Giữa cuộc sống hiện đại, không ít người có xu hướng hoài cổ và tìm kiếm về những giá trị xưa cũ. Phong cách vintage cũng đã trở nên dần phổ biến hơn trong thiết kế nội thất. Chúng ta có thể thấy được những không gian đậm chất vintage xuất hiện không chỉ ở quán cà phê hay cửa hàng quần áo mà còn trong nhà ở. Hãy cùng Nội Thất Điểm Nhấn tìm hiểu về phong cách thiết kế nội thất độc đáo này nhé.
Thiết kế nội thất phong cách vintage là gì?
Vintage là thuật ngữ được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực chứ không riêng gì thiết kế nội thất. Ban đầu, thuật ngữ này dùng nhiều trong ngành sản xuất rượu ở Pháp. Sau đó, vintage lại gắn liền với ngành sản xuất xe (vintage car là loại xe có tuổi đời ít nhất 50 năm). Tiếp đến, vintage được sử dụng trong ngành thời trang mà cụ thể là ngành hàng secondhand (đồ vintage thường dùng để chỉ những bộ trang phục độc đáo đến từ thời kỳ cũ).
Đến giữa thế kỷ 20, phong cách vintage mới được định hình và trở nên phổ biến. Đồng thời, cái chất “vintage” cũng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có thiết kế nội thất. Thiết kế nội thất vintage nhấn mạnh đến sự hòa hợp giữa cái cũ và cái mới nhằm mang đến một không gian sống hoài cổ, nhẹ nhàng và bình dị.
Thiết kế nội thất vintage có những đặc điểm nào?
Đồ nội thất
Nếu phong cách tân cổ điển nhấn mạnh vào những bức tường thì phong cách vintage lại nhấn mạnh vào những món đồ nội thất. Cần phải lựa chọn những món đồ sao cho thể hiện dấu ấn thời gian và mang đến sự hoài cổ cho không gian. Tuy nhiên, không phải vì thế mà một căn nhà thiết kế theo kiểu vintage chỉ toàn những món đồ cũ kỹ. Hoàn toàn có thể đầu tư những thiết bị hiện đại nhằm giúp đảm bảo chức năng của không gian.
Một số vật dụng phổ biến thường được sử dụng bao gồm bộ sofa cũ bạc màu, đèn chùm, bức tranh cũ, đồng hồ cũ,… và những món đồ khác in đậm dấu ấn thời gian. Những món đồ nội thất cần được bố trí sao cho mang đến một không gian nội thất hài hòa và có tính thẩm mỹ cao.
Màu sắc
Về màu sắc, phong cách thiết kế nội thất vintage thường sử dụng những màu nhẹ nhàng như trắng, kem hoặc xanh nhạt làm màu chủ đạo. Ngoài ra, tùy theo phong cách vintage của giai đoạn nào mà cách phối màu nội thất cũng khác nhau, cụ thể là:
- Art Deco Vintage: Phong cách này thịnh hành trong thời kỳ từ năm 1920 đến 1940, thường sử dụng những tông màu trung tính và màu sắc mang đến cảm giác nhẹ nhàng.
- Mid Century Vintage: Phong cách này được sử dụng phổ biến trong giai đoạn từ năm 1930 đến 1960 và đặc trưng bởi những tông màu ấn tượng.
Hiện tại, phong cách Mid Century Vintage đang được ưa chuộng hơn vì không bị gò bó về số lượng màu sắc có thể sử dụng nên thể hiện được cá tính gia chủ.
Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố luôn được chú trọng trong tất cả phong cách thiết kế nội thất, và phong cách vintage cũng không ngoại lệ. Để có một không gian vintage đẹp, hãy cố gắng tận dụng nguồn sáng tự nhiên bằng cách sử dụng ô cửa sổ lớn kết hợp với rèm trắng hoặc rèm sáng màu.
