giác tự nhiên và tạo liên kết giữa không gian trong nhà và môi trường ngoài trời. Bên cạnh đó, không nên sử dụng những nguồn ánh sáng gay gắt để tránh sự mất cân bằng giữa không gian bên trong và bên ngoài.
Yếu tố mùi hương
Trong thiết kế nội thất phong cách Zen, yếu tố mùi hương đóng vai trò quan trọng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và tâm trạng của con người. Mùi hương tự nhiên và nhẹ nhàng như cây cỏ, đất, hoặc mùi hương biển có thể kích thích tinh thần tĩnh lặng trong môi trường sống.
Một mùi hương nhẹ nhàng và dịu dàng như hoa sen, gỗ tuyết tùng, hoặc hoa oải hương có thể tạo ra cảm giác thư giãn và yên bình, điều quan trọng trong thiết kế Zen.
Bố trí nội thất
Trong phong cách zen, lựa chọn những món đồ nội thất có đường nét tối giản và hình học đơn giản, tránh các chi tiết phức tạp và quá nhiều hoa văn. Đồng thời, tạo ra các khu vực thư giãn với ghế lười, gối và thảm mềm để tăng sự thư giãn và tĩnh tâm.
Tránh quá nhiều đồ trang trí và tập trung vào những món đồ mang tính tượng trưng, như cây cỏ, hình nghệ thuật trừu tượng, và đèn trang trí đơn giản.
Cảnh quan vườn khô (Zen garden)
Trong truyền thống Nhật Bản, khuôn viên vườn khô không dành cho hoạt động dã ngoại mà nó được xem như là một không gian thiêng liêng để chiêm ngưỡng và tìm kiếm sự tự do trong tâm trí. Cảnh quan vườn khô được thiết kế với nguyên tắc đơn giản, tối giản và không gian được sắp xếp hài hòa. Điều này cho thấy đây là nơi sự tinh tế và tối giản được ưu tiên hàng đầu.
Loại bỏ sóng điện tử
Đồ điện tử thường được xem là những thiết bị gây xao nhãng nên không thích hợp trong môi trường tĩnh lặng, yên bình của phong cách Zen. Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng, bạn có thể thiết kế chúng ở không gian riêng biệt và không gây ảnh hưởng đến xung quanh. Đồng thời cần đảm bảo hệ thống dây điện và cáp điện được ẩn để mang lại không khí thanh bình cho ngôi nhà.
>> Tìm hiểu thêm về các phong cách thiết kế nội thất khác:
Một số mẫu nội thất phong cách zen theo từng không gian
Phòng khách
Không gian phòng khách thiết kế theo phong cách zen mang lại cảm giác thư thái và yên bình. Những mảng tường thường được trang trí theo chủ đề đơn sắc, đồng thời, sàn nhà được ốp lát bằng vật liệu gỗ tự nhiên mang đến không gian sống tối giản, gần gũi với thiên nhiên.
Ở không gian này, bạn có thể lựa chọn nội thất bàn ghế gỗ cao hoặc trải nệm ngồi bệt cùng chiếc bàn gỗ thấp. Đặc biệt, cần lưu ý không nên lựa chọn nhiều chi tiết trang trí trong không gian bởi sẽ làm mất đi vẻ tự nhiên vốn có.
Phòng bếp
Phòng bếp phong cách zen được thiết kế thông thoáng theo hướng mở, gắn kết hài hòa với tự nhiên, đồng thời đón được nhiều ánh sáng tự nhiên vào không gian nấu nướng. Không những thế, công năng của căn bếp được sắp xếp gọn gàng, khoa học, tạo sự thuận tiện cho người người sử dụng trong quá trình nấu ăn.
Phòng ngủ
Không gian phòng ngủ sử thường thiết kế những mảng tường có màu sắc trung tính tự nhiên như màu xám, xanh nhạt…mang đến căn phòng có cảm giác êm dịu. Phòng ngủ được bố trí đầy đủ tiện nghi, giản lược đi những món đồ không cần thiết, đồng thời tích hợp thêm không gian xanh và ánh sáng tự nhiên, từ đó mang đến nơi nghỉ ngơi thoải mái cho cơ thể và chữa lành tinh thần.
Phòng tắm và nhà vệ sinh
Bố cục nội thất phòng tắm được sắp xếp hợp lý, tối giản hóa những chi tiết cầu kỳ để mang đến không gian sử dụng thông thoáng và thoải mái. Bên cạnh đó, gỗ là vật liệu xuất hiện thường xuyên khi thiết kế phòng tắm từ bồn tắm, ốp lát sàn nhà, kệ đựng đồ và cửa ra vào…
Bố trí thêm những cây cối nhỏ xanh mát, tận dụng dụng gương giúp phản xạ ánh sáng, giúp không gian phòng tắm như được nới rộng ra.
Trên đây là bài viết chia sẻ kiến thức về đặc điểm của phong cách zen trong nội thất cùng ý tưởng thiết kế nhà ở theo từng không gian mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn yêu thích phong cách này và muốn sở hữu một không gian sống như vậy thì còn chần chờ gì nữa mà không hãy liên hệ với Nội Thất Điểm Nhấn qua hotline 1800 9398 để được tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
>> Xem ngay: Tổng hợp các phong cách thiết kế nội thất được ưa chuộng nhất
Bài viết cùng chủ đề
- Tìm hiểu về phong cách nội thất Wabi Sabi từ A đến Z
- Tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất Tropical (nhiệt đới)
- Tìm hiểu về phong cách thiết kế nội thất hitech từ A đến Z
- Tìm hiểu phong cách thiết kế nội thất Địa Trung Hải A-Z
- Tìm hiểu về thiết kế nội thất phong cách châu Âu A-Z
- Thiết kế nội thất phong cách Ấn Độ – Sự độc đáo đến từ từng đường nét
- Ứng dụng phong cách nội thất Nhật Bản tối giản vào không gian sống
- 25+ Mẫu thiết kế nhà theo phong cách Trung Quốc đẹp nhất
- [TOP 30] Các phong cách thiết kế nội thất HOT nhất hiện nay
- 60+ Mẫu thiết kế nội thất phong cách Hàn Quốc đẹp 2023