- Mặc định
- Lớn hơn
Một công trình nào đó có thể không có phòng ngủ lẫn phòng khách nhưng không thể không có nhà vệ sinh. Mặt khác, nếu tổng diện tích xây dựng bị hạn chế thì cần cân nhắc kích thước nhà vệ sinh sao cho không quá bé không đáp ứng được yêu cầu hay quá lớn gây lãng phí. Vậy diện tích nhà vệ sinh bao nhiêu mới chuẩn? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Lý do nên quan tâm đến kích thước nhà vệ sinh
Diện tích luôn là yếu tố cần cân nhắc trước khi thiết kế bất cứ công trình nào. Trong đó, nhà vệ sinh là không gian chức năng tồn tại ở gần như mọi công trình, do đó cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng phương án thiết kế sao cho đảm bảo về mặt thẩm mỹ, công năng và tiết kiệm diện tích.
Một diện tích vừa phải làm nên nhà vệ sinh đẹp. Kiến trúc sư khi có đủ không gian sẽ bố trí các thiết bị nhà vệ sinh một cách hợp lý nhằm mang đến cho người sử dụng một không gian thoải mái, tiện nghi nhất.
Về mặt phong thủy, một nhà vệ sinh nhỏ thì tỏa ra ít xú khí hơn, từ đó tránh việc ảnh hưởng đến sức khỏe các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, với diện tích yêu cầu vừa phải thì kiến trúc sư cũng dễ dàng bố trí nhà vệ sinh cho hợp lý. Bằng cách tránh xây nhà vệ sinh ở những vị trí trọng yếu về mặt phong thủy, kiến trúc sư góp phần làm nên một không gian thu hút nhiều năng lượng tích cực đến với gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Tìm hiểu thêm: Kích thước thông thuỷ là gì?
Kích thước nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn
Cũng như mọi không gian khác, phòng vệ sinh cũng có tiêu chuẩn riêng về thiết kế và diện tích xây dựng. Hiện tại, chúng được chia ra làm ba loại: cỡ nhỏ, cỡ vừa và cỡ lớn. Mỗi loại lại có tiêu chuẩn riêng về kích thước.
Nhà vệ sinh nhỏ
Một nhà vệ sinh đúng nghĩa cần có bồn thiết bị đó là chậu rửa mặt, gương soi, vòi tắm và bồn cầu. Thiết mất bất kỳ một vật dụng nào thì cũng khiến cho phòng về sinh không hoàn chỉnh. Để đảm bảo được điều này, căn phòng cần đáp ứng được diện tích ít nhất 2,5 – 3 m2.
TIêu chuẩn trên đây là diện tích tối thiểu đảm bảo phòng vệ sinh đáp ứng được những chức năng cơ bản nhất. KHông nên thiết kế phòng vệ sinh có kích thước nhỏ hơn vì mang lại cảm giác chật chội và gây bất tiện trong quá trình sử dụng.
Nhà vệ sinh vừa
Để đảm bảo độ thông thoáng của nhà vệ sinh, diện tích thi công công hợp lý đó là khoảng 4 – 6 m2. Kích thước phòng vệ sinh này tuy không thể gọi là lớn nhưng đủ để đáp ứng những tiêu chuẩn của phòng vệ sinh sử dụng trong gia đình.
Với diện tích tương đối dư dả, người những vật dụng, thiết bị kể trên thì gia chủ có thể bố trí thêm một vài món đồ khác như chậu cây nhỏ, tủ đựng đồ loại nhỏ hay bồn tiểu đứng dành cho nam giới. Bằng cách này, không gian nhà vệ sinh sẽ được tận dụng tối đa để mang lại sự thoải mái, tiện nghi cho thành viên trong gia đình.
Nhà vệ sinh lớn
Một phòng vệ sinh được cho là lớn khi đạt diện tích 10 – 11 m2 trở lên. Khi đạt được kích thước này, phòng vệ sinh đủ rộng rãi để bố trí thêm nhiều món đồ khác bên cạnh những thiết bị cơ bản kể trên. Thậm chí là gia chủ còn có thể xây phòng tắm đúng hay là lắp đặt bồn tắm nằm để tăng tính tiện nghi.
Với kích thước nhà vệ sinh rộng rãi như trên, gia chủ có thể thoải mái thiết kế nội thất và bố trí nơi này theo ý mình. Dù muốn có phòng vệ sinh theo phong cách nào. hiện đại, cổ điển hay mộc mạc, gia chủ vẫn có được một phòng vệ sinh vừa thông thoáng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ.