Các chi tiết trang trí
Những món đồ trang trí như đồng hồ, tranh treo tường, lọ hoa, gối tựa,… với thiết kế cổ điển sẽ tăng thêm tính vintage cho không gian. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng những vật liệu gỗ lát sàn hay thảm trải sàn để tăng thêm tính hoài cổ cho thiết kế.
Rèm cửa thường được làm bằng những chất liệu như vải cotton, vải ren hoặc vải voan. Trên rèm cửa vintage thường in hoa nhỏ hoặc sử dụng những đường nét trang trí cách điệu.
Những bức tường có thể được xử lý bằng sơn bả hoặc sử dụng giấy dán tường. Những mẫu giấy dán tường theo phong cách này thường có màu pastel tươi sáng như hồng phấn, màu be hoặc màu kem.
Thiết kế nhà theo phong cách vintage cần chú ý những điều gì?
Khi lựa chọn phong cách vintage để trang trí nhà ở, bạn cần phải nắm được những yếu tố tạo nên phong cách này. Cần phải hiểu được linh hồn của phong cách vintage để bố trí, sắp xếp không gian sống sao cho hài hòa nhất. Nên lưu ý rằng không phải cứ bố trí những vật dụng cũ là có được không gian vintage đúng chuẩn. Nếu thiết kế không có tính thống nhất thì bạn sẽ không có được một không gian sống hài hòa, tinh tế.
Ngoài ra, bạn cần biết cách tạo điểm nhấn qua những vật dụng như đèn chùm, đồng hồ, tranh treo,… sao cho mang đến cảm giác gần gũi, mộc mạc và ấm áp. Có như vậy, bạn mới có được một thiết kế mang đậm dấu ấn thời gian.
Sự khác biệt giữa phong cách Vintage và phong cách Retro là gì?
Nếu bạn muốn có một không gian nội thất hoài cổ, ngoài phong cách Vintage thì phong cách Retro cũng là một lựa chọn. Mặc dù cả hai phòng cách này đều hướng đến việc sáng tạo không gian đậm chất xưa cũ nhưng bản chất chúng là khác nhau. Phải hiểu được sự khác biệt giữa chúng thì mới có thể định hình phong cách thiết kế rõ ràng được.
Phong cách Retro xuất hiện trong những năm 50 của thế kỷ trước. Trong tiếng La-tinh, Retro có nghĩa là “trong quá khứ”. Không gian nội thất Retro mang những hình ảnh từ quá khứ đến hiện tại bằng cách làm mới những món đồ xưa cũ để chúng trở nên hợp thời hơn. Về tinh thần thì rõ ràng Retro khác biệt hoàn toàn với Vintage.
Sự khác biệt được thể hiện rõ nét qua những món đồ nội thất và màu sắc được sử dụng. Trong khi nội thất Vintage chủ yếu là đồ dùng cũ, nội thất Retro là những món đồ cũ được cách tân theo hướng hiện đại. Ngoài ra, màu chủ đạo trong không gian Retro thường là những gam màu bắt mắt như cam ngọt, nâu đỏ, xanh lam,… thay vì những màu nhạt hay màu trung tính sử dụng trong không gian Vintage.
Làm cách nào để thiết kế phòng khách vintage đẹp?
Có rất nhiều phương án có thể sử dụng để thiết kế phòng khách vintage đẹp. Màu sắc có thể chọn màu pastel nhẹ nhàng hoặc những tông màu nổi bật. Sàn lát gỗ có thể trải thảm để tăng thêm sự thoải mái. Thậm chí là bạn có thể bố trí một tủ sách nhỏ ở một góc phòng khách. Bạn có thể linh hoạt sử dụng các yếu tố trong không gian phòng khách nhưng cần phải đảm bảo tinh thần của phong cách thiết kế vintage.
Thiết kế phòng khách vintage không bị gói gọn trong những món đồ nội thất cổ. Thay vào đó, bạn cũng có thể bố trí thêm những trang bị hiện đại để tạo nên sự tương phản và phục vụ nhu cầu cuộc sống. Một trong những gợi ý dành cho bạn đó là hãy sử dụng đèn spotlight để thêm điểm nhấn và giúp cho không gian trở nên ấn tượng hơn.
