Khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh cần lưu ý những điều gì

Nhà bếp và nhà vệ sinh là hai khu vực quan trọng nhất nhằm đảm bảo cho việc sinh hoạt hàng ngày. Do đó, cần đảm bảo cách bố trí hợp lý sao cho tiện nghi, có tính thẩm mỹ cao và đáp ứng được yêu cầu về phong thủy. Nếu bạn chưa biết làm cách nào để hoàn thiện hai không gian chức năng này, hãy tham khảo những gợi ý thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh từ chuyên gia qua bài viết này.

Những điều cần lưu ý khi bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh

Việc thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh nên được tiến hành đồng bộ cùng với quá trình xây dựng căn nhà. Hai khu vực này cần được phân chia trong bản vẽ kiến trúc sao cho thuận tiện đối với sinh hoạt gia đình và đáp ứng được những yêu cầu về phong thủy. Để có một bố cục hợp lý, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh vị trí dẫn đến khu vực bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh. Bởi vì, theo quan niệm về phong thủy thì phòng vệ sinh chứa nhiều uế khí nếu để tràn vào nơi chuẩn bị thức ăn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình.
  • Không bố trí cửa phòng vệ sinh và cửa bếp trực diện với cửa chính của cân nhà. Đây là điều tối kỵ vì sẽ gây nhiễu loạn năng lượng khiến luồng khí đi từ ngoài vào không thể lưu thông trong nhà. Mặt khác, khi một vị khác bước vào nhà thì ai cũng sẽ cảm thấy phản cảm khi nhìn thấy được phía bên trong nhà vệ sinh hay phòng bếp.
  • Không đặt nhà bếp hay nhà vệ sinh ngay chính giữa căn nhà vì đây là vị trí quan trọng trong bát trạch. Trung tâm chính là nơi mọi luồng khí hội tụ và phân tán trong nhà nên nếu nhà bếp hay nhà vệ sinh nằm ở vị trí này thì sẽ gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả nhà.
Không nên bố trí cửa phòng vệ sinh đối diện với cửa chính
Không nên bố trí cửa phòng vệ sinh đối diện với cửa chính

Theo nhà thiết kế nội thất thì vị trí được xem là tốt nhất để bố trí hai phòng chức năng này là cuối căn nhà. Đa phần nhà ống hiện nay cũng áp dụng thiết kế này để tận dụng tối đa mặt bằng theo chiều dài. Nếu lo ngại trường hợp cửa đối cửa thì xử lý rất đơn giản, chỉ cần dựng bình phong hoặc treo rèm là đủ để che chắn.

Lưu ý khi thiết kế phòng bếp và phòng vệ sinh hiện đại

Dù chọn thiết kế theo phong cách nào thì gia chủ cần phải đảm bảo hai không gian chức năng này đồng nhất với thiết kế căn nhà. Đồng thời, cũng cần cân nhắc đến việc lựa chọn và sắp xếp nội thất sao cho đảm bảo công năng và mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian.

Để làm những điều trên, gia chủ cần phải đầu tư đúng mức cho việc thiết kế nội thất. Hãy lưu ý những điều sau:

Thiết kế phòng bếp

Có rất nhiều phong cách có thể áp dụng để thiết kế phòng bếp. Dù bạn muốn thiết kế khu bếp gia đình theo phong cách nào thì cần lưu ý đặt tính tính tiện dụng lên hàng đầu. Cần phải sắp xếp góc bếp thật ngăn nắp với các thiết bị bị được bố trí hợp lý sao cho thao tác chế biến thực phẩm và nấu ăn có thể được thực hiện gọn gàng, ngăn nắp nhất.

Cần phải bố trí phòng bếp sao cho ngăn nắp nhất có thể
Cần phải bố trí phòng bếp sao cho ngăn nắp nhất có thể

Trong căn bếp hiện đại có thể có nhiều thiết bị phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong đó, ba khu vực quan trọng nhất không thể thiết trong bất kỳ nhà bếp nào đó là tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Theo phong thủy thì chúng đại diện cho các hành Kim, Thủy và Hỏa xảy ra phản ứng xung khắc với nhau. Do đó, không nên đặt những vật dụng này quá gần nhau sẽ không tốt về phong thủy, nhưng cũng không nên bố trí quá xa nhau gây bất tiện cho thành viên trong gia đình. Những vật dụng này không nên cách xa nhau quá 5m.

Cách bố trí hợp lý nhất dành cho ba khu vực chức năng chính trong phòng bếp là xếp theo hình tam giác. Bên cạnh đó, thứ tự các khu vực cũng là điều cần được quan tâm. Nếu người đứng bếp thuận tay phải, hãy bố trí các vật dụng: tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu theo chiều kim đồng hồ. Nếu người đứng bếp thuận tay phải thì những vật dụng trên nên được bố trí theo chiều ngược lại. Cần đảm bảo rằng thao tác trong nhà bếp luôn thuận tiện và nhanh chóng.

Ba khu vực chính của phòng bếp nên được bố trí thành hình tam giác
Ba khu vực chính của phòng bếp nên được bố trí thành hình tam giác

Bên cạnh tính thuận tiện, nhà bếp cũng cần được sắp xếp sao ch luôn khô ráo, sạch sẽ. Chậu rửa cần chọn loại phù hợp để nước không bị bắn lên mặt bếp. Khu vực nấu nướng cần được lắp đặt thiết bị hút mùi để không khí luôn trong lành. Bên cạnh đó, cũng cần dọn vệ sinh phòng bếp định kỳ để giữ không gian bếp núc luôn ngăn nắp, sạch sẽ.