Xem thêm: 20+ mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng đẹp, hiện đại
Tiêu chuẩn diện tích các loại nhà vệ sinh
Trên đây chỉ là tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh xây trong gia đình. Nếu là nhà v6ệ sinh công cộng thì tiêu chuẩn này sẽ có chút thay đổi, cụ thể là:
Nhà vệ sinh công cộng
Khác với phòng vệ sinh trong nhà đề cao tính tiện nghi, nhà vệ sinh công cộng quan trọng tính tiện lợi. Cụ thể là cần thiết kế căn phòng sao cho người đi đường có thể sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.
Chính vì lý do trên, nhà vệ sinh công cộng chỉ rộng khoảng 2 – 3 m2 với phần trần cao ít nhất 2,2m để tạo sự thông thoáng. Bên cạnh đó, bồn rửa mặt cũng cần phải được ố trí tại vị trí hợp lý với chiều cao tính từ sàn lên bồn rửa tối thiểu là 820 – 850 mm.
Nhà vệ sinh công nhân
Nhà vệ sinh dành cho cán bộ công nhân viên có tiêu chuẩn tương đối khác biệt so với các loại phòng vệ sinh khác. Cụ thể là kích thước được tính toán dựa trên số lượng công nhân mà mỗi nhà về sinh sẽ có nhiều buồn khác nhau. Trong đó, kích thước mỗi buồng ít nhất phải đạt được 2,5m2 thì mới tạo được cảm giác thoải mái khi sử dụng.
Bên cạnh yêu cầu về diện tích, nhà vệ sinh dành cho công nhân cũng cần được thiết kế an toàn và thuận tiện. Cụ thể là cần trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng, chuẩn bị giấy vệ sinh, thùng rác, cửa có chốt gài, hệ thống thông khí và gạch chống trơn trượt.
Các kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn mà bạn cần biết
Khi thiết kế phòng vệ sinh, kích thước là một yếu tố quan trọng cần phải lưu ý để đảm bảo tính tiện nghi và an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là các kích thước tiêu chuẩn cần phải tuân thủ khi thiết kế nhà vệ sinh:
- Kích thước tối thiểu cho phòng vệ sinh theo tiêu chuẩn là 1,9m x 0,68m. Tuy nhiên, để sử dụng thoải mái hơn, kích thước tối thiểu nên là 2,1m x 0,82m, hoặc 2,3m x 1,02 m.
- Kích thước gạch ốp tường thông thường là 30cm x 60cm hoặc 20cm x 60cm.
- Kích thước gạch lát nền là 20cm x 20 cm.
- Kích thước trần phòng vệ sinh là 2,5 m để đảm bảo không gian thoáng mát và thông gió tốt.
- Kích thước của vòi sen nên được đặt ở chiều cao khoảng 2m và cách tường 7 – 8 cm.
- Kích thước của mắc áo nên được đặt ở chiều cao khoảng 1,5m để tiện lợi khi treo quần áo hay khăn tắm.
- Kích thước bát sen phụ thuộc vào thiết kế và chất liệu sản xuất, nhưng thông thường chiều cao của bát sen sẽ từ 170 – 175 cm.
- Kích thước cửa sổ tối thiểu là 60cm x 60cm để đảm bảo thông gió và ánh sáng tự nhiên.
- Kích thước cửa phòng vệ sinh dao động từ 167 – 202 cm.
Xem thêm:
- Những điều mà các gia chủ nên biết về hướng nhà vệ sinh
- Những tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh bạn nên biết
Những lưu ý quan trọng trước khi thiết kế nhà vệ sinh
Bên cạnh diện tích nhà vệ sinh, gia chủ cũng cần phải quan tâm đến vị trí xây dựng. Thương thường, phòng vệ sinh được xây ở những phần “diện tích thừa” trong nhà như góc nhọn, khu vực dưới cầu thang hao khu vực mặt bằng bị méo. Như vậy thì mới có thể tận dụng được mọi diện tích của căn nhà. Bên cạnh đó, nếu thi công phòng vệ sinh trong phòng ngủ thì cần chọn vị trí thích hợp để vừa thuận tiện cho sinh hoạt, vừa đủ diện tích để nghỉ ngơi.
Nhà vệ sinh cần phải đủ rộng rãi để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Nếu chỉ sử dụng để tắm rửa và vệ sinh cá nhân thì chỉ cần thiết kế theo kích thước chuẩn được chia sẻ phía trên. Nhưng nếu cần dùng để giặt giũ quần áo thì dĩ nhiên là căn phòng cần được cơi nới khá nhiều.
Cũng cần phải quan tâm đến việc lắp đặt cửa nhà vệ sinh. Cần đảm bảo cửa được lắp ở vị trí thuận lợi cho việc di chuyển nhưng không nằm đối diện với giường ngủ hay nhà bếp. bởi vì những hướng này được đánh giá là không tốt theo phong thủy.
Mặt khác, nhà vệ sinh cũng cần được đảm bảo về độ thông thoáng. Đối với một nơi ẩm ướt và tích tụ nhiều khí xú uế, phòng vệ sinh chính là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn sinh sôi , nảy nở. Để tránh tình trạng này tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, gia chủ cần lắp đặt hệ thống thông gió để giữ không khí trong phòng luôn sạch sẽ. đồng thời đảm bảo sàn được thi công đúng cách để nước không bị tù đọng. Bằng cách này, nhà vệ sinh sẽ luôn sạch sẽ, khô thoáng.
Điều quan trọng nhất đó là nhà vệ sinh cần được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc cấp thoát nước nhất. Các phòng vệ sinh trong cùng một khu nhà nên được đặt theo phương thẳng đứng để thuận tiện cho việc xây dựng. Nếu cùng một mặt bằng cần bố trí hai nhà vệ sinh thì nên thiết kế cho chúng tựa lưng vào nhau để thuận tiện cho việc thi công hệ thống kỹ thuật.
Các cách để tối ưu diện tích nhà vệ sinh
Để tối ưu diện tích nhà vệ sinh tiêu chuẩn, bạn không nên bỏ qua các cách sau đây:
- Chọn các thiết bị vệ sinh có kích thước nhỏ gọn: Sử dụng các bồn cầu, bồn tắm, bồn rửa tay, vòi sen, mắc áo… có kích thước tối đa là 1,5m x 0,8m. Điều này sẽ giúp giảm diện tích sử dụng và tạo cảm giác rộng rãi cho không gian phòng vệ sinh.
- Các sản phẩm vệ sinh thông minh như bồn cầu tiết kiệm nước, bồn rửa tay tự động, vòi sen tắm kiểu nhỏ… sẽ giúp tiết kiệm diện tích và nước.
- Sử dụng các gam màu sáng cho tường, sàn, trần, tủ kệ… giúp tăng cảm giác rộng rãi cho không gian và tạo sự thông thoáng, thoáng mát.
- Bố trí các tủ kệ, giá đỡ, kệ góc lên tường để tiết kiệm diện tích sàn, tạo không gian lưu trữ và bố trí các vật dụng vệ sinh.
- Sử dụng kính và gương lớn giúp tăng ánh sáng tự nhiên trong không gian phòng vệ sinh và tạo sự rộng rãi cho không gian.
- Thiết kế tường gờ giữa bồn cầu và bồn tắm để tiết kiệm diện tích, mang lại cảm giác rộng rãi và thông thoáng.
- Thiết kế không gian phòng tắm và phòng vệ sinh 2 trong 1 giúp tiết kiệm diện tích sử dụng. Đồng thời, tạo sự tiện lợi cho người sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được công năng.
Trên đây là những kiến thức căn bản nhất liên quan đến kích thước nhà vệ sinh tiêu chuẩn. Nếu cần hỗ trợ tư vấn và thiết kế nội thất, hãy liên hệ Nội Thất Điểm Nhấn ngay bạn nhé!
Bài viết cùng chủ đề
- Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ đẹp, tiện dụng, hợp phong thủy
- 30+ Mẫu thiết kế phòng tắm nhỏ đẹp độc đáo, ấn tượng
- 55+ Mẫu thiết kế nhà vệ sinh và nhà tắm riêng biệt đẹp
- 55+ Mẫu thiết kế phòng tắm 6m2 đẹp, tối ưu không gian
- 101+ Mẫu thiết kế phòng tắm 3m2, 4m2 đẹp, tiện nghi nhất
- Những tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh bạn nên biết
- Tổng hợp các mẫu nhà vệ sinh nhỏ đẹp, đơn giản
- Tìm hiểu và lựa chọn nội thất phòng tắm giá rẻ chất lượng
- Cách thiết kế phòng vệ sinh dưới cầu thang đẹp và hợp phong thủy
- Kích thước phòng tắm tiêu chuẩn là bao nhiêu?