Làm cách nào để thiết kế phòng ngủ phong cách vintage đẹp?
Cũng như phòng khách, phòng ngủ cần được thiết kế sao cho thể hiện được cái hồn của phong cách vintage. Đặc biệt, bạn cần phải tập trung đầu tư cho chiếc giường – linh hồn của phòng ngủ. Hãy biến phòng ngủ trở thành một nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, thư giãn. Hãy mua sắm bộ chăn ga theo sở thích của bản thân và tô điểm đầu giường bằng những tấm hình kỷ niệm hoặc những chiếc đèn nhỏ ấm áp.
Hoài cổ chính là yếu tố hàng đầu để tạo nên một phòng ngủ phong cách vintage chuẩn mực. Tuy nhiên, không nhất thiết phải mua sắm quá nhiều vật dụng trang trí đắt đỏ thì mới tạo được không gian đậm chất vintage. Thay vào đó, bạn cần lựa chọn những món đồ phù hợp nhất để thổi hồn cho không gian phòng ngủ.
Có rất nhiều món đồ nhỏ có thể giúp phòng ngủ trở nên vintage hơn. Rèm cửa mềm mại, chiếc chuông gió nhỏ, đồng hồ quả lắc cổ xưa, thảm trải sàn với hoa văn thổ cẩm,… những món đồ mang trong mình dấu ấn thời gian hoặc phảng phát kỷ niệm xưa cũng đủ để lấp đầy không gian và giúp căn phòng trở nên hoài niệm hơn.
Thiết kế nội thất phòng ngủ vintage tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại không phải vậy. Tuy không đòi hỏi đầu tư quá nhiều, nhưng để có một không gian đẹp thì cần rất nhiều sự tinh tế và óc sáng tạo. Bạn cần phải nắm bắt được cảm xúc và tinh tế để tạo nên một không gian đậm chất nghệ thuật.
Đồ decor vintage bao gồm những gì?
Như đã nói, bạn không cần phải mua những món đồ đắt đỏ để trang trí không gian nội thất vintage. Thay vào đó, chỉ cần khéo léo sử dụng những món đồ decor vintage nho nhỏ, bạn cũng có thể lấp đầy không gian nội thất bằng một cảm xúc hoài niệm.
Sau đây là những vật trang trí bạn có thể sử dụng:
- Những loại máy móc cũ không sử dụng như bàn may chẳng hạn.
- Rương gỗ và những mô hình đồ cổ để trang trí phòng ốc.
- Các vật gợi nhắc đến cách người xưa liên lạc như thư từ, cuộn phim cũ hay con tem.
- Những món đồ decor độc đáo như đèn bão hay đèn treo.
- Kệ trang trí theo phong cách vintage.
- Thảm thổ cẩm dùng để trải sàn hoặc treo tường.
- Khung tranh mộc mạc mang lại cảm giác hoài niệm.
- Đồ thủ công mỹ nghệ như các sản phẩm giỏ đan tre.
Và rất nhiều vật trang trí nữa bạn có thể thêm vào không gian vintage. Quan trọng là cần phải sử dụng linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất của thiết kế nội thất.
Làm cách nào để trang trí shop quần áo theo phong cách vintage?
Điều quan trọng nhất của một shop quần áo thi công nội thất theo phong cách vintage đó là chất liệu. Sàn nên được lát gỗ tông màu trầm hoặc trung tính. Tường có thể sơn màu nhẹ nhàng hoặc sử dụng giấy dán tường. Giá treo và tủ đồ nên được làm bằng chất liệu gỗ mộc mại. Những yếu tố nhỏ nếu được chọn lọc cẩn thận thì cũng đủ làm nên một không gian nội thất đúng chuẩn vintage.