Việc giữ gìn vệ sinh phòng bếp là vô cùng cần thiết, bởi vì nó giúp đảm bảo sức khỏe của người dùng bếp trong thời gian dài. Đồng thời, phòng bếp sạch sẽ cũng là nơi sinh ra những món ăn ngon, giàu dinh dưỡng dành cho cả nhà. Hơn thế, phòng bếp ngăn nắp còn giúp xua tan những năng lượng xấu góp phần mang lại tinh thần thoải mái, dễ chịu cho các thành viên trong gia đình.

Thiết kế phòng vệ sinh

Bên cạnh vị trí cuối nhà, những góc xéo hoặc bị dôi ra cũng có thể được tận dụng để xây phòng vệ sinh. Khu vực này khi được bố trí ở những góc thừa của căn nhà sẽ đảm bảo những khu vực khác được đầy đặn và vuông vắn hơn. Về phong thủy thì hình dáng này được xem là tốt vì giúp hỗ trợ năng lượng tích cực có thể luân chuyển khắp các phòng.

Một vị trí khác cũng rất thích hợp để bố trí phòng vệ sinh đó là duối gầm cầu thang. Cách thiết kế này giúp tận dụng tối đa những góc chết trong nhà để vừa đáp ứng nhu cầu cuộc sống, vừa đảm bảo không gian sinh hoạt chung rộng rãi và thông thoáng. Tuy nhiên, nếu lựa chọn vị trí này để bố trí phòng vệ sinh thì nên lưu ý đến vấn đề thoát nước để giữ cho khu vực cầu thang luôn khô ráo.

Gầm cầu thang là một trong những vị trí phù hợp nhất để xây nhà vệ sinh
Gầm cầu thang là một trong những vị trí phù hợp nhất để xây nhà vệ sinh

Cách bố trí trong phòng vệ sinh ra sao còn tùy vào phong cách mà bạn theo đuổi. Tuy nhiên, điều cần quan tâm nhất chính là màu sắc. Về cơ bản thì chúng ta có hai loại màu đó là:

  • Màu âm: Là những sắc tối trầm tĩnh có khả năng hấp thụ ánh sáng. Một phòng vệ sinh càng nhiều màu tối thì có càng nhiều năng lượng âm.
  • Màu dương: Là những màu sắc tươi sáng có khả năng phản chiếu ánh màu. Một phòng vệ sinh càng nhiều màu sáng thì có càng nhiều năng lượng dương.

Khi thiết kế phòng vệ sinh, quan trọng nhất chính là cân bằng giữa tính âm và tính dương. Bởi vì, đây không chỉ là không gian dành cho việc nghỉ ngơi, thư giãn mà còn là nơi để con người tẩy trần và làm sạch bản thân. Do đó, nn6 chọn những màu cân bằng giữa tính mâ và tính dương chứ không nên nghiêng hẳn về một bên.

Cách xử lý khi thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau

Dĩ nhiên lý tưởng nhất chính là tách biệt hai nơi này ra khỏi nhau. Nhưng nếu diện tích căn nhà quá nhỏ buộc phải thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh gần nhau thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Hãy đóng cửa nhà ev65 sinh khi không cần sử dụng. Chỉ một hành động nhỏ này cũng mang lại tác động lớn khi vừa đảm bảo tính thẩm mỹ chung, vừa giúp không khí nhà bếp không bị ô nhiễm bởi uế khí tỏa ra từ nhà vệ sinh.
  • Lắp hệ thống thông khí cho cả hai phòng. Việc thông khí rất quan trọng giúp căn phòng không bị ám mùi hay phát sinh nhiều vi khuẩn.
  • Giữ không gian nhà bếp và nhà vệ sinh khô ráo. Một căn phòng nếu luôn bị ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
  • Chú ý đến lượng ánh sáng ở mỗi căn phòng. Một không gian được cung cấp đầy đủ ánh sáng không chỉ được đảm bảo về công năng, tăng giá trị thẩm mỹ còn còn giúp nâng cao tinh thần con người.

Nhìn chung, việc thiết kế nhà bếp và nhà vệ sinh tiện nghi, hợp lý không quá khó khăn nếu biêt cách. Áp dụng những gợi ý trên, bạn sẽ có được những không gian vừa tiện nghi, vừa có giá trị thẩm mỹ cao.

Bài viết liên quan:


0941 823 322 phone Liên hệ tư vấn Liên hệ tư vấn chat-fb
phone 0941 823 322 phone LIÊN HỆ TƯ VẤN

THAM KHẢO CHI PHÍ THIẾT KẾ NỘI THẤT
TẠI ĐIỂM NHẤN

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Số phòng: 1

Số nhà vệ sinh: 1

THAM KHẢO CHI PHÍ THIẾT KẾ NỘI THẤT
TẠI ĐIỂM NHẤN

Dịch vụ: Dịch vụ thiết kế nội thất

Loại công trình:

Diện tích: 15

Số phòng: 1

Số nhà vệ sinh: 1