Những bức tường có thể sơn màu đơn giản hay dán giấy. Màu sơn nên là màu sáng như màu trắng, kem, be, nude,… ngoài ra còn có thể sử dụng thêm một số màu sắc khác để tạo điểm nhấn cho không gian. Nếu sử dụng giấy dán tường thì những họa tiết như hoa nhỏ, kẻ sọc, tường gạch hay hình học là được sử dụng phổ biến hơn cả.
Cuối cùng cần nói đến là màu sắc. Do đặc điểm của cửa hàng thời trang là thiếu ánh sáng tự nhiên nên bắt buộc phải thêm độ sáng bằng nguồn nhân tạo. Loại đèn được sử dụng có thể bao gồm đèn spotlight, âm trần, đèn LED,… hay thậm chí là đèn sợi tóc. Bố trí hệ thống đèn sao cho cửa hàng đủ ảnh sáng và toát ra không khí hoài cổ.
Trang trí quán cafe theo phong cách vintage bằng cách nào?
Muốn thiết kế nên một quán cafe theo phong cách vintage thì bạn cần phải chú ý đến những món nội thất nhỏ như bàn ghế, vải bọc đệm, gối tựa, lọ hoa, ly cốc,… tất cả phải cùng gợi nhắc đến một không gian cổ xưa, nơi khách hàng có thể sống chậm và có những phút giây thư giãn.
Ngoài những vật dụng nội thất, bạn cũng có thể bổ sung những món đồ trang trí như xe đạp cũ, máy xay cà phê kiểu cổ, hộp gỗ cổ, đèn trang trí kiểu cổ điển,… để tăng thêm không khí hoài niệm cho quán. Ngoài ra, cũng nên sơn tường bằng những màu sắc đặc trưng của phong cách thiết kế vintage sao cho tạo thành một tổng thể hòa hợp và tinh tế nhất.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thêm chất liệu ren để làm nổi bật tính hoài cổ của quán. Ý tưởng này xuất phát từ những buổi tiệc trà ở phương Tây thời Trung Cổ nơi những vị khách cùng nhau trò chuyện, nhâm nhi tách trà ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Trong đó, chiếc khăn trải bàn trắng với chi tiết trang trí bằng ren là không thể thiếu. Trên bàn, bạn cũng có thể bố trí thêm chiếc đèn đốt tinh dầu để thêm hương sắc vào không gian quán cà phê.
Màu chủ đạo bạn có thể sáng tạo không giới hạn nhưng chỉ nên sử dụng nhiều nhất cùng lúc ba màu sắc trong một không gian nội thất. Lấy ví dụ, bạn có thể trang trí quán bằng những màu như xanh nhạt, nâu đất và nâu gỗ để tạo nên một không gian cà phê bình dị.
Tường có thể thi công bằng cách sơn màu trầm, ốp gỗ hoặc dán giấy họa tiết hoa. Cũng có thể sử dụng thâm thảm trải sàn để tăng thêm độ vintage của quán. Đồng thời thêm vào những lọ hoa nho nhỏ và tách kiểu cổ sẽ giúp làm đầy không gian nội thất vintage.
Trên đây là đôi nét về phong cách vintage cùng những gợi ý từ Nội Thất Điểm Nhấn để bạn có được một không gian nội thất bình dị, hoài cổ. Hy vọng bạn sẽ có thêm gợi để thiết kế nội thất căn nhà, cửa hàng hoặc quán cà phê của mình.
Bài viết cùng chủ đề
- Thiết kế nội thất phong cách Ấn Độ – Sự độc đáo đến từ từng đường nét
- Phong cách Industrial – Tạo dựng kiến trúc độc đáo khác biệt
- Phong cách nội thất hiện đại – Đón đầu xu hướng căn nhà tiện nghi
- Đặc điểm kiến trúc trong phong cách nội thất Đông Dương
- Phong cách Minimalism trong nội thất – đơn giản nhưng đẹp
- Ứng dụng phong cách nội thất Nhật Bản tối giản vào không gian